Ngủ trưa thế nào cho đúng
Ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe, nhất là với người lao động trí óc. Ngủ trưa giúp cơ thể tái tạo năng lượng để tiếp tục làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên, ngủ bao lâu là đủ, ngủ như thế nào mới đúng là điều cần tìm hiểu.
Chợp mắt vào buổi trưa giúp lấy lại năng lượng – Ảnh: Shutterstock
Thời gian lý tưởng. Theo thông tin trên tờ Huffington Post, một giấc ngủ trưa tuyệt vời là khoảng từ 20-30 phút. Sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy năng lượng phục hồi nhanh chóng và có thể tỉnh táo bắt tay vào công việc ngay. Nếu ngủ lâu hơn nữa dễ khiến bạn rơi vào trạng thái đờ đẫn khi phải thức dậy để làm việc tiếp.
Cho phép ngủ lâu. Trường hợp thiếu ngủ, có thể cho phép bản thân ngủ lâu hơn nhưng không quá 1 tiếng rưỡi, tuy nhiên cần phải thiết lập đồng hồ báo thức. Giấc ngủ sâu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và khi đã “no” mắt, cơ thể sẽ khoan khoái và tỉnh táo để tiếp tục những phần việc còn lại trong ngày.
Video đang HOT
Tranh thủ chợp mắt. Nếu không có thời gian để ngủ, hãy tìm một nơi yên tĩnh để nhắm mắt trong 5 hoặc 10 phút cũng có thể giúp lấy lại sự tươi tỉnh. Dù bạn không thật sự rơi vào trạng thái ngủ nhưng điều đó vẫn có ích rất nhiều cho sức khỏe.
Cà phê. Nếu muốn phục hồi năng lượng thì giấc ngủ trưa bao giờ cũng tốt hơn so với cà phê. Tuy nhiên, cà phê sẽ phát huy vai trò tích cực nếu được uống sau khi ngủ dậy, bởi chất caffeine có thể giúp một số người cảm thấy tỉnh táo hơn sau một giấc ngủ ngắn.
Không ngủ nếu không thể. Ngủ trưa không phải dành cho tất cả mọi người. Nếu bạn cảm thấy không thể nào đưa mình vào giấc ngủ thì nên bỏ ý định nằm ì. Với một số người, giấc ngủ trưa chính là thủ phạm gây cản trở cho giấc ngủ ban đêm.
Đi dạo. Nếu bạn không có thời gian để ngủ hoặc không thể ngủ trưa tại nơi làm việc hay cảm nhận giấc ngủ trưa chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và gây trở ngại cho giấc ngủ ban đêm, thì nên đi ra ngoài. Tìm đến những nơi có ánh nắng mặt trời giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể và ngăn chặn chất gây buồn ngủ melatonin tấn công.
Theo TNO
Đầy bụng, khó chịu sau ngủ trưa
Tôi thường ăn trưa sau 30 phút mới đi ngủ và ít khi ngủ được. Khi dậy thường thấy đầy bụng, khó chịu, phải 30 phút sau mới hết. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng này là vì sao và cách chữa thế nào? (Nguyễn Văn)
Ảnh minh họa: Health
Trả lời:
Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Quang Đi _ Khoa Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Chào bạn,
Vì trong thư bạn không nêu rõ là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, bệnh bao lâu, có sốt, đau bụng, sụt cân hay không, tình trạng đi tiêu thế nào... Với những triệu chứng mô tả ở trên, tôi nghĩ tình trạng của bạn liên quan đến bệnh dạ dày.
Nếu bạn bị đầy bụng, khó tiêu mà kèm theo các triệu chứng khác như nước tiểu bị sậm màu, phân xám, vàng hoặc bạc màu, nôn ói, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể... Đây có thể là triệu chứng bệnh lý của gan.
Ngoài ra cũng có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ này như tác hại của việc hút thuốc, rượu bia, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi..., hay trước khi đi ngủ mà ăn quá nhiều chất béo, ngọt cũng có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Bạn nên hạn chế ăn mặn, chua, hạn chế uống bia, rượu, các nước uống có ga... Và nên thường xuyên bổ sung men tiêu hóa (men tiêu hóa có trong sữa chua, hay trong thực phẩm tự nhiên như mầm giá), ăn thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh và củ quả.
Tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa - gan mật tại các bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, điều trị. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp số 0909 602 827 vào các buổi chiều để được hỗ trợ.
Theo VNE
Tránh xa những cách ngủ trưa "hại nhiều hơn lợi" Ngủ trưa là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng đấy! Theo VNE