Ngủ với em… anh nha!
“Anh à! Em mệt lắm! Anh ra đây ngủ với em nhé!” – Tôi thực sự bàng hoàng khi vô tình đọc được tin nhắn của cô ta gửi cho chồng mình.
Tôi lấy chồng đã hơn ba năm và có một đứa con gái. Từ hồi cưới nhau đến giờ, tôi cảm thấy cuộc sống gia đình mình rất tù túng và hai vợ chồng thường xuyên xảy ra xích mích, cãi vã nhau…
Vì là người ở quê lên Sài Gòn lập nghiệp nên anh phải sống chung cùng gia đình bên nhà vợ. Lúc mới cưới nhau, ba mẹ tôi có cho hai vợ chồng mượn một số tiền để làm ăn… và cho tới bây giờ, chúng tôi vẫn chưa thể trả hết được số nợ ấy cho bố mẹ mình!
Cách đây hai năm, tôi mang bầu nhưng vẫn phải ra tiệm buôn bán với chồng bình thường cho đến ngày sinh con. Khi tôi sinh em bé, chồng tôi bảo vợ phải ở nhà để chăm sóc con cái, còn anh sẽ tìm một người phụ bán hàng, chứ đàn ông bán hàng không thể bằng phụ nữ được. Và mọi chuyện liên quan tới cửa hàng, buôn bán hay mướn người giúp việc đều do chồng tôi một mình quyết định!
Anh đã thuê một người bạn gái cùng quê với anh để phụ bán hàng. Vì hoàn cảnh gia đình và không ai trông con giùm nên tôi ít khi ra ngoài tiệm để xem chồng làm ăn, buôn bán như thế nào… Và có những lúc tôi muốn ra thăm chồng thì anh ấy cứ bảo “Em cứ ở nhà chăm sóc con cái. Việc ở cửa hàng đã có anh và cô giúp việc lo”. Cứ ngỡ chồng quan tâm đến mình nên tôi cũng nghe lời và ở nhà chăm sóc con cái chu đáo… Nhưng nào ngờ…
Có một lần, tôi đã bắt gặp tin nhắn của người phụ bán gửi cho chồng mình với những lời lẽ rất tình cảm “Anh à! Em mệt lắm! Anh ra đây ngủ với em nhé!”. Tôi thực sự rất sốc trước cái tin nhắn ấy… Và tôi hỏi chồng mình thì anh ấy nói “Đấy chỉ là tin nhắn nhảm nhí. Anh và nó trêu nhau cho vui thôi… chứ ai lại làm cái chuyện bậy bạ ấy ở trong chỗ làm ăn của mình chứ?”. Tôi cho anh cơ hội giải thích và yêu cầu anh cho cô ấy nghỉ làm… nhưng anh vẫn im lặng và không có ý kiến gì! Đến khi tôi gọi điện cho cô ta và hỏi về cái tin nhắn hôm nọ thì cô ấy cũng giải thích chẳng khác gì chồng tôi cả! Phải chăng, chồng tôi đã nói cho cô ấy biết tôi đọc được tin nhắn ấy và muốn cho cô ta nghỉ việc?
Video đang HOT
Nghỉ Tết xong, tôi đã gọi điện thoại cho cô ta để thông báo cho cô ấy nghỉ làm. Nhưng thật bất ngờ khi cô ấy to tiếng “Cô đúng là con người không đàng hoàng. Tại sao cô lại cho tôi nghỉ làm khi công việc tôi làm rất tốt. Hơn nữa, tôi cũng không làm gì sai trái với gia đình chị cả?”. Tôi chỉ nhẹ nhàng giải thích với cô ta: “Bây giờ con tôi đã lớn. Tôi sẽ ra cửa hàng để tiếp tục công việc của mình và không cần đến người phụ việc nữa. Chẳng nhẽ, tôi không có quyền cho cô nghỉ việc sao?”…
Tôi cho cô ấy nghỉ việc cũng một phần là vì tôi không muốn chồng mình “qua lại” với cô ấy nữa! Bây giờ, con tôi đã đi nhà trẻ và hằng ngày, tôi vẫn chăm sóc con rất chu đáo… Vậy mà chồng tôi suốt ngày cằn nhằn vợ “Cô bỏ bê con cái như vậy, ra tiệm chỉ để phá chuyện buôn bán đang suôn sẻ của tôi thôi sao?”. Anh cho rằng, tôi không biết tính toán, làm ăn và không nhanh nhẹn, thông minh như “người khác”. Tôi hiểu được cái từ “người khác” của anh là ai, cũng hiểu được anh cảm giác khó chịu như thế nào khi tôi cho cô ta nghỉ việc…
Cũng từ hồi cô ta nghỉ việc đến giờ, vợ chồng tôi suốt ngày gây gổ, cãi vã… mà nguyên nhân cũng chỉ vì tôi quay lại tiệm để làm ăn cùng anh ấy, không lo ở nhà chăm sóc con cái. Tôi thật sự không hiểu chuyện này nên giải quyết như thế nào nữa? Chẳng nhẽ tôi đuổi việc cô ta là sai sao? Chẳng nhẽ tôi gửi con để ra làm ăn, buôn bán cùng chồng mình cũng sai ư?
Bây giờ tôi phải làm gì đây? Chẳng nhẽ, tôi chỉ biết ở nhà chăm sóc con cái cho anh… và lại tiếp tục gọi cô ta lên phụ giúp chồng mình sao? Nếu cứ tiếp tục để cho cô ta lên bán hàng cùng chồng thì liệu gia đình chúng tôi có bị tan vỡ vì người thứ ba hay không?
Tôi không ngờ cuộc sống của vợ chồng lại xảy ra nhiều xung đột như thế này? Biết làm sao để lấy lại niềm tin và tình yêu thương của chồng đây? Tôi không thể xoa dịu được những những nghi ngờ, ghen tuông mỗi khi nghĩ đến hình ảnh chồng mình gần gũi người phụ nữ ấy?…
Biết làm sao để cuộc sống vợ chồng không còn là địa ngục?
Theo VNE
Chị em áp lực khi bỏ việc, ở nhà nội trợ
Chồng Hạnh ngoại tình vì vợ ở nhà thiếu đồng cảm với anh, còn chứng trầm cảm sau sinh làm Loan dằn vặt, nghĩ mình ăn bám.
Ra trường xin việc khó khăn, bận ở nhà chăm con sau khi sinh hay nghỉ việc theo lời khuyên của chồng... là những nguyên nhân khiến nhiều chị em quyết định từ bỏ sự nghiệp, ở nhà làm nội trợ. Công việc nội trợ và chăm sóc con cái luôn nhiều áp lực, nhưng cái mà chị em nhận được chỉ là ánh mắt xem thường của gia đình, họ hàng và chính người chồng vì bị xem là "ăn bám".
Chị Loan (Thành Công, Hà Nội) đang gặp bế tắc, cuộc sống vợ chồng không ngày nào ngừng tiếng cãi vã chỉ vì chị không đi làm. Trước đây, chị Loan làm kế toán cho một công ty tư nhân. Sau khi có bầu, công ty tìm cách cho chị nghỉ sớm trước khi đẻ nên chị quyết định nghỉ hẳn và về quê chồng. Nhưng ở được một thời gian, mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu khiến chị không chịu nổi nên hai mẹ con lại "khăn gói" lên thành phố với chồng.
Vì con sinh ra khó nuôi, kén ăn nên chị quyết định không xin việc mà ở nhà chăm con. Hàng ngày, chị vẫn tìm cách buôn bán nhỏ lẽ nhằm kiếm thêm đồng ra, đồng vào cho gia đình. Tuy nhiên, chứng trầm cảm sau sinh khiến chị Loan luôn cảm thấy dằn vặt, cho rằng mình đang ăn bám chồng. Chị đánh giá từng câu nói của chồng, anh nói một câu là chị lập tức suy diễn rằng chồng đang xem thường vì mình không đi làm. Đến khi anh đề nghị cho con đi lớp để chị xin việc, chị Loan lại chối đây đẩy, sợ mình không làm được việc.
Từ chỗ cảm thông với vợ, chồng chị Loan cảm thấy áp lực khi ngày ngày cứ phải lựa lời, sợ vợ chỉ trích vì "dám" có ý coi thường. Tiếng cười dần mất đi, cuộc sống của hai người chỉ toàn những lời cãi vã.
Gia đình chị Hạnh (Q.7, TP HCM) cũng đang ở bên bờ vực ly hôn vì chị quyết định ở nhà chăm con sau khi sinh. Đang có công việc ổn định ở Hà Nội, nhưng vì kết hôn nên chị Hạnh buộc phải nghỉ việc để theo chồng vào Sài Gòn. Làm đám cưới khi đã có bầu ba tháng, chị Hạnh không thể xin được việc ở nơi mới nên ở nhà suốt thời gian mang bầu và sinh con. Mọi gánh nặng kinh tế đều đặt lên vai chồng.
Chồng chị Hạnh vừa lo cuộc sống hai vợ chồng, tiền nuôi con cộng thêm hàng tháng trả tiền ngân hàng cho căn nhà mua trả góp. Anh cảm thấy áp lực, lại không nhận được sự chia sẻ của vợ. Anh nói: "Nhiều lúc về nhà, muốn nói với vợ về những khó khăn trong công việc nhưng cô ấy không ra ngoài, không hiểu môi trường văn phòng phức tạp thế nào, lại không có kiến thức xã hội nên rất khó đồng cảm". Chồng chị Hạnh tìm sự chia sẻ ở cô bạn thân và kết quả, anh ngoại tình. Khi chị Hạnh phát hiện ra, đau khổ, dằn vặt và chị muốn ly hôn để giải thoát cho cả hai nhưng sợ mình không đủ khả năng chăm con khi chưa tìm được việc làm.
Bà Thương, một chuyên viên tư vấn về tâm lý, tình yêu và hôn nhân cho rằng, nhiều gia đình sai lầm khi cho rằng chỉ cần người chồng đi làm cũng đủ nuôi vợ, con. Hạnh phúc không chỉ là sự đủ đầy về vật chất, mà còn đòi hỏi đời sống tinh thần tương ứng. Phụ nữ không đi làm có thể nhàn hạ hơn nhưng không có nghĩa là hạnh phúc hơn. Công việc nhà nhiều cộng với thái độ thiếu tôn trọng của những người xung quanh gây ra áp lực rất lớn.
Nghỉ việc ở nhà sẽ không nảy sinh vấn đề quá nghiêm trọng nếu người phụ nữ hài lòng với việc chăm chồng con và có tâm lý thoải mái. Hơn nữa, điều quan trọng là ở thái độ và sự sẻ chia của người chồng. Bản thân người chồng phải hiểu, phụ nữ ở nhà là hy sinh rất lớn và chịu nhiều áp lực từ các phía. Sự động viên, chia sẻ công việc nhà cũng như khích lệ tinh thần sẽ giúp người vợ cảm thấy dễ chịu và dễ chia sẻ hơn.
Theo Ngoisao
Chồng không muốn tôi đi làm Anh bảo, tôi muốn đi làm chỉ thỏa mãn bản thân thôi, rằng tôi muốn giao lưu, chứ không hề nghĩ đến gia đình và các con. Tôi đang rơi vào tình thế bi quan. Tôi đã có chồng, con. Từ khi ra trường, tôi và chồng cùng làm tại một công ty. Rồi sau đó, chúng tôi thành lập công ty riêng...