Ngứa mãi không khỏi, sụt cân, người phụ nữ phát hiện nhiễm sán
Người phụ nữ ở Hà Nội cho biết đã chữa nhiều nơi nhưng không tìm được căn nguyên.
Bệnh cứ tái đi tái lại gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Bà H. bị ngứa lan rộng, không có dấu hiệu giảm kèm ăn kém, rối loạn tiêu hóa, sụt cân. Ảnh: BVCC.
Từ năm 2023, bà N.T.H., 61 tuổi, ở Đan Phượng, Hà Nội, thường xuyên bị ngứa, cảm giác như kim đâm, sau đó da thâm tím lại, bong vảy… Người phụ nữ đã đi chữa trị bằng nhiều phương pháp nhưng chỉ giảm ngứa, sau một thời gian lại tái phát.
Gần đây, vết ngứa lan rộng, bà H. lại chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân nên đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt Rét – Ký Sinh Trùng – Côn trùng Trung Ương, để kiểm tra. Kết quả xét nghiệm mẫu phân bệnh nhân có trứng sán Hymenolepis diminuta – bệnh sán dây chuột.
ThS.BS Văn Thị Thơ, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng, cho biết bệnh sán dây chuột do 2 loài sán là Hymenolepis nana (bệnh sán dây lùn) và Hymenolepis diminuta (bệnh sán dây nhỏ) gây nên.
Người mắc sán dây chuột do nuốt phải trứng sán dây nhỏ có trong ngũ cốc đã nấu sẵn, các loại thực phẩm, nước uống hoặc bàn tay có nhiễm trứng sán hoặc ấu trùng chưa trưởng thành có trong các loại động vật gặm nhấm (chuột), động vật chân đốt như gián hoặc mọt cám có trong ngũ cốc… Ngoài ra, người mắc bệnh này chưa điều trị cũng chính là nguồn lây bệnh.
Tại Việt Nam, các bác sĩ cũng phát hiện nhiều trường hợp bị nhiễm sán. Do bệnh diễn biến âm thầm, bệnh nhân thường bỏ qua.
Khi người bệnh vô tình nuốt phải trứng sán hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm sán, trong vòng 10 ngày sẽ phát triển thành sán. Chúng gây các triệu chứng về đường tiêu hóa như đau bụng thượng vị, quanh rốn, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân, ngứa vùng thân dưới…
Video đang HOT
Đôi khi, bệnh nhân có dấu hiệu thần kinh như mất ngủ, chóng mặt, co giật. Chính vì biểu hiện như vậy, người bệnh thường nhầm với bệnh lý về đường tiêu hóa và các tình trạng bệnh lý khác.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Thơ khuyến cáo người dân:
Rửa tay bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh và thay tã; trước khi chuẩn bị thức ăn
Thường xuyên rửa tay, giữ gìn vệ sinh chung, đặc biệt là trẻ em
Khi đi du lịch đến các quốc gia có nguy cơ ô nhiễm thực phẩm cao hơn, hãy rửa, gọt vỏ hoặc nấu tất cả rau và trái cây sống bằng nước an toàn (nước khử trùng, chẳng hạn nước đóng chai, nước đun sôi hoặc nước lọc) trước khi ăn
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở và nơi làm việc, ăn chín uống sôi, đậy kín thức ăn để ngăn chặn chuột, côn trùng xâm nhập
Khi thực phẩm có dấu hiệu hư họng thì không nên sử dụng
Sút 2kg trong 4 tháng, cô gái trẻ giật mình phát hiện u thận khổng lồ 1kg
Cô gái trẻ 23 tuổi đến Bệnh viện Bạch Mai khám với các triệu chứng nôn nhiều, chán ăn, thể trạng gầy gò, sút cân.
Kết quả khám sau đó khiến cả nhà lo lắng, khi cô có khối u thận nặng đến 1kg.
Ngày 2/10, Bệnh viện Bạch Mai thông tin về ca bệnh đặc biệt, cô gái trẻ có khối u thận khổng lồ.
Cô gái cho biết, trong 2 tháng qua, cô sút gần 4kg, luôn trong tình trạng chán ăn, buồn nôn.
Lúc đầu, cô gái nghĩ mình bị viêm dạ dày trào ngược, nên không đi khám. Đến khi các biểu hiện ngày càng trầm trọng, cô đến Bệnh viện Bạch Mai khám.
Kết quả chụp cắt lớp ổ bụng cho thấy bệnh nhân có khối u thận phải kích thước 16cm nghĩ tới RCC (ung thư biểu mô tế bào thận).
Khối u thận có trọng lượng lên tới 1kg (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
"Khối u khổng lồ đã có chồi u xâm lấn vào tĩnh mạch chủ dưới tức là khối u đã ở giai đoạn muộn. Trong khi đây lại là một khối u ác tính, nếu không được phẫu thuật kịp thời, khối u di căn sang các cơ quan chức năng khác, bệnh nhân suy kiệt và nguy cơ tử vong sớm là điều không tránh khỏi", bác sĩ điều trị thông tin.
TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, với ca bệnh là cô gái còn rất trẻ, các bác sĩ nỗ lực mọi cách để giành giật sự sống cho người bệnh.
Cuộc hội chẩn toàn viện, với sự tham gia của nhiều chuyên khoa, từ ung bướu, tiết niệu, gây mê, điện quang, giải phẫu bệnh... được tiến hành.
Kết quả hội chẩn xác định, bệnh nhân u thận phải theo dõi RCC giai đoạn 3, viêm dạ dày với phần chồi u lan vào tĩnh mạch chủ độ 3.
"Bệnh nhân cần phẫu thuật cắt thận triệt căn. Tuy nhiên, để đủ sức khỏe đối diện với cuộc đại phẫu, trước mắt, cần nâng cao thể trạng cho người bệnh", TS Tuấn cho biết.
Sau 2 tuần tập trung chăm sóc dinh dưỡng, bệnh nhân đã lên 2 kg. Các bác sĩ quyết định nút động mạch thận phải ngay trước ngày phẫu thuật nhằm giảm bớt phần nào kích thước khối u để cuộc can thiệp được dễ dàng hơn, giảm thiểu tối đa những nguy cơ trong mổ đặc biệt là tình trạng chảy máu ồ ạt.
Sau khi nút động mạch, ca mổ của bệnh nhân được thực hiện hôm 5/6, với nhiều khó khăn, rủi ro do khối u quá to.
Khối u chèn ép hết các tạng xung quanh như tĩnh mạch chủ, đại tràng, tá tràng, gan mật... Sau ca mổ kéo dài gần 4 tiếng, ekip phẫu thuật đa chuyên khoa đã khéo léo bóc tách trọn vẹn khối u khổng lồ và loại bỏ hoàn toàn phần chồi u xâm lấn tĩnh mạch chủ dưới.
"Trước đó, các rủi ro được tính tới, như bệnh nhân mất lượng máu lớn; tổn thương các tạng khác trong ổ bụng do khối u đè; nguy cơ chồi u bong ra, di chuyển vào tuần hoàn sẽ gây tắc mạch phổi khiến bệnh nhân có khả năng tử vong ngay trên bàn mổ....
Nhưng may mắn, ca mổ đã thành công, các bác sĩ lấy ra khối u thận nặng 1kg", TS Tuấn thông tin.
Sau khi xuất viện trở về nhà, ngày 5/9 bệnh nhân đến khám trong tình trạng ổn định. Bệnh nhân không còn bị đau tức hoặc không còn cảm giác buồn nôn và bệnh nhân đã trở lại cuộc sống và đi làm việc như bình thường. Siêu âm hệ tiết niệu, xét nghiệm cho thấy chức năng thận bình thường.
PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cho biết, hình ảnh mô bệnh học và hóa mô miễn dịch phù hợp với ung thư biểu mô tế bào thận đúng như chẩn đoán ban đầu.
Bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch theo chu kỳ 21 ngày/đợt. Cho đến nay bệnh nhân không có tác dụng phụ gì đặc biệt, hoàn toàn khỏe mạnh, dung nạp thuốc tốt và đã tiếp tục đi làm việc.
Các bác sĩ cảnh báo, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, người dân nên đi khám sớm, tránh để như trường hợp này, khối u lớn lên rất nhanh, kéo theo nhiều rủi ro, nguy cơ cho cuộc mổ.
Thêm một người đàn ông ở Hà Nội mắc liên cầu lợn Ngày 23/9, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, TP vừa ghi nhận 1 trường hợp mắc liên cầu lợn tại huyện Đan Phượng. Đó là nam bệnh nhân (77 tuổi), tiền sử dịch tễ chưa rõ, khởi phát bệnh ngày 6/9 với triệu chứng sốt cao kèm đau mỏi người, ăn kém, nghe kém, sau đó xuất hiện ý...