Ngủ và thức dậy đúng giờ tốt cho sức khỏe
Ngủ Mỗi năm, sau đợt nghỉ Tết dài, những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ lại nhiều lên.
Trong thời gian nghỉ Tết lâu, nhiều người sắp xếp thời gian quá kín, đi thăm bạn bè, người thân, đi du lịch, khi về nhà lại lên mạng “lang thang”, thậm chí có thể chơi qua đêm, không cho bản thân một thời gian nghỉ ngơi nào. Phương thức sinh hoạt kiểu như thế sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học bình thường trong cơ thể, làm cho hệ thống thấn kinh thực vật cũng bị rối loạn, cuối cùng dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
Nghiên cứu y học chứng minh, cơ thể mệt mỏi là do thể lực và não bộ hoạt động quá sức gây ra. Khi cơ bắp toàn thân ở trong trạng thái căng thẳng cao độ, cơ thể sẽ sản sinh ra đại lượng chất trao đổi, ví dụ như axit lactic, độc tố mệt mỏivv. Những chất thải này sẽ di chuyển theo tuần hoàn máu đến khắp toàn thân, nếu không kịp thời tẩy trừ, thanh lọc sẽ dễ gây ra các biểu hiện như rối loạn giấc ngủ vv.
Video đang HOT
Vì vậy, trong những ngày xuân cần chú ý duy trì nghỉ ngơi đầy đủ, cố gắng điều chỉnh để cho đồng hồ sinh học dùng một nhịp với sinh hoạt thường ngày. Rất nhiều người nghĩ rằng mình thiếu ngủ cho nên cần phải ngủ bù, ngủ nhiều. Cách làm này là sai lầm. Ngủ nhiều nhưng trên thực tế sẽ càng cảm thấy mệt mỏi. Cách làm đúng là buổi tối lên giường ngủ sớm trước 1-2 tiếng, duy trì cùng một thời gian thức dậy, sau khi thức dậy nên đi bộ, tập thể dục, để cho cơ thể có một thời gian thích nghi.
Mùa xuân, tiết trời ấm áp, các hoạt động ngoài trời khá nhiều, nếu hôm nay chơi và ngủ quá muộn thì ngày thứ hai nhất định phải chú ý bổ sung giấc ngủ, không nên thức đêm triền miên. Nếu ngủ không đầy đủ sẽ kéo theo rất nhiều “hệ lụy” sau đó.
Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, giải trừ mệt mỏi, trước khi đi ngủ chúng ta có thể tắm nước ấm hoặc ngâm chân bằng nước nóng. Nhiệt độ nước tắm khoảng 40oC, thời gian tắm không nên quá dài, thông thường từ 15 đến 20 phút. Khi ngủ có thể kê chân cao hơn một chút để có lợi cho tuần hoàn máu ở chân, làm cho mệt mỏi biến mất. Trước khi ngủ cũng nên uống một ít nước để bổ sung lượng nước không đủ trong cơ thể.
Tóm lại, duy trì thời gian nghỉ ngơi hài hòa, có quy luật, cố gắng cố định thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy, đặc biệt là thời gian thức dậy. Thức dậy có quy luật giúp ích cho buổi tối đi ngủ có quy luật và chỉ cần cảm thấy buồn ngủ thì nên lập tức chạy ngay lên giường.
Theo Dân Trí
Chứng ngủ mà vẫn biết
Không thể dậy hay cử động đó chính là chứng ngủ mà vẫn biết (chưng liêt thân). Chứng bệnh này luôn kèm theo những cơn ác mộng. Dưới đây là 7 điều bạn nên biết về chứng bệnh này.
1. Triệu chứng chính
Triệu chứng chính của bệnh này là mất dần nhận thức của cơ thể trong khi quá trình chìm vào giấc ngủ chậm chạp. Cảm giác không thể cử động khiến bạn cảm thấy hoảng hốt.
2. Tuổi thiếu niên
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về chứng liệt thân khi ngủ, ngủ mê mệt và đã chỉ ra rằng ở tuổi thiếu niên chứng liệt thân khi ngủ có thể xảy ra thường xuyên hơn.
3. Tỷ lệ phần trăm
Trên khắp thế giới, khá nhiều người mắc các triệu chứng của bệnh liệt thân khi ngủ Có khoảng 40% dân số trên thế giới mắc phải tình trạng này.
Triệu chứng chính của bệnh này là mất dần nhận thức của cơ thể trong khi quá trình chìm vào giấc ngủ chậm chạp (anh minh hoa)
4. Khi ngủ và thức dậy
Nếu chứng liệt thân khi ngủ xảy ra khi bạn đang thức dậy thì gọi là hypnopompic; còn nếu nó xảy ra lúc bạn bắt đầu chìm vào giấc ngủ thì gọi là hypnagogic. Cả 2 dạng này đều có chung 1 hiện tượng là cảm giác mơ màng, nửa thức nửa ngủ trước khi tỉnh hoặc trước khi ngủ.
5. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một số nguyên nhân chính của chứng bệnh này có thể bao gồm: lệch múi giờ, thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lưỡng cực, hay lo lắng, căng thẳng, uống quá nhiều rượu hoặc tác dụng phụ thuốc.
6. Ảo giác
Ảo giác cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng liệt thân khi ngủ hay chứng ngủ rũ. Điều này là do ảo giác gây ảnh hưởng đến não bộ.
Ảo giác cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng liệt thân khi ngủ hay chứng ngủ rũ. Điều này là do ảo giác gây ảnh hưởng đến não bộ. (anh minh hoa)
7. Điều trị
Trong một số trường hợp thì chứng liệt thân khi ngủ không cần điều trị. Tuy nhiên nếu bạn lo lắng về các triệu chứng của bệnh và nếu nó ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm thì tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ. Thực tế nếu bạn tiếp tục có những triệu chứng trên thì nó ảnh hưởng rất lớn đến thói quen lối sống cũng như giờ giấc sinh thoạt của bạn. Hãy nói với bác sĩ về vấn đề bạn đang gặp phải và cả tiền sử bệnh của gia đình nữa. Họ sẽ có những theo dõi và phương hướng điều trị bệnh thích hợp cho bạn.
Việc điều trị có thể bao gồm cải thiện thói quen về giấc ngủ, dùng thuốc chống trầm cảm hoặc kiểm tra các loại thuốc bạn đã dùng có ảnh hưởng đến thần kinh và não bộ hay không...
(Theo Dân tri)
Nguyên nhân và cách chữa trị chứng tiểu đêm Chưng tiêu đêm gây khôn khô cho nhiêu ngươi, khiên giâc ngu bi gian đoan va kho ngu trơ lai. Tinh trang nay keo dai se dân đên nhưng bênh ly nghiêm trong khac Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trung và cao tuổi. Sau khi đi tiểu, người bệnh có thể quay lại giường và...