Ngủ trong lồng chụp qua đêm ở bệnh viện
Những chiếc màn lồng chụp tưởng như chỉ dành cho trẻ em thì nó lại được tối ưu hóa bằng cách mở rộng kích cỡ để phục vụ người lớn. Hình ảnh tại hành lang bệnh viện Tim Mạch và 103.
Phòng chống muỗi đốt, tại bệnh viên 103 (quận Hà Đông, Hà Nội) rất đông người trong khi ở lại qua đêm trực chăm sóc người thân phải mắc chiếc màn chụp để ngủ ngay hành lang và trên sân. Mỗi chiếc màn được thiết kế khung thép có giá từ 200.000 – 250.000 đồng, bán rất chạy tại các cantin bệnh viện.
Mọi ngóc ngách và chỗ trống đều được tận dụng để ngả lưng. Với nhiều người, việc ngủ lại đây là cách tốt nhất để tiết kiệm tiền và tiện chăm sóc bệnh nhân.
Tại nhiều khoa của Viện 103, mặc dù bên trong có khá nhiều giường nhưng chỉ để phục vụ người bệnh.
Tuy vậy cũng có hôm khá oi, nằm ngoài trời vẫn không thấy gió. Một người đàn ông cầm quạt phe phẩy cố đưa mình vào giấc ngủ.
Video đang HOT
Hình ảnh tương tự tại viện Tim Mạch (thuộc bệnh viện Bạch Mai, quận Đống Đa, Hà Nội) những ngày hè tháng 6.
Chị Thảo cho biết, người nhà bệnh nhân nào muốn chụp màn ngủ phải xin phép bệnh viện. 5h sáng hôm sau phải thu lại để lấy lối đi cho mọi người.
Ở viện Tim Mạch, nhiều người còn mắc màn ngủ ngay tại gốc cây. Anh Thành, quê Hưng Yên kể, khổ nhất là khi ngủ bỗng dưng cơn mưa ào xuống, ướt sạch. “Có người mệt quá ngủ say chẳng biết gì. Không những thế lại phải loay hoay tìm chỗ mới tá túc”, anh nói.
“Trước kia tại hành lang viện Tim Mạch có nhiều người mắc màn ngủ. Tuy nhiên do quá hẹp, số người nhiều đến mức chắn hết lối đi lại nên cuối cùng bệnh viện không cho nằm ở đây nữa”, một người nhà bệnh nhân chia sẻ.
Tại một số bệnh viện khác, người nhà bệnh nhân nằm la liệt trên ghế. Nhiều người than thở “đúng là khổ nhất là chốn bệnh viện, nơi ai cũng sợ phải bước chân vào”.
Theo Zing News
Chỉ thiết kế 2 mức đánh giá trên phiếu tín nhiệm
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết, kết quả xin ý kiến về việc sửa quy định lấy phiếu tín nhiệm, đa số đại biểu đề nghị lấy phiếu 2 lần/nhiệm kỳ, phiếu tín nhiệm chỉ thiết kế ở 2 mức: tín nhiệm và tín nhiệm thấp...
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 18/6, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết, căn cứ theo ý kiến đại biểu, Quốc hội sẽ quyết định lấy phiếu tín nhiệm với mỗi cá nhân 2 lần/nhiệm kỳ, vào cuối năm thứ 2 và cuối năm thứ 4 của nhiệm kỳ.
Việc thay đổi theo hướng tăng tần suất lấy phiếu, từ 1 lần/nhiệm kỳ như phương án UB Thường vụ Quốc hội trình xin ý kiến lên 2 lần/nhiệm kỳ, theo bà Nương, là để những người được lấy phiếu phiếu có điều kiện thể hiện hết các khả năng của mình, cũng để Quốc hội, HĐND giám sát việc thực hiện chức trách của người được lấy phiếu thường xuyên hơn.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 18/6.
Cũng từ việc tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Nghị quyết sửa đổi bổ sung Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm dự kiến sẽ được chỉnh lại, chỉ ghi 2 mức là "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp". 2 mức tín nhiệm để phân biệt rõ, "đong đếm" cụ thể việc các chức danh sau khi được Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào vị trí thực thi nhiệm vụ thì tín nhiệm sau một thời gian hoạt động thực tế còn như trước hay không.
Bà Nương phân tích, việc này sẽ giúp phân biệt rõ hơn mức tín nhiệm cao hay tín nhiệm thấp của mỗi người.
Cùng với hướng thay đổi này, việc xử lý về hệ quả lấy phiếu tín nhiệm cũng sẽ thay đổi, hướng cụ thể, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho rằng cần phải bàn thêm.
Dự kiến, người có số phiếu tín nhiệm thấp trên 50% thì trước hết là có quyền xin từ chức. Khi đó, các cơ quan quản lý cán bộ sẽ phải có quyết định bố trí, sử dụng cán bộ cho hợp lý hơn. Trường hợp chức danh có số phiếu tín nhiệm thấp quá cao (quá 2/3 số phiếu) thì có lẽ phải tổ chức chuyển sang quy trình bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp có hoạt động lấy phiếu.
Trả lời câu hỏi, việc lấy 2 mức có mâu thuẫn với chủ trương đã quán triệt về việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng khi có những người lấy trong Đảng thì phiếu tín nhiệm cao nhưng ra Quốc hội kết quả lại thấp, bà Nương lý giải, Quốc hội phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến đại biểu - đại diện của cử tri và nhân dân.
"Vấn đề là ta phải vừa thực hiện Nghị quyết của TƯ, thực hiện chủ trương của Đảng vừa phải làm theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Quốc hội sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để quy định cho phù hợp" - bà Nương nói.
Về đối tượng lấy phiếu, Trưởng Ban Công tác đại biểu xác nhận, dù có nhiều ý kiến góp ý khác nhau nhưng về cơ bản, dự thảo Nghị quyết sửa đổi giữ nguyên như Nghị quyết 35. Các đối tượng khác như Giám đốc Sở, trưởng các cơ quan chuyên môn không phải là thành viên UBND, theo bà Nương, ngoài Nghị quyết số 35, còn có quy định số 165 của TƯ để "quét" việc lấy phiếu tại cơ sở với các đối tượng này.
Về quy trình trình lại dự thảo, bà Nương cho biết, trước hết, UB Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội về kết quả xin ý kiến đại biểu, hướng chỉnh lý dự thảo để Quốc hội thông qua ngay trong kỳ họp thứ 7 này. Theo đó, nếu Quốc hội thông qua, việc lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 vẫn sẽ được tiến hành vào kỳ họp cuối năm nay.
P.Thảo
Theo Dantri
Thêm nguồn động viên cho lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển Món quà ủng hộ có tổng trị giá 100 triệu đồng vừa được trao tặng cho lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam nhằm chung sức góp phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước nhà. Chiều ngày 20/5, Tổng công ty TNHH Đại lý tàu biển Bình An đã trao tặng 50 triệu...