Ngừng vay ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước kiên định mục tiêu ‘chống đô la hóa’
Tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030, Việt Nam sẽ cơ bản khắc phục tình trạng “đô la hóa” trong nền kinh tế.
Ảnh: QH
Mức độ “đô la hóa” của một quốc gia được đánh giá dựa vào tỉ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ/M2 hoặc tổng tiền gửi; tỉ lệ tín dụng ngoại tệ/M2 hay tổng tín dụng. Theo tiêu chí đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một nước có tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 lớn hơn 30% được coi là có mức độ “đô la hóa” cao. Việt Nam được IMF xếp vào nhóm nước “đô la hóa” không chính thức, có nghĩa USD được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được chính thức thừa nhận.
Giảm tình trạng “đô la hóa”, giảm đầu cơ và găm giữ ngoại tệ là xu hướng tất yếu để giúp thị trường tài chính hoạt động hiệu quả và quan trọng nhất là đảm bảo an ninh tiền tệ cho nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước kiên định mục tiêu chống đô la hóa trong nhiều năm qua và nước cờ cuối cùng là dừng cho vay ngoại tệ. Theo đó, từ ngày 1.10, các ngân hàng thương mại đã dừng cho doanh nghiệp vay ngoại tệ trung và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Quy định tại Thông tư 42/2018 từng bước thực hiện lộ trình chuyển dần quan hệ huy động – cho vay sang quan hệ mua – bán ngoại tệ. Các đối tượng được vay ngoại tệ thu hẹp chỉ còn 4 nhóm doanh nghiệp gồm: cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, khi khách hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.
“Đây cũng là chủ trương Chính phủ phê duyệt trong đề án về chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025 và 2030, tiến tới chấm dứt cho vay ngoại tệ, trước mắt là ngắn hạn, sau đến trung và dài hạn, đã có lộ trình và đáng lẽ ra phải làm sớm hơn”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết.
Có thể thấy, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có nhiều công cụ để mạnh tay chống đô la hóa. Trong đó, dự trữ ngoại hối hiện nay đã lên con số kỷ lục khoảng 70 tỉ USD. Lãi suất VND hợp lý và tỉ giá được giữ ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuận lợi hơn trong việc mua bán ngoại tệ. Bên cạnh đó, giá trị VND duy trì ổn định trong những năm qua, trong khi chênh lệch lãi suất VND với USD không còn lớn khiến cho dư địa dùng đòn bẩy tài chính dựa trên biến động tiền tệ của doanh nghiệp không còn nhiều như trước kia.
Video đang HOT
Tính đến hết tháng 8.2019, tỉ giá VND/USD gần như không thay đổi so với giai đoạn đầu năm. Trong khu vực ASEAN, VND là đồng tiền duy nhất ổn định so với USD trong bối cảnh nhân dân tệ liên tục giảm. ây là hiện tượng hiếm khi xảy ra đối với VND do quan hệ thương mại theo hướng nhập siêu rất lớn với Trung Quốc.
Ở góc độ quan tâm của các ngân hàng, khi phạm vi đối tượng được vay ngoại tệ ngày càng thu hẹp lại đồng nghĩa với dư nợ ngoại tệ tại các ngân hàng giảm. Tuy nhiên, hiện dư nợ ngoại tệ chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của các ngân hàng, nên khi triển khai quy định tại Thông tư 42 không tác động diện rộng lên thị trường cũng như chỉ tác động rất ít đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Con số thực tế cho thấy, theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, trong 8 tháng đầu năm, tín dụng ngoại tệ trên địa bàn tăng 7,8% so với đầu năm và tỉ trọng dư nợ ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 8% trên tổng dư nợ tín dụng.
Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối và thị trường vốn HSBC, nhận định, những thay đổi này sẽ hạn chế việc vay ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, buộc doanh nghiệp phải chuyển qua vay VND để mua ngoại tệ thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Hiện lãi suất vay vốn VND cao hơn lãi suất vay USD khoảng 3-4%, trong khi tỉ giá năm nay dự kiến biến động khoảng 2%. Vì thế, chi phí vay vốn bằng VND của doanh nghiệp có tăng nhưng sẽ không nhiều.
Vì vậy, theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, ngừng cho vay ngoại tệ sẽ có tác động tích cực tới nền kinh tế, nhất là đối với tiến trình giảm đô la hóa trong nền kinh tế. Bởi vì, dù dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng hơn trước khá nhiều, nhưng thanh khoản ngoại tệ vẫn rất nhạy cảm. Hơn thế, Việt Nam ở trong chế độ kiểm soát hối đoái, chỉ nên giao dịch một loại tiền tệ đó là VND.
Theo Nhipcaudautu.vn
Tỷ giá ổn định, không còn tình trạng găm ngoại tệ
Chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thời gian qua linh hoạt và ổn định, với một năm 2018 thành công. Thị trường ngoại hối được đánh giá tiếp tục ổn định trong năm 2019, tỷ giá không nhiều áp lực và tình trạng găm giữ ngoại tệ giảm.
Không chịu tác động lớn từ Fed
Trong bối cảnh USD tăng mạnh trên thị trường quốc tế năm qua và khiến nhiều đồng tiền khác bị mất giá mạnh, đặc biệt là tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, thì mức độ giảm giá của VND được xem là chấp nhận được.
Kết thúc năm 2018, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tăng 1,78%, thấp hơn mục tiêu đặt ra là điều chỉnh không quá 2%. Tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng, thị trường tự do dù cao hơn, tương ứng khoảng 2,2% và 2,5%, nhưng nếu so với giai đoạn trước đây, sự biến động này là khiêm tốn.
Trước động thái Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không ngừng tăng lãi suất USD trong thời gian qua, song thị trường tài chính tiền tệ trong nước vẫn ổn định và dự báo sẽ không chịu tác động nào quá đột biến trong năm 2019. Bởi Fed cho biết, sẽ dừng tăng lãi suất USD trong năm nay và chưa có lộ trình tăng tiếp theo.
Kinh tế vĩ mô và tình hình trên thế giới sau cuộc họp tháng 3/2019 của Fed cũng cho thấy, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã hạn chế việc tăng lãi suất USD. Điều này làm cho chỉ số USD-Index giảm trong thời gian qua và các đồng ngoại tệ khác tăng so với đồng USD... cho thấy xu hướng USD sẽ còn giảm tiếp.
Ông Huỳnh Trung Minh, Chuyên gia tài chính
Thực tế, tỷ giá USD/VND tăng thời gian qua là do Fed có 4 lần tăng lãi suất trong năm 2018 (hiện đang ở mức 2,25 - 2,5%/năm) và nhiều đồng tiền chủ chốt nằm trong rổ tiền tệ tính tỷ giá trung tâm cũng mất giá từ 3 - 10% so với USD. Chính điều này làm cho tỷ giá USD/VND trung tâm và tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và tự do đều tăng cao. Tuy nhiên, do nguồn kiều hối chảy vào Việt Nam tiếp tục tăng trong thời gian qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân cũng tăng mạnh..., giúp thanh khoản USD trên thị trường ổn định và tỷ giá USD/VND khó tăng.
Tỷ giá USD/VND có xu hướng nhích nhẹ trong thời gian cận Tết vừa qua, nhưng sau đó nhanh chóng ổn định. Diễn biến tỷ giá năm nay khả năng sẽ vẫn ổn định và có điều kiện giảm. Bởi kiều hối chuyển về Việt Nam tăng, thặng dư thương mại Việt Nam cũng tăng và giải ngân vốn FDI tăng... hỗ trợ tích cực cho tỷ giá.
Tuy nhiên, tỷ giá năm 2019 sẽ phụ thuộc rất lớn vào hành động của Fed và quan hệ thương mại Mỹ - Trung, một trong những điều tác động tiêu cực đến tỷ giá USD/VND. Bởi khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tăng lên, Trung Quốc không thể dùng "đòn" thương mại với Mỹ, ngược lại sẽ phải sử dụng chính sách tiền tệ. Đồng nhân dân tệ mất giá gần 10% trong thời gian qua, đi kèm với đó là một loạt đồng ngoại tệ khác trong rổ tiền tệ cũng mất giá 3 - 7%. Tuy nhiên, tỷ giá USD/VND được dự báo chỉ tăng 1,5 - 2% năm nay và nguồn cung dồi dào. Thị trường tiền tệ trong nước sẽ không chịu tác động nào quá đột biến từ động thái mới nhất của Fed. Đồng thời, NHNN đã có những biện pháp điều hành chính sách linh hoạt thông qua các công cụ và sản phẩm trên cả kênh tỷ giá và lãi suất để ổn định thị trường.
Tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm
Cùng với việc kiểm soát tỷ giá, linh hoạt và ổn định năm nay, NHNN tiếp tục chủ trương duy trì lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức 0%/năm khiến tình trạng găm ngoại tệ giảm. Theo NHNN, từ sau khi áp dụng chính sách lãi suất tiền gửi bằng USD về 0%/năm, diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm. Hệ thống tổ chức tín dụng chuyển từ bán ròng sang mua ròng ngoại tệ từ năm 2016, tạo điều kiện cho NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước. Trong quý đầu năm 2019, tỷ giá USD/VND tiếp tục ổn định, NHNN mua ròng ngoại tệ.
Thông tin từ Chính phủ cho biết, trước thềm kỳ nghỉ Tết 2019, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã mua vào khoảng 4 tỷ USD, nâng quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia lên khoảng 63 tỷ USD. Sau nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, tính toán từ một số thành viên lớn tham gia thị trường liên ngân hàng, ước tính NHNN tiếp tục mua ròng thêm khoảng 2,5 tỷ USD, nâng kỷ lục dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức mới, nhiều khả năng vượt mốc 65 tỷ USD vào cuối quý I/2019. Như vậy, ước tính quy mô dự trữ ngoại hối Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua, cải thiện rõ nét một nguồn lực chủ động của quốc gia.
Bên cạnh đó, NHNN triển khai các giải pháp để thu hút các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, thể hiện qua chính sách quản lý hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, chính sách mua, bán ngoại tệ tiền mặt tổ chức tín dụng được phép với cá nhân để vừa đảm bảo mục tiêu thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, vừa đảm bảo mục tiêu quản lý thống nhất chính sách quản lý ngoại hối đối với hoạt động đổi ngoại tệ.
Theo quy định, các tổ chức kinh tế để được làm đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép phải đáp ứng các điều kiện rất chặt chẽ, đảm bảo hoạt động đổi ngoại tệ được thực hiện hiệu quả, đúng pháp luật, tạo thuận lợi cho cá nhân là công dân Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ở nước ngoài đối với các mục đích học tập, chữa bệnh, đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.
Một điểm quan trọng nữa, trước đây, hiện tượng mua bán, thanh toán và găm giữ ngoại tệ tiền mặt khá phổ biến, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và phi chính thức ở mức cao, tạo áp lực lớn cho thị trường ngoại hối chính thức và ảnh hưởng không nhỏ đến điều hành tỷ giá và tiền tệ của NHNN, quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước sụt giảm mạnh. Sự bất ổn về tỷ giá và thị trường ngoại hối trong giai đoạn này là một trong những nguyên nhân gây nên sự bất ổn về kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, kể từ sau khi áp dụng chính sách lãi suất tiền gửi USD 0%/năm, diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm, tỷ lệ đô la hóa cũng giảm mạnh. Hệ thống tổ chức tín dụng chuyển từ bán ròng sang mua ròng ngoại tệ từ năm 2016, tạo điều kiện cho NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, tỷ giá và thị trường ngoại tệ đã được giữ ổn định, không còn chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường phi chính thức và thị trường chính thức, tâm lý găm giữ ngoại tệ của tổ chức và dân cư đã giảm đáng kể, lượng ngoại tệ bán cho hệ thống ngân hàng liên tục tăng, góp phần chuyển hóa nguồn lực ngoại tệ vào phục vụ sản xuất - kinh doanh và tạo nguồn cung tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Tuy nhiên, để thu hút được nguồn lực không phải VND vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị VND đóng vai trò then chốt. Khi đồng VND có giá trị ổn định, kinh tế vĩ mô thuận lợi thì các nhu cầu tích trữ dự phòng tài sản bằng ngoại tệ, vàng sẽ giảm và nhu cầu đầu tư sẽ tăng lên. Chính vì vậy, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần nâng cao vị thế VND, đồng thời củng cố niềm tin của người dân vào đồng Việt Nam.
Huỳnh Trung Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Bắt đầu lộ trình hạn chế tín dụng ngoại tệ Theo Thông tư số 42 ngày 28/12/2018 của Ngân hàng nhà nước (NHNN), bắt đầu từ 31/3/2019 hệ thống ngân hàng sẽ dừng cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Theo Phó Thống đốc NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng, quy trình này nhằm hạn chế tín dụng ngoại tệ tạo lập cơ sở...