Ngược dòng suối lạnh đi bắt tôm khe
Giữa đại ngàn vi vút gió, chúng tôi ngược dòng nước suối lạnh buốt vào lúc nửa đêm để theo chân người Dao ở thôn Tân Ốc, xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) đi bắt tôm khe. Loài tôm tự nhiên này chỉ có ở những con khe suối vùng núi cao, có vị ngọt bùi, không tanh như tôm biển.
“Chỉ mặc quần đùi thôi, phải lội suối đến đầu gối đấy!” – Đặng Hữu Tề (thôn Tân Ốc 2, xã Đồng Sơn) vừa dặn dò vừa khoác lên người tôi cái giỏ, cùng một khẩu súng bắn tôm trước khi khởi hành. “Khẩu súng” được làm bằng 1 ống trúc, buộc dây cao su ở phần đầu để làm lực kéo bắn ra thanh gỗ nhỏ bằng chiếc đũa có cắm ngoe sắt. Đây là một dụng cụ hết sức thô sơ, tựa như cách của những bộ lạc thời nguyên thủy xưa vẫn dùng để săn bắt tôm cá về làm thực phẩm. Với dụng cụ này, thay vì phải dùng tay vồ, người Dao ở Đồng Sơn dễ dàng bắt được những con tôm đang trú ngụ dưới khe suối.
Hàng trăm tảng đá cuội dọc khe Kẻn chúng tôi đã bước qua mà không hề thấy mỏi mệt, cho đến khi tới được thượng nguồn Cẩm Kẻn. Càng lên cao, tôm lại càng nhiều và to hơn.
Có một cách khác bắt tôm nhanh hơn, đó là dùng kích điện, làm tất cả sinh vật trong vùng khe suối bị tê điện, người đánh chỉ việc vớt mang về.Nhưng người Dao ở Đồng Sơn không dùng cách ấy. Đặng Hữu Tề nói: “Có nhiều nơi làm như vậy, nhưng ở đây chúng em chỉ bắt cho vui, ít thì để ăn, nhiều thì mang bán”.
Nói là “bắt cho vui”, nhưng nếu chịu khó, lại được hôm tôm từ trong khe ra nhiều, người Dao ở Đồng Sơn có thể bắt được 2-3kg tôm, kiếm 300.000-400.000 đồng cho mỗi buổi “chơi chơi” như vậy. Có điều, tôm khe chỉ từ trong những vách đá ra kiếm ăn vào buổi đêm, nên người đi bắt phải đi khi trời tối, tới nửa đêm mới về.
Từ nhà Bàn Văn Thành (thôn Tân Ốc 2, xã Đồng Sơn), chúng tôi xách đồ nghề vượt qua 2 quả đồi để vào khe Kẻn. Đường rừng đẫm sương đêm. Có chỗ phải chui vào rừng rậm, nước từ cành lá quẹt vào áo ướt như ngấm mưa. Xuất phát từ 20 giờ, đến hơn 21 giờ chúng tôi mới chạm chân tới khe Kẻn. Nước khe lạnh buốt, nhưng mang tới cảm giác khoan khoái cho những đôi chân vừa vượt rừng, leo dốc. Lội suối thêm chừng nửa giờ nữa, chúng tôi mới tới địa điểm đầu tiên để bắt tôm khe.
Video đang HOT
Tôm khe có hương vị thơm ngon và có thể mang lại thu nhập tương đối khá. Ảnh: N.Q
Thành dí sát đầu xuống mặt nước trong vắt để rọi ánh đèn pin soi cho tôi nhìn rõ tôm khe. Đó là một loại tôm có càng to, vỏ mỏng, ít chịu di chuyển, thường chỉ nằm bất động dưới đáy suối dương đôi mắt to chờ mồi. Phát đạn đầu tiên đã “lên nòng”. Thành nhẹ nhàng dí súng sát mặt nước, ngay trên đầu con tôm, kéo cò, rồi… “phạch”. Con tôm đầu tiên đã dính đạn, nằm kẹp gọn trong 3 ngoe sắt, chân càng còn khua lên vùng vẫy.
Mỗi phát súng bắn ra chỉ được một con tôm, nhưng chỉ một vũng nước suối nhỏ thôi là có hàng chục con tôm ẩn nấp. Tôm khe “thật thà”, thấy động nước ngay bên cạnh, nhưng chúng cũng chẳng chịu bơi đi, hoặc có thì cũng di chuyển rất chậm chạp. Cứ thế, Thành “lên cò” và bắn liên tục. Đôi tay thoăn thoắt gỡ tôm rồi thả vào chiếc giỏ buộc sau lưng, miệng cười tươi hào hứng: “Có buổi 2 vợ chồng em đi bắt được hơn chục cân tôm đấy, ăn không hết còn mang ra chợ Tân Ốc bán được 120.000-130.000 đồng/kg”.
Ở góc suối khác, Đặng Hữu Tề cũng đang khom lưng hì hụi bắn. Anh ít chịu dừng lại ở một chỗ, mà mỗi vũng nước chỉ chọn bắt đôi ba con tôm to rồi bỏ đi tìm điểm mới. Vì vậy, chúng tôi luôn phải đi theo sau và thường bắn được những con nhỏ hơn Tề.
Hàng trăm tảng đá cuội dọc khe Kẻn chúng tôi đã bước qua mà không hề thấy mỏi mệt, cho đến khi tới được thượng nguồn Cẩm Kẻn. Càng lên cao, tôm lại càng nhiều và to hơn, nhưng cả nhóm đã bắt đầu muốn nghỉ. Gom cả 4 chiếc giỏ lại đổ ra túi nilon, được khoảng 4kg, Tề gật gù nói: Cũng đủ “hấp tíu” (uống rượu – tiếng Dao) rồi đấy anh nhỉ!
“Hấp tíu” giữa đại ngàn
Tề chọn một phiến đá phẳng bên bờ suối, rồi nhanh nhẹn gom củi, đốt cho cháy to một lúc rồi để lửa nhỏ lại thành những cục than củi đượm hồng. Trong lúc ấy, Thành đi chặt le để xiên tôm nướng và vài tàu lá chuối rừng làm chỗ lót đồ ăn.
Những con tôm khe được xiên vào que le vót nhọn rồi đặt lên than củi. Không mắm muối, không gia vị tẩm ướp. “Thế mà ngon hơn ngàn vạn lần tôm nướng giấy bạc, tôm rang ủ muối… ở các nhà hàng” – tôi thành thật. “Anh nói thế, chứ đến bát đũa còn không có mà dùng, sao mà thấy ngon bằng nhà hàng dưới xuôi được” – Tề khách sáo. Tôi kể cho các bạn người Dao rằng tính tôi lang bạt, ăn uống bờ bụi như thế này tôi lại thấy ngon hơn.
Đặng Hữu Linh – Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Sơn kể: “Nếu anh lên Đồng Sơn vào mùa hè thì có nhiều tôm hơn, còn bắt được cả ếch khe nữa. Nhưng vào mùa hè thì khe suối lại hay bị lũ. Xã có 4 thôn thì 2 thôn có nhiều khe, bản bị chia cắt vào mùa mưa lũ”. Có lẽ cũng vì thế mà xã đặc biệt khó khăn của huyện Hoành Bồ này còn nhiều điều trăn trở.
Nhưng Đồng Sơn hôm nay cũng có nhiều đổi thay mới. Nếu như trước đây người Dao ở Đồng Sơn chỉ biết lên rừng lấy lâm sản phụ, nay bà con đã tập trung triển khai nhiều chương trình phát triển sản xuất hiệu quả. Trong đó có một số mô hình đang được triển khai nhân rộng đạt kết quả tốt, như nuôi ong mật, chăn nuôi gà địa phương, nuôi lợn thịt, trồng cam, ổi, keo, quế… Điểm nhấn là việc triển khai mở rộng vùng sản xuất tập trung trồng cây ba kích tím và lá thuốc nam người Dao tại thôn Tân Ốc 2. Đến nay, mô hình trồng cây ba kích tím (15ha) đã bước vào năm thứ 5 đã ra củ và đang được 17 hộ tham gia thực hiện chăm bón theo đúng quy trình kỹ thuật. Lá tắm thuốc nam truyền thống của người Dao được xây dựng là sản phẩm OCOP do HTX Quế Sơn thực hiện.
Câu chuyện về người Dao ở Đồng Sơn của chúng tôi chưa tới hồi kết, nhưng bỏ đồng hồ ra xem đã tới hơn 0 giờ rồi. Phó Chủ tịch xã Đặng Hữu Linh khéo léo nhắc mọi người giữ sức khỏe để mai còn làm việc, nhưng dường như ai cũng còn nấn ná. Cả Tề, Thành, Linh đều hẹn chúng tôi lên Đồng Sơn vào một dịp gần nhất, để khám phá mảnh đất và con người nơi đây, đặc biệt là Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng.
Xuyên qua lớp sương đêm dày đặc, chúng tôi xuôi xuống khe Kẻn. Tề còn hẹn hò làm một nồi cháo tôm lúc về nhà để đi ngủ cho ấm bụng. Tôi bẫng lẫng bước đi, lòng thầm nghĩ: “Người Dao ở Đồng Sơn thật thà, chất phác như tôm khe vậy!”.
Theo Danviet
Tôm, cá sẽ "gánh" 9 tỉ USD cho ngành thủy sản năm 2018
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành thủy sản diễn ra sáng (16/1), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, ngành sẽ tiếp tục phát huy lợi thế các đối tượng nuôi là tôm và cá tra, trong đó ưu tiên các mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao để hướng tới mục tiêu 9 tỉ xuất khẩu thủy sản trong năm nay.
Năm 2017 là năm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay với 8,3 tỉ đô la, tăng gần 1 tỉ đô la so với năm 2016. Giá trị sản xuất và sản lượng đều tăng góp phần đưa thủy sản xếp vị trí cao nhất trong những ngành xuất khẩu của nông nghiệp trong năm qua.
Ngành thủy sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỉ USD trong năm 2018. Ảnh IT
Về thuận lợi và khó khăn trong năm 2018, các đại biểu cho rằng, thị trường kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, khả năng tiêu dùng tăng cao, trong đó có sản phẩm thủy sản. Tuy nhiên, ngành cũng gặp không ít khó khăn do biến đổi khí hậu trong năm nay tiếp tục diễn biến phức tạp; rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu về tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng thức ăn nuôi thủy sản có nguồn gốc động vật và chống đánh bắt bắt cá trái phép...Đáng lưu ý là việc Liên minh Châu Âu (EU) rút thẻ vàng đối với thủy sản khai thác vào quý 3 năm 2017, nếu không giải quyết những khuyến nghị mà EU đưa ra sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của ngành trong năm nay.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, nhiệm vụ năm 2018 của ngành thủy sản là rất nặng nề, để đạt mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đạt mục tiêu 40 tỉ đô la trong năm nay, ngành thủy sản cần phấn đấu kim ngạch xuất khẩu 9 tỉ đô la. Những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai ngay là ngành cần tập trung phát triển sản xuất ngay những tháng đầu năm, cùng với đó là hướng dẫn thực thi Luật Thủy sản vừa được Quốc hội thông qua trong năm 2017. Đồng thời hỗ trợ người dân miền Trung khắc phục sự cố môi trường biển và hướng dẫn các địa phương khu vực vực Nam Trung bộ khắc phục hậu quả thiên tai do mưa, bão cuối năm ngoái sớm ổn định sản xuất và cuộc sống. Về phát triển sản xuất, tiếp tục phát huy lợi thế về các đối tượng nuôi như: tôm, cá tra để tập trung chỉ đạo các địa phương, đồng thời ưu tiên những mô hình thủy sản theo hướng sạch, nuôi công nghiệp công nghệ cao của các doanh nghiệp.
Năm 2018, ngành thủy sản đặt mục tiêu, tốc độ tăng giá trị thủy sản đạt từ 5,3% đến 5,8%; Tổng sản lượng thủy sản đạt từ 7 triệu tấn đến 7,5 triệu tấn. Trong đó, nuôi tôm các loại là 750 nghìn tấn, tăng 3,6%; sản lượng cá tra đạt 1,3 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm 2017.
Theo Danviet
"Bỏ phố lên rừng" nuôi hươu nai, lão nông kiếm tiền tỷ mỗi năm Sở hữu trang trại rộng gần 10ha với hàng nghìn vật nuôi như nai, hươu, ngựa, nhím, dê... - đều là những "con đặc sản" có giá trị, lão nông Trịnh Văn Tiến ở thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) mỗi năm kiếm thu nhập tiền tỷ dễ như... trở bàn tay. Khoàng 10 năm trước, ông Trịnh Văn Tiến với đôi bàn...