Ngừa thai, chuyện riêng của đàn bà?
Ái ân là một sự kết nối thể xác đồng lòng đồng dạ, thì tại sao chuyện mang thai hay không lại do một mình đàn bà chúng ta nhận lãnh kia chứ?
Yêu nhau nhưng chưa định kết hôn, anh và cô đủ trưởng thành để chọn cách “sống thử” cùng nhau. Cũng chẳng phải là việc quá cá biệt hay bị đánh giá ghê gớm trong xã hội bây giờ. Quan trọng hơn nữa, là họ đều cảm thấy thoải mái và mãn nguyện với hiện tại. Thế nhưng, qua lại với nhau một khoảng thời gian dài, cô nhận ra anh chưa từng một lần quan tâm xem, cô ngừa thai bằng cách nào. Như thể, đấy là việc riêng, chuyện cá nhân của cô, chứ không phải là vấn đề của hai người.
Chẳng bao giờ anh hỏi han xem cô có băn khoăn gì về chuyện sinh nở, con cái hay những vấn đề liên quan tới sức khỏe tình dục. Bị nấm, cô tự âm thầm đi bác sĩ, mua thuốc. Gặp những tình huống khó xử của phụ nữ, cô tự đến bệnh viện, chữa trị một mình. Mối quan hệ của hai người, vì thế, tưởng nồng nàn, mà vẫn có chút gì đó khách sáo, xa lạ, lạnh lùng.
Vì chuyện ngừa thai mà mối quan hệ rạn nứt. Ảnh minh họa
Nhất là khi một chị bạn khác tỉ tê cùng cô chuyện phòng the của mình. Rằng chồng chị vừa dẫn vợ đi… đặt vòng. Gì cơ, mua vòng tay trang sức á? Không, là một trong những biện pháp kế hoạch gia đình khá an toàn, rẻ tiền, hiệu quả. Hai người bàn bạc với nhau sao? Tất nhiên rồi, tình dục là sự kết nối tuyệt đối thì tại sao chuyện mang thai hay không lại do một mình đàn bà chúng ta nhận lãnh kia chứ?
Câu chuyện của một người đàn khác cùng giới ấy, khiến cô ngẫm ngợi. Một mối quan hệ không có ràng buộc về mặt pháp lý, giấy tờ, nên anh mới thờ ơ mặc kệ, tới đâu thì tới ư? Hay với suy nghĩ, có gì thì… xử lý, nào phức tạp tốn kém đâu phải mà lăn tăn cho cụt hứng cơ chứ? Cô chợt nhận ra, dường như người đàn ông bấy lâu bên mình vô tâm. Chính xác hơn là vô trách nhiệm. Kiểu sống không hết lòng, có phần thản nhiên, ích kỷ đây mà. Vậy mà cô đã mơ màng đến chuyện góp gạo nấu cơm chung, đã tơ tưởng đến ngôi nhà và những đứa trẻ. Đã nghĩ rằng, đấy sẽ là người có thể chung vai đồng hành cùng mình trong một hành trình dài và bền vững phía trước…
Cô bỗng nảy ra một ý nghĩ kỳ quái, là trong quá khứ, anh từng dắt ai đi… giải quyết hậu quả chưa? Mai này thế nào? Với cách sống của anh, thì khi xảy ra cớ sự ngoài ý muốn, thì cả hai lúc đó mới hớt hải ư? Rồi những tình huống lỡ lầm khác, nếu như anh buông tuồng qua đường ở đâu đó, chẳng khác gì tạo điều kiện cho kẻ khác vu vạ, bắt đền, nắm thóp dễ dàng đó sao? Mình có nên chủ động nêu vấn đề ra, để anh nhìn nhận và thay đổi, hay cứ lẳng lặng mà trách cứ trong lòng nhỉ?
Video đang HOT
Tránh thai nào phải chuyện riêng của đàn bà? Ảnh minh họa
Dù chẳng muốn, cô bất giác phải nhớ lại và so sánh anh với người cũ của mình. Dẫu lâu dài hay chỉ tình một đêm, thì quá khứ của cô cũng đều có ý thăm dò, là hôm nay cô có an toàn. Có khiến cho họ phải bất đắc dĩ đứng trước nguy cơ làm bố, làm mẹ ngoài ý muốn chăng? Cô chưa từng xem trọng thành ý của thái độ đó, cho tới khi giật mình nhìn lại mối tình ngỡ sâu nặng hiện tại của mình. Tại sao anh ấy thờ ơ, mặc kệ cô mấy năm nay tự loay hoay với những vấn đề riêng tư của đàn bà? Do anh chẳng mặn mà để ý, hay một cơ số đàn ông luôn tự cho rằng mình đâu liên quan gì tới những chuyện tế nhị của phụ nữ?
Chuyện bé xé ra to, đàn bà vốn cả nghĩ. Cô chợt nảy ra ý định muốn thử anh coi sao. Kiểu như lu loa lên là mình hai vạch rồi. Biết đâu anh sẽ quay lại trách mắng cô, rằng… ngu thì chết. Đàn bà đã biết lên giường thì cũng phải biết cách tự bảo vệ chính mình chứ, đợi ai lo dùm mình nữa à? Lặt vặt như thế còn không tự thu xếp được, hỏi làm sao có thể làm vợ, làm dâu, làm mẹ?
Nghĩ tới khái niệm “làm mẹ”, cô chợt thấy chạnh lòng. Nếu như cô quá ngây ngô, thiếu kiến thức để phòng bị cho bản thân, lại thêm anh cư xử thiếu sót như này, thì liệu cô sẽ phải bỏ đi bao nhiêu đứa trẻ tượng hình không mong đợi? Hay một lần lỡ dại dính bầu sẽ phá hỏng luôn mối quan hệ tưởng bền chặt của hai người? Vậy thì, cô có thể trong đợi ở một người đàn ông như anh chăng?
Hạ Yên
Theo phunuonline.com.vn
Con không thích về quê ăn Tết
Quê chúng tôi cách thành phố khoảng 120km. Mỗi dịp lễ, Tết, ông bà đều gọi điện hối chúng tôi đưa cháu về quê chơi. Nhưng càng lớn, con trai tôi càng tỏ ra không thích về quê...
Chúng tôi lấy nhau khi tôi 35 tuổi, còn anh đã 42. Gần 3 năm, phải khó khăn lắm tôi mới có mang. Hành trình mang thai vất vả khiến tôi cảm thấy sợ chuyện sinh nở.
Đến nay, con trai đã lên 10 nhưng chúng tôi không nghĩ đến việc có thêm con, mặc dù hai bên nội ngoại đều neo đơn và mới chỉ có một đứa cháu. Bởi thế, lẽ dĩ nhiên là con trai tôi được gia đình và ông bà hết sức chiều chuộng.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố nên con chưa cảm nhận được không khí Tết ở quê (Ảnh minh họa)
Quê chúng tôi cách thành phố khoảng 120km. Mỗi dịp lễ, Tết, ông bà đều gọi điện hối thúc chúng tôi đưa cháu về quê chơi. Nhưng càng lớn, con trai tôi lại tỏ ra không thích về quê khiến vợ chồng tôi phải nghĩ cách để "dụ" con.
Chúng tôi đã tâm sự với con rất nhiều, kể cả nói về những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, nhưng không mấy hiệu quả. Con bảo, về quê rất sợ côn trùng như ruồi, muỗi, sâu,lại có mùi khó chịu từ chuồng gà chuồng lợn. Thêm nữa, về quê không có mạng wifi để chơi điện tử, lướt web như ở nhà. Ngày Tết ở quê buồn, không có ai chơi cùng, suốt ngày chỉ ăn đi ăn lại một món, giao thừa chỉ có thể đi ngủ sớm hoặc loanh quanh trong nhà vì đường quê không có đèn lại chẳng có gì chơi.
Trong khi đó ở nhà, con thoải mái tự do, nằm phòng điều hòa, muốn ăn gì đã có trong tủ lạnh. Con ao ước được đi xem bắn pháo hoa, đếm ngược thời khắc giao thừa ở phố đi bộ vào dịp Tết.
Nghe con nói, tôi biết vì sinh ra và lớn lên ở thành phố nên con chưa cảm nhận được hương vị Tết ở quê.
Tết năm ngoái, để đạt được thỏa thuận theo bố mẹ về quê ăn Tết, vợ chồng tôi đã mua cho con một cái ipad, đồng thời phải gọi về quê nhờ nối mạng wifi ở nhà ông bà nội. Tuy nhiên, về quê nhưng suốt ngày con ở lì trên giường ôm ipad cho đến khi về thành phố chứ không háo hức. Biết như thế là không nên nhưng tôi không biết phải làm cách nào để cải thiện tình hình.
Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố rất cần hiểu được ý nghĩa của ngày Tết. (Ảnh minh họa)
Đến Tết năm nay, con gần như không mấy hào hứng với ipad nữa nên chưa nghỉ học nó đã đề nghị: "Hay năm nay, ba mẹ về quê đi để con ở nhà một mình cũng được. Con muốn cùng bạn bè đi chơi Tết ở thành phố".
Nghe con nói, vợ chồng tôi chỉ biết nhìn nhau. Vẫn biết, ở tuổi của con, đi chơi với bạn bè trong ngày Tết là chính đáng, nhưng cũng không thể không về quê và không thể ở nhà một mình. Hơn thế, ông bà nội ngoại sẽ rất buồn nếu gia đình chúng tôi không về. Cho nên, vợ chồng tôi định sẽ thỏa thuận với con về quê ăn Tết, nhưng sẽ trở về nhà sớm hơn để con có thể đi chơi với chúng bạn và hưởng không khí Tết ở thành phố.
Tôi chỉ biết hy vọng, sau này con lớn lên sẽ dần hiểu được ý nghĩa ngày Tết về sum họp với ông bà và thực hiện trách nhiệm của một người cháu hiếu thảo, vì mọi sự ép buộc đều không đem lại kết quả tốt.
Thái Khuyên
Theo phunuonline.com.vn
Bí mật khiến bố chồng nhất định không cho tôi về quê ăn Tết Tôi chỉ nói vậy thôi nhưng mặt ba chồng biến sắc. Từ hôm đó cho đến sát Tết, ông không nói với tôi một lời nào. Thỉnh thoảng tôi về thăm nhà chồng, ông cũng tìm cách tránh. Tôi lấy chồng được hai năm và đã trải qua một cái Tết ở nhà chồng. Tôi mồ côi ba mẹ từ nhỏ, sống với...