Ngứa không dám gãi bệnh gì?
Xin chào bác sĩ! Tôi có cô ruột tự nhiên cơ thể ngứa nhiều, càng gãi càng ngứa hơn nhiều, có thể cho tôi biết nguyên nhân và hướng điều trị được không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Thị Ánh ( Nhân viên tại ngân hàng) hỏi
Trả lời:
Chào bạn Ánh!
Cô của bạn tự nhiên cơ thể ngứa nhiều, càng gãi càng ngứa thì đây có thể là biểu hiện của bệnh dị ứng. Bệnh dị ứng và mề đay hiện đang là bệnh rất phổ biến ở nước ta. Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cộng với môi trường không khí bị ô nhiễm là những yếu tố làm bệnh dị ứng và mề đay xuất hiện ngày càng nhiều.
Mề đay là bệnh dị ứng, người bệnh bị nổi ban trên da, ngứa ngáy khó chịu kèm theo những tổn thương ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, mề đay thuộc chứng phong ngứa, người bệnh tự nhiên thấy ngứa từng đám rất khó chịu, gãi nhiều, càng gãi ngứa càng lan rộng, vùng da tổn thương dày lên từng mảng, phù nề, nóng bừng, toàn thân bứt rứt, rất khó chịu hoặc ăn phải những thức ăn lạ, không phù hợp cũng gây nổi mề đay hoặc do chức năng gan kém, nóng gan,… bệnh có nhiều hình dạng như: hình tròn, hình nhẫn, hình bản đồ, vết lằn, đôi khi miết tay lên da cũng sinh dị ứng đỏ rực, vệt kéo dài. Các vị trí có thể đơn độc hoặc liên kết thành đám rộng. Kích thước to nhỏ khác nhau từ vài milimet đến vài chục centimet.
Phép trị bệnh dị ứng và mề đay chủ yếu là tiêu độc trừ tà, dẹp phong chống dị ứng. Để điều trị triệt để cần kiên trì điều trị kết hợp đông y. Với thuốc uống, ngoài việc chữa trị loại bỏ căn bệnh còn tốt cho sức khỏe, nhất là tốt gan, tốt thận, sáng mắt. Kết hợp thuốc bôi trực tiếp làm những vết dị ứng lành hẳn. Bên cạnh đó, nếu là bệnh dị ứng do thức ăn, cần phải kiêng những thức ăn là tác nhân gây dị ứng (như: đồ cay nóng và các thức ăn mà bản thân đã từng dị ứng, hải sản,…), nên sử dụng các loại thực phẩm có tính mát, giải độc như đậu xanh, đậu đen, rau má…
Bạn nên nói cô đi khám và chữa sớm.
Theo Giadinh.net
Video đang HOT
Những điều khi đi tiêm phòng cho trẻ mẹ phải biết
Đưa trẻ đi chủng ngừa là việc hầu như phụ huynh nào cũng từng trải qua. Nhưng bạn đã biết nên làm gì khi đưa trẻ đi tiêm phòng chưa?
Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên các bậc cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là những mũi tiêm nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đưa trẻ đi chủng ngừa là việc hầu như phụ huynh nào cũng từng trải qua. Và hẳn không ít lần bạn lúng túng khi bác sĩ hỏi về những mũi tiêm trước đây của bé, về loại thuốc bé đang sử dụng... Để tránh xảy ra tình huống trên và tạo điều kiện tốt nhất cho bé khi đi chủng ngừa, phụ huynh cần chuẩn bị một số việc sau:
Những điều khi đi tiêm phòng cho trẻ mẹ phải biết.
Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của bé
Để đảm bảo bé có thể thực hiện được mũi tiêm, bạn nên kiểm tra lại thông tin sau:
- Trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không?
- Nếu là bé sơ sinh thì cân nặng của bé có đủ 2,5 kg chưa?
- Bé có đang bệnh hay không?
Nếu bé có sốt hoặc dưới 2,5 kg thì chưa thể tiêm ngừa được. Nếu bé đang bệnh thì bạn cần nói rõ các triệu chứng để bác sĩ thăm khám và quyết định xem bé có thể tiêm được không.
Làm gì khi đi tiêm cho trẻ
Khi tiêm phòng, cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấmquá nhiều.
Không cho trẻ ăn, bú quá no trước khi tiêm phòng, tuy nhiêncũng không để trẻ đói để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng, chuẩn bị đủhồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.
Chăm sóc, theo dõi trẻ sau chủng ngừa
Chăm sóc trẻ
- Tiếp tục cho bú mẹ hoặc uống thêm nước.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt - giảm đau paracetamol nếu trẻ sốt hay quấy khóc với liều thuốc là 10-15 mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ.
- Chườm khăn thấm nước lạnh sạch vào vị trí tiêm nếu có sưng đau.
Không nên
- Hạ sốt bằng thuốc aspirin.
- Nặn chanh, đắp khoai, kiêng tắm rửa vì dễ gây nhiễm trùng.
Theo dõi trẻ
Các phản ứng có thể gặp sau tiêm: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau ngay vị trí tiêm. Những trường hợp này có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:
- Sốt cao 38,5 độ C.
- Nổi ban.
- Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, quấy khóc, bú kém... nặng hơn hoặc kéo dài trên 24 giờ.
- Co giật.
- Tím tái.
Theo Khỏe và đẹp
4 loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng cho trẻ Một số loại thực phẩm lại rất dễ khiến trẻ bị dị ứng, chính vì vậy các mẹ cần lưu ý và quan sát mỗi khi bắt đầu cho trẻ ăn một loại thực phẩm nào đó... Biết rằng thực phẩm cho trẻ ăn càng phải đa dạng thì mới giàu dưỡng chất và tốt cho trẻ. Tuy nhiên có một số loại...