Ngủ trưa ở trường, một học sinh tiểu học bị tủ đè chết
Sau hơn 12 giờ điều trị, cấp cứu tại bệnh viện, em T.G.B, nam sinh lớp 1/12 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Gò Vấp, TP HCM – bị tủ đè tại trường học – đã tử vong vào khoảng 1 giờ ngày 10/12.
Bà Nghiêm Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, cho biết khoảng hơn 11 giờ ngày 9/12, trong khi các bạn cùng lớp còn ăn trưa, em T.G.B khi ăn xong đã lẻn lên phòng ngủ ở lầu 3 của trường.
Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Gò Vấp, TP HCM – nơi xảy ra vụ việc học sinh bị tủ đè chết
Giáo viên ở phòng ngủ bên cạnh khi đưa học sinh lên phòng, nghe tiếng động lớn liền chạy đến thì thấy tủ đựng đồ bán trú 20 ngăn cao khoảng 1,7m đổ sập đè lên người học sinh này. Ngay lập tức, nhà trường đưa em đi cấp cứu.
Ông Đặng Thanh Tuấn – Trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp TP HCM – cho biết các bác sĩ thông báo em bị chấn thương sọ não. Dù đã tận tình cứu chữa nhưng em vẫn không qua khỏi. Trước mắt, mọi chi phí cho học sinh này đều do nhà trường chi trả.
Video đang HOT
Trường Tiểu học Lê Quý Đôn vừa được xây mới và đây là năm đầu tiên trường đi vào hoạt động. Trường có 30 phòng học, các phòng ngủ của học sinh và các phòng chức năng. Năm học 2014-2015, trường có 12 lớp 1, các khối 2, 3, 4 mỗi khối 1 lớp.
Theo H.Lân (Người lao động)
Giảm áp lực cho trò, thầy quá tải
Từ 15.10, giáo viên tiểu học sẽ không chấm điểm cho học sinh mà thay vào đó là những lời nhận xét, đánh giá. Việc này sẽ làm giảm áp lực điểm số đối với học sinh, nhưng lại tăng thêm gánh nặng công việc cho thầy cô.
Không còn bị đánh giá bằng điểm số, học sinh tiểu học sẽ giảm được áp lực. Ảnh: Hải Nguyễn
Từ 15.10, các trường tiểu học trong cả nước chính thức áp dụng việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 của Bộ GDĐT. Theo đó, giáo viên sẽ không chấm điểm cho học sinh mà thay vào đó là những lời nhận xét, đánh giá. Việc này sẽ làm giảm áp lực điểm số đối với học sinh, nhưng lại tăng thêm gánh nặng công việc cho thầy cô. Tuy nhiên nhiều giáo viên cho biết để giảm áp lực cho các học trò nhỏ đành chấp nhận vất vả hơn.
Tránh áp lực, "cái khó ló cái khôn"
Chia sẻ về quy định mới trong đánh giá HS tiểu học, cô giáo Bùi Thúy Ngân - GV Trường Tiểu học Tân Định (Hoàng Mai, Hà Nội) - cho biết, GV chắc chắn sẽ quá tải. Bởi, một lớp trung bình có hơn 40 HS, trước đây để chấm điểm, GV có thể tranh thủ chấm vào giờ giải lao hoặc chấm luôn tại lớp với những HS hoàn thành bài kiểm tra sớm. Tuy nhiên, với cách thức mới, chắc chắn GV sẽ phải đầu tư rất nhiều thời gian, thậm chí mang bài về nhà chấm. Chưa kể đến áp lực không nhỏ từ phía gia đình, nhà trường...
"Ưu điểm lớn nhất là những nhận xét mang tính chất động viên để HS không bị áp lực như khi mang điểm số về nhà. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là vô hình trung phụ huynh sẽ khó khăn để xác định được mức độ học tập của con ở mức độ nào nếu họ không thật sự sát sao tình hình của con và thường xuyên trao đổi với GV về tình hình học tập của con" - cô giáo Ngân chia sẻ. "Cái khó ló cái khôn", Trường TH Tân Định đã dành thời gian một ngày để tập huấn cho GV các nội dung của Thông tư 30, các GV tìm hiểu, phân tích để đưa ra những phương án tối ưu vừa để thực hiện tốt thông tư này, vừa để phụ huynh có thể hài lòng nhất về các nhận xét về con mình.
Cô Huỳnh Thị Bực - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (TPHCM) - cho biết, GV trong trường cũng mới được tập huấn về cách đánh giá HS, sẽ phải vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Trách nhiệm của GV sẽ nặng nề hơn, đòi hỏi GV phải sát sao hơn nữa đối với từng HS thì mới có thể nhận xét, đánh giá được. Điều lo ngại trước mắt chính là tâm lý của phụ huynh. Nhiều người vẫn quen đánh giá mức độ học hành của con qua điểm số, sẽ chưa quen với việc nhận xét bằng lời. Thêm vào đó, nhà trường cũng khá lúng túng với việc cuối năm sẽ ghi bằng khen cho HS như thế nào khi không còn xếp loại học sinh giỏi, tiên tiến như cũ.
Việc hàng ngày phải nhận xét một lượng học sinh lớn, vì thế đòi hỏi thầy cô phải vượt khó, có nghiệp vụ, cha mẹ phải quan tâm, có sự gắn kết, phối hợp cùng nhà trường thì việc đánh giá này mới có chuyển biến thực sự.
Bà Vũ Thúy Hà - Trưởng phòng Tiểu học, Sở GDĐT Quảng Ninh - cho biết, tỉnh áp dụng không chấm điểm với HS lớp một từ năm học 2013-2014. Ban đầu phụ huynh không thích vì không có điểm nên không ước lượng được trình độ học tập của con em mình, GV cảm thấy lúng túng về việc nhận xét, đánh giá năng lực, trình độ của HS, trong khi HS vẫn muốn có kết quả cụ thể. Tuy nhiên, hết học kỳ 1, qua tổng kết từ các trường, qua khảo sát, tìm hiểu trực tiếp, không còn nhiều ý kiến về việc này. Đặc biệt, các bậc phụ huynh quan tâm trao đổi với thầy cô hơn về tình hình học tập, tu dưỡng đạo đức của con em mình.
Giáo viên cần chủ động, linh hoạt
Theo Bộ GDĐT, ngày 15.10 sẽ chính thức áp dụng việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30. Để triển khai tốt nhất thông tư, bộ đã tổ chức tập huấn cho khoảng 1.600 cán bộ quản lý, GV các trường tiểu học qua nhiều phương thức như đào tạo trực tiếp hay tập huấn trực tuyến để GV cả nước cùng biết và tham gia. Ông Phạm Ngọc Định - Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học - cho biết: "Không chỉ tập huấn đơn thuần, chúng tôi còn muốn lắng nghe các băn khoăn từ phía GV để từ đó có các chỉ đạo hợp lý hơn, phù hợp thực tế nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong nhận xét đánh giá. Quá trình tập huấn sẽ được diễn ra song song với thời gian triển khai, các trường vừa thực hiện vừa đúc rút dần kinh nghiệm để trao đổi".
Học sinh tiểu học sẽ không còn bị đánh giá bằng điểm số. Ảnh: Hải Nguyễn
Một số GV tiểu học cho biết, với một lớp có sĩ số đông, việc nhận xét kỹ lưỡng hàng ngày là khó thực hiện. Cơ quan quản lý cần có hướng dẫn cụ thể, làm sao để vừa có hiệu quả thiết thực nhất, vừa hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng cả về thời gian và sức lực của GV. Nhiều GV đề xuất những hình thức đánh giá linh hoạt như sử dụng con dấu, hình dán bông hoa, mặt cười... để vừa tạo hứng thú cho trẻ, cô giáo cũng đỡ mất thời gian và công sức. Khi nào cần thiết, GV sẽ ghi chú cẩn thận để phụ huynh và HS cùng biết.
Ông Phạm Ngọc Định nhấn mạnh, GV không nên quá căng thẳng trong cách thức thể hiện đánh giá của mình đối với bài tập của HS, cách nhận xét có thể bằng lời nói, hoặc viết, linh hoạt tùy thời điểm. "Những khía cạnh GV phải bám vào để nhận xét là sản phẩm của HS có đạt chuẩn kiến thức, đạt các kỹ năng cơ bản hay không, tâm lý HS khi thể hiện bài làm như thế nào... Mỗi HS là một cá nhân riêng biệt, có hoàn cảnh khác nhau nên GV sẽ dựa vào các yếu tố này để có sự khích lệ kịp thời cho các em" - ông Phạm Ngọc Định nói.
Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về Đánh giá HS tiểu học sẽ có hiệu lực từ ngày 15.10.2014. Nội dung thông tư là đánh giá thường xuyên quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học; đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực, phát triển phẩm chất của HS. GV sẽ chỉ đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 đối với bài kiểm tra định kỳ, không cho điểm 0 hoặc điểm thập phân, cùng với các nhận xét, sửa lỗi, đánh giá ưu khuyết điểm cho bài kiểm tra này.
Theo LDO
Tắm biển, 3 học sinh tiểu học chết đuối thương tâm Dùng tấm xốp để bơi ra biển tắm, 3 em học sinh tiểu học xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) không may bị nước biển nhấn chìm, tử vong. Chiều 7/8, ông Bùi Xuân Kỷ - Phó chủ tịch UBND xã Quỳnh Nghĩa cho biết, vụ đuối nước thương tâm xảy ra vào chiều ngày 6/8 tại vùng biển xã Quỳnh...