Ngừng hút thuốc lá để ngăn ngừa bệnh tật
Thuốc lá được xem là kẻ thù hàng đầu với sức khỏe. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh do hút thuốc lá cũng như hít phải khói thuốc gia tăng nhanh.
Hút thuốc lá gây ra những bệnh gì?
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn – Khoa Khám bệnh và nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City – chia sẻ: Hút thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp. Hút thuốc lá có thể gây ung thư với mọi cơ quan trong cơ thể như phổi, bàng quang, máu, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, thận, vòm họng, gan, tụy, dạ dày…. Hút thuốc cũng gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi như khí phế thũng và viêm phế quản.
Ngừng hút thuốc lá để ngăn ngừa bệnh tật
Với phụ nữ mang thai, hút thuốc hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc có thể gây tổn hại tới sự phát triển phổi và não của em bé; tăng nguy cơ em bé bị dị tật bẩm sinh; có nguy cơ cao bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh…
Giới chuyên gia có chung nhận định, đa phần người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá sẽ đối mặt với các vấn đề liên quan tới hệ hô hấp. Cụ thể, Arsenic là một trong những tác nhân chính gây tổn thương phổi, thậm chí làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi. Bên cạnh đó, các vấn đề sức khỏe liên quan tới mũi, xoang mũi thường chịu ảnh hưởng từ hợp chất Chromium VI.
Video đang HOT
Không những vậy, thành phần trong khói thuốc lá tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh liên quan tới bạch cầu, trong đó có thể kể tới giảm tiểu cầu do hút thuốc. Thậm chí dẫn đến ung thư máu hoặc tế bào ác tính phát triển tại mô hô hấp. Nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng trên là do chất hóa học Butadiene hoặc Formaldehyde có trong khói thuốc lá.
Trong khi đó, Việt Nam là nước có tỉ lệ hút thuốc lá cao trên thế giới. Đáng lo ngại, 2/3 số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc ở nhà, 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hút thuốc lá là vấn đề báo động và là nhân tố lớn nhất dẫn đến sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Mỗi năm toàn cầu có tới 8 triệu người tử vong do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá. Mỗi năm việc sử dụng thuốc lá gây ra tổn thất kinh tế lên tới hơn 1.400 tỷ USD, bao gồm chi phí điều trị bệnh và mất năng suất lao động vì ốm đau và tử vong sớm. Khoảng 80% số ca tử vong do thuốc lá xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình.
Vì vậy, mỗi người hãy ngừng hút thuốc để tránh xa bệnh tật và tiết kiệm chi phí cho bản thân, gia đình cũng như xã hội.
Những lợi ích khi bỏ thuốc lá
Theo Bộ Y tế, sau khi cai thuốc lá, nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm, tốc độ giảm nguy cơ tỷ lệ nghịch với khoảng thời gian hút thuốc lá trước đó. Nguy cơ ung thư phổi trên người chỉ hút thuốc lá vài năm rồi cai thuốc lá bằng với nguy cơ của người không hút thuốc lá sau một vài năm cai thuốc lá.
Trái lại, một người hút thuốc lá 20 năm rồi mới cai thì nguy cơ chỉ có thể giảm 80% sau 15 – 20 năm cai thuốc lá. Sau khi cai thuốc lá, nguy cơ tim mạch ( nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não) giảm nhanh hơn nữa. Ngay khi vừa cai thuốc lá, tác động co mạch của nicotine giảm ngay, CO bị đào thải nhanh trong vòng 24 giờ và như thế các nguy cơ tim mạch liên quan đến CO cũng giảm. Nguy cơ tái nhồi máu cơ tim trên người cai thuốc lá giảm 50% sau 1 năm và trở về mức của người không hút thuốc lá sau 5 năm.
Người cai thuốc lá sẽ cảm nhận được lợi ích của cai thuốc lá rất nhanh. Rõ nhất là cảm giác dễ thở. Người cai thuốc lá được hơn 1 tuần sẽ cảm thấy không còn khó thở khi đi lên cầu thang. Người hút thuốc lá trước đó có tập thể dục thể thao sẽ thấy được thành tích cải thiện hơn nhiều mà không phải nỗ lực nhiều. Khứu giác và vị giác sẽ phục hồi, vị của thức ăn cũng trở nên ngon hơn.
Tuy nhiên, cai thuốc lá là một quá trình học hỏi lâu dài, không dễ dàng. Các yếu tố tâm lý, cá nhân và xã hội có vai trò lớn trong quá trình duy trì tình trạng không hút thuốc lá. Trong số 100 người cai thuốc lá không dùng thuốc, chỉ có 10 -15 người duy trì được tình trạng không hút thuốc lá sau 1 năm.
Theo thống kê, 90% người cai thuốc lá lần đầu bị tái nghiện và tái nghiện có thể xuất hiện rất sớm. Thông thường tái nghiện dễ gặp ở những người nghiện nặng, do không được hỗ trợ thuốc cai nghiện một cách đầy đủ mặc dù có quyết tâm cao cai thuốc lá.
Nguyên nhân là do các triệu chứng của hội chứng cai nghiện thuốc lá quá nặng nề. Tái nghiện có thể xuất hiện trong thời gian trung bình đối với các trường hợp người cai nghiện thuốc lá bị các tác dụng phụ không kiểm soát của quá trình cai thuốc lá, ví dụ như tăng cân, trầm cảm… Tái nghiện có thể xuất hiện rất muộn, thường gặp ở các trường hợp mất cảnh giác do người hút thuốc thử hút lại một điếu trong các thời điểm có sự giao động mạnh về trương lực cảm xúc: vui quá hoặc buồn quá.
Đa dạng các hình thức tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc lá trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khá phổ biến. Để giảm thiểu tình trạng này, các cấp, các ngành trong tỉnh Lai Châu đã thường xuyên đa dạng các hình thức tuyên truyền nhằm đẩy lùi khói thuốc lá ra khỏi cộng đồng.
Cơ quan chức năng truyền thông trực tiếp về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Nhật Minh
Thực tế tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lai Châu cho thấy, không chỉ đàn ông hút thuốc lá mà cả phụ nữ cũng hút. Nhiều người hút từ khi còn rất trẻ, chưa dựng vợ, gả chồng. Không ít người có thâm niên hút thuốc lá tới hàng chục năm. Phụ nữ khi mang thai vẫn hút thuốc lá mà không biết như thế là có hại cho sức khỏe bản thân và thai nhi.
Để giảm thiểu tình trạng này và thực hiện các quy định, kế hoạch về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội..., Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Lai Châu đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết, cụ thể, trong đó, có nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo phong trào các cấp đã chủ động tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức lễ phát động; ký cam kết giữa các cơ quan, tổ chức đoàn thể; tuyên truyền miệng, phát tờ rơi... Sở Y tế tỉnh Lai Châu thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, xây dựng các phóng sự tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu tuyên truyền về các tấm gương điển hình tiên tiến trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
"Thực hiện các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và "Xây dựng gia đình văn hóa; bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa", nhiều địa phương trong tỉnh đã đưa quy định không hút thuốc lá vào hương ước, quy ước. Đặc biệt, từ khi Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 2/7/2014 của UBND tỉnh Lai Châu và Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đi vào cuộc sống thì việc không mời thuốc lá, hút thuốc lá trong đám cưới, đám tang và lễ hội đã có chuyển biến tích cực" - ông Tẩn A Soang, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu chia sẻ.
Ghi nhận qua công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Lai Châu tại các địa phương cho thấy, việc hút thuốc lá ở những nơi tập trung đông người như đám cưới, đám tang và lễ hội, cũng như các hoạt động văn hóa, thể thao đã giảm rõ rệt.
Tương tự, ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng đã đưa quy định không hút thuốc lá vào quy chế hoạt động, coi đây là một trong những tiêu chí thi đua hằng năm để mỗi cán bộ, viên chức, người lao động phấn đấu thực hiện. Từ đó, tạo nếp sống văn minh, môi trường làm việc an toàn, hạn chế được các nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra, đồng thời, nêu cao ý thức bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của mọi người.
"Muốn đồng bào dân tộc thiểu số bỏ hút thuốc lá thì nhất định phải kiên trì tuyên truyền, vận động. Nếu như các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt đang phát huy hiệu quả, giúp đoàn viên, hội viên nhận biết rõ hơn về tác hại của thuốc lá cũng như các bệnh do thuốc lá gây ra,thì chúng tôi cũng đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền thông qua giao lưu văn nghệ, thông tin lưu động, cổ động trực quan... Từ đó, góp phần đẩy lùi khói thuốc lá ra khỏi đời sống cộng đồng" - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lai Châu Vũ Thị Phương Thảo chia sẻ.
Tuy nhiên, ngoài việc đa dạng các hình thức tuyên truyền thì mỗi người dân, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá nhằm xây dựng môi trường không khói thuốc lá vì sức khỏe cộng đồng.
Hút thuốc trên máy bay nhưng không nộp phạt, nam hành khách bị cấm bay 9 tháng Hút thuốc lá trên máy bay nhưng không nộp phạt vi phạm hành chính, nam hành khách vừa bị cấm bay 9 tháng. Một hành khách đi trên chuyến bay từ Cần Thơ tới Nội Bài, do có hành vi hút thuốc lá trên máy bay, đã bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nam hành khách này đã không chấp hành nộp...