Ngừng hoạt động trạm thu phí đắt nhất nước
Từ 1/10, trạm thu phí Tào Xuyên (Thanh Hóa) nổi tiếng với mức phí đường bộ đắt gấp 1,5-2 lần các trạm BOT khác sẽ ngừng hoạt động, trong khi trạm thu phí Tào Xuyên mới trên quốc lộ 1A đang giải phóng mặt bằng.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, thiệt hại do dừng thu phí tại trạm Tào Xuyên trong khi trạm thu phí mới chưa hoạt động sẽ do các đơn vị có lỗi trong việc thực hiện chịu trách nhiệm. Trong trường hợp tỉnh Thanh Hóa muốn kéo dài việc thu phí tại vị trí trạm cũ thì cần có văn bản gửi Bộ Giao thông trước ngày 30/9.
Bộ Giao thông cũng giao Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông chủ trì, làm việc cùng UBND tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nhà đầu tư Bitexco – Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa và các đơn vị liên quan để làm rõ trách nhiệm việc chậm trễ xây dựng trạm thu phí mới.
Trạm thu phí Tào Xuyên nổi tiếng với mức phí đường bộ đắt gấp 1,5 – 2 lần các trạm BOT khác. Chưa kể nhiều người tham gia giao thông không đi vào đường tránh Thanh Hóa vẫn phải trả tiền. Do vậy, Bộ Giao thông Vận tải quyết định di chuyển trạm thu phí này sang vị trí mới.
Hồi tháng 8, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu nhà đầu tư – Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa khẩn trương thực hiện việc xây dựng trạm thu phí mới và đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các ban ngành, địa phương liên quan đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiến hành thu phí tại vị trí mới từ ngày 1/10.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông, nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân về nguồn vốn và công tác giải phóng mặt bằng nên đến nay nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng trạm thu phí Tào Xuyên tại vị trí mới.
Trạm thu phí Tào Xuyên mới với có tổng vốn đầu tư hơn 75 tỷ đồng, xây dựng trên chiều dài 300 m, 8 làn xe cơ giới và 2 làn xe dành cho xe đạp, xe máy.
Theo VNE
Các hãng ô tô Nhật đồng loạt ngừng sản xuất tại Trung Quốc
Bốn đại gia ô tô Nhật là Toyota, Honda, Nissan và Mazda đã tạm ngừng hoạt động tại Trung Quốc do cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước ngày một căng thẳng.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao căng thẳng nhất kể từ năm 2005 giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang đe dọa cả quan hệ thương mại đã tăng trưởng gấp 3 lần trong thập kỷ vừa qua lên mức hơn 340 tỷ USD. Căng thẳng leo thang sau khi chính phủ Nhật tuyên bố sẽ mua lại quần đảo đang tranh chấp giữa hai nước, quần đảo mà phía Nhật gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Riêng lĩnh vực ô tô, Toyota, Honda, Nissan và Mazda đều đã ra thông báo ngừng hoạt động tại nhiều nhà máy và đại lý ở Trung Quốc do ảnh hưởng của cuộc biểu tình kêu gọi tẩy chay hàng Nhật tại Trung Quốc hồi cuối tuần qua. Một số cửa hàng và xe hơi đã bị đập phá.
Người biểu tình lật ngửa và đập phá một chiếc xe Honda CR-V được dùng làm xe cảnh sát ở Thâm Quyến hồi cuối tuần qua (Ảnh: BBC)
Honda cho biết sẽ tạm ngừng sản xuất ở 5 nhà máy tại Trung Quốc trong hai ngày 18-19/9.
Mazda sẽ ngừng sản xuất 4 ngày (từ 18-21/9) tại Nam Kinh, nơi có nhà máy liên doanh giữa Mazda với Ford và nhà sản xuất ô tô Trường Anh Trùng Khánh (Chongqing Changan Automobile Co Ltd) của Trung Quốc.
Trong khi đó, Nissan đã quyết định ngừng sản xuất tại hai trong ba nhà máy ở Trung Quốc trong hai ngày 17-18/9. "Tôi muốn chuyển đi. Những người biểu tình ở gần nhà tôi hồi cuối tuần qua thật đáng sợ," một lãnh đạo Nissan tại Quảng Châu cho biết.
Riêng Toyota hôm qua 17/9 cho biết vẫn duy trì sản xuất, nhưng sang ngày 18/9 đã ngừng hoạt động tại Trung Quốc. Một đại diện của Toyota xác nhận với hãng tin ABC News rằng, công ty đã ngừng sản xuất tại nhà máy Denso chuyên cung cấp hệ thống phun nhiên liệu và một số phụ tùng khác vào hôm nay 18/9, kéo theo việc ngừng sản xuất tại nhà máy ô tô của công ty tại Quảng Đông.
Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc cho biết, tình trạng biểu tình sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các đại lý xe Toyota, Honda và Nissan ở Trung Quốc còn nặng nề hơn thảm họa động đất hồi tháng 3/2011 ở Nhật.
Xe ô tô Nhật trở thành đối tượng tấn công của người biểu tình ở Trung Quốc
Tháng 8 vừa qua, doanh số tiêu thụ xe du lịch thương hiệu Nhật Bản tại Trung Quốc đã sụt giảm, trong khi tiêu thụ xe Đức, Mỹ và Hàn Quốc tăng hơn 10%, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Trung Quốc hiện là thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Toyota và Honda cho biết hỏa hoạn đã gây thiệt hại cho các đại lý của họ ở thành phố Thanh Đảo, miền đông Trung Quốc.
Nhiều đại lý ô tô Nhật tại Trung Quốc đã phải đóng cửa sau khi một số cửa hàng bị tấn công và cố ý phá hoại, ông Luo Lei, phó tổng thư ký Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc cho biết.
Ông Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, chính phủ nước này sẽ bảo vệ các doanh nghiệp và công dân Nhật Bản, đồng thời kêu gọi những người biểu tình tôn trọng luật pháp.
Theo Dantri
S-Fone đã gần như ngừng hoạt động Các thuê bao của S-Fone ở khu vực TPHCM và các tỉnh miền Tây đang rơi vào tình trạng mất sóng, bên cạnh đó các cửa hàng cũng lần lượt đóng cửa. S-Fone hứa sẽ đảm bảo quyền lợi của khách hàng khi mạng di động này hoạt động trở lại với công nghệ mới. Thuê bao dần mất sóng Ông Dương Văn...