“Ngủ sai cách, vòng đời ngắn lại”: 4 thời điểm nếu ngủ sẽ cực kì nguy hiểm!
Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của con người. Thời điểm đi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn quyết định đến những hoạt động của bạn vào sáng ngày hôm sau.
Từ những trường hợp đột quỵ khi ngủ do uống rượu bia hoặc tắm đêm, cho thấy việc lựa chọn thời điểm đi ngủ và trạng thái cơ thể trước khi bước vào giấc ngủ rất quan trọng.
Các chuyên gia đều khuyến cáo chúng ta nên ngủ đủ giấc, đúng giờ để phòng tránh cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt quệ, đồng thời hồi phục lại sức khỏe cũng như thể lực sau một ngày làm việc vất vả. Mới đây, trên một tạp chí uy tín của Mỹ đã đăng bài của nhà thần kinh Matthew Walker tại Đại học California Berkeley còn nhận định thêm: “Nếu chúng ta ngủ càng ít, đồng nghĩa với việc vòng đời của chúng ta càng ngắn lại”.
Dù vậy, trong một vài trường hợp ở dưới đây, các nhà khoa học khuyến nghị chúng ta không nên ngủ ngay lập tức để tránh nguy cơ gây hại cho bản thân xảy ra.
1. Không ngủ khi đang tức giận hoặc lo lắng
Đây đều là những cảm xúc tiêu cực của chúng ta, nếu không kiềm chế chúng, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo nhà khoa học tiến sĩ Mark Aloia chia sẻ trên tờ The Healthy: “Khoảng một tiếng rưỡi trước khi đi ngủ, bộ não chúng ta phải được thư giãn hoàn toàn. Tất cả các cảm xúc tiêu cực, hãy kìm nó lại và giải quyết vào ngày mai. Nếu bạn ngủ ngay lúc này hoàn toàn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ”.
Khôn g nên đi ngủ khi bạn đang ở trạng thái tức giận, khó chịu (Ảnh: Internet)
Một nghiên cứu khác được công bố trên tờ Journal of Research in Personality, nếu mang cảm xúc tiêu cực khi đi ngủ còn làm tăng hoạt động của nhịp tim, máu được vận chuyển liên tục trong khi cơ thể đang cần nghỉ ngơi. Điều này khiến bạn không thể ngủ được và sẽ mệt mỏi vào hôm sau
2. Thời điểm đi ngủ để bụng quá no hoặc quá đói
Bụng quá no: Sau khi ăn quá no, bạn lên giường đi ngủ ngay sẽ cực kỳ nguy hiểm. Dạ dày bị căng quá mức thúc đẩy cơ hoành chèn ép, gây cản trở hoạt động của tim đi nuôi máu trong cơ thể. Mặt khác, dạ dày đang co bóp để tiêu hóa thức ăn, vội vã đi ngủ sẽ gây ra đau dạ dày hoặc phù thũng, béo bụng.
Vì vậy, bạn nên để cơ thể tiêu hóa thức ăn sau khoảng 2 tiếng hoặc đi lại nhẹ nhàng thể dục, sau đó mới lên giường đi ngủ.
Bụng quá đói: Khi bụng quá đói, cơ thể sẽ gây ra phản ứng giảm đường trong máu gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt, gián tiếp cản trở giấc ngủ của bạn hoặc trở nên mệt mỏi vào sáng hôm sau. Theo bác sĩ Michael Breus – nhà tâm lý học lâm sàng, đề giải quyết tình trạng này, bạn hãy uống 1 thìa cà phê mật ong để nạp lại lượng đường đã mất.
Nếu có thời gian, bạn nên ăn một đồ ăn nhẹ như trứng, ngũ cốc, sữa chua… để làm đầy dạ dày trước khi đi ngủ.
Video đang HOT
3. Không đi ngủ khi vừa uống rượu say
Sau khi uống uống rượu, chúng ta chỉ muốn đi ngủ thật say. Nhưng đây mới chính là thời điểm nguy hiểm có thể đánh đổi bằng tính mạng. Khi ngủ say, bản thân không kiểm soát được tiêu hóa, dễ gây ra tình trạng trào ngược thức ăn lên miệng, sau đó vô tình tràn vào khí quản gây ngạt thở đột ngột. Nếu không tỉnh táo xử lý kịp thời, cơ thể sẽ tử vong.
Không đi ngủ khi vừa uống rượu say (Ảnh: Internet)
Nếu nằm sấp cũng rất nguy hiểm khi cơ thể bị cản trở hô hấp, chèn ép sống mũi và phần ngực bụng cũng gặp khó khăn khi hoạt động. Trong nhiều trường hợp quá mệt nên người uống say không nhận ra mà vẫn giữ nguyên tư thế nằm, có thể dẫn tới tử vong vì nghẹt thở.
4. Không ngủ sau khi tắm hoặc gội đầu
Nhiều người có thói quen tắm gội sau khi đã làm xong việc hoặc tắm trước khi đi ngủ. Thực tế cho thấy việc tắm gội vào ban đêm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Sau khi gội đầu, lúc này mái tóc còn rất ướt, chúng sẽ có cơ hội thẩm thấu vào trong da dầu gây các bệnh về máu não. Trong trường hợp nặng, còn dẫn tới nguy cơ đột quỵ trong giấc ngủ.
Đặc biệt, trong mùa đông lạnh giá, bạn gội đầu xong và đi ngủ ngay sẽ cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên dành thời gian sấy khô tóc rồi mới đi ngủ.
Thời điểm đi ngủ tốt nhất cho cơ thể
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, thời gian ngủ tốt nhất từ 21h trở đi, cơ thể sẽ cần thời gian thư giãn trước khi bước vào giấc ngủ sâu sau 1-2 tiếng. Một giấc ngủ đầy đủ sẽ hồi phục cơ thể, giúp cho hệ miễn dịch được hoạt động khỏe mạnh nhất.
Cụ thể, khung giờ 21h – 23h: Đây là thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc ra ngoài, tủy xương tái tạo lại máu. Vì vậy cơ thể thư giãn hoặc đi ngủ giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe, phù hợp với tất cả đối tượng.
Nên ngủ từ 21h (9 giờ tối) trở đi để cơ thể có thể thư giãn, phục hồi (Ảnh: Internet)
Giấc ngủ trung bình ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng năng lượng và trao đổi chất. Như trẻ em thì sẽ cần 9-11 tiếng để ngủ, còn người trưởng thành là 7-9 tiếng, người già là 6-8 tiếng…
Lời khuyên cho giấc ngủ ngon hơn
- Tập thể dục thường xuyên, cố gắng lên lịch trình tập luyện khoảng 5 buổi/ tuần để tăng cường trao đổi chất. Tuy nhiên không nên tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ khi cơ thể đang trong trạng thái hưng phấn do nhịp tim tăng lên.
8 trường hợp khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được xác định là đúng tuyến
- Dậy sớm: Khi dậy sớm cơ thể sẽ có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, giúp điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, tăng cường sức khỏe.
- Hạn chế rượu bia, caffeine và nicotine trước khi ngủ vì những chất này sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, thậm chí mất ngủ.
- Không sử dụng các thiết bị di động trước khi đi ngủ, ánh sáng từ cac thiết bị này sẽ gây ảnh hưởng đến não và làm cơ thể khó vào giấc hơn
- Nếu khó ngủ, hãy nghe nhạc thư giãn hoặc đọc một cuốn sách sẽ giúp não bộ thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để có sức khỏe tốt. Nếu cơ thể khó ngủ nhưng không phải do 4 lý do kể trên, bạn nên cân nhắc việc trao đổi với bác sĩ xem có nguyên nhân khác hay không.
Giấc ngủ rất quan trọng nhưng nếu bạn ngủ trong 4 thời điểm này coi chừng cảm lạnh, thậm chí đột tử
Trong một số tình huống dưới đây, các chuyên gia lại khuyến nghị chúng ta không nên đi ngủ ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không đơn thuần chỉ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể, giấc ngủ còn đóng vai trò như "nguồn gốc của sự sống". Cơ thể cần ngủ đủ mỗi ngày để duy trì sức khỏe, giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh táo, duy trì nhịp sinh học của cơ thể, giúp ngăn chặn rất nhiều bệnh bao gồm bệnh tim, tiểu đường, thừa cân.... Thậm chí, nhà thần kinh học Matthew Walker (Đại học California Berkeley) còn nhận định ngủ càng ít, vòng đời của chúng ta càng ngắn.
Dù vậy, trong một số tình huống dưới đây, các chuyên gia lại khuyến nghị chúng ta không nên đi ngủ ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Khi tâm trạng đang lo lắng hoặc tức giận
Lo lắng hay tức giận là những cảm xúc tiêu cực mà chúng ta không thể lường trước nhưng nếu có thể, bạn không nên để tâm trạng quá nặng nề trước khi đi ngủ.
Theo tiến sĩ Mark S. Aloia (chuyên gia về giấc ngủ) trả lời trên The Healthy: "Khoảng 1 tiếng rưỡi trước khi ngủ, bạn nên tránh cảm xúc lo lắng, tức giận. Nếu đi ngủ ngay vào lúc này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ".
Ngoài ra, theo các chuyên gia trên tờ Journal of Research in Personalitu, đi ngủ khi cảm xúc tiêu cực còn làm tăng hoạt động của tim khiến bạn bứt rứt khó chịu. Cách tốt nhất là giải quyết hết mọi xung đột hoặc giải tỏa suy nghĩ tiêu cực trước khi lên giường đi ngủ.
2. Khi bạn đang đói hoặc đang no
Lời khuyên của các chuyên gia đó là không bao giờ nên đi ngủ khi bụng của bạn đang đói hoặc đang no.
- Đang đói: Theo bác sĩ Michael Breus (một nhà tâm lý học lâm sàng) cho biết đi ngủ khi bụng đói có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn, gây mất cơ, có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm hoặc trở nên mệt mỏi vào sáng hôm sau. Biện pháp khắc phục tình trạng này của ông là một thìa cà phê mật ong nguyên chất, giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định lâu hơn, hoặc bạn có thể sử dụng một món ăn nhẹ thân thiện với giấc ngủ như trứng, ngũ cốc, sữa chua... để làm đầy dạ dày trước khi lên giường.
Đi ngủ khi bụng đói có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn, gây mất cơ...
- Đang no : Đi ngủ khi đang no bụng là một quyết định vô cùng nguy hiểm. Lý do bởi ăn no sẽ khiến dạ dày căng, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Hơn nữa lúc này dạ dày đang thực hiện chức năng tiêu hóa, vội vã ngủ sẽ gây nên bệnh đau dạ dày hoặc chứng phù thũng cho các bộ phận trên cơ thể. Tốt nhất sau khi ăn bạn nên đi lại nhẹ nhàng 30 phút sau đó mới nên lên giường đi ngủ.
3. Ngủ khi vừa uống say
Sau khi say sưa bên bàn nhậu, điều mà bạn muốn làm nhất hẳn là ngả lưng xuống chiếc giường êm ái và ngủ một giấc thật say. Nhưng sự thật là việc ngủ khi mới uống say tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đôi khi phải trả giá bằng tính mạng.
Người say thường dễ nôn ói mất kiểm soát. Nếu lúc này đang ngủ trong tư thế nằm ngửa sẽ làm thức ăn trào ngược vào khí quản. Nhẹ sẽ gây viêm phổi, nặng thì có thể nghẹt thở, đột tử do chất nôn xâm nhập vào khí quản.
Với tư thế nằm sấp cũng rất nguy hiểm bởi người say thường gặp khó khăn trong hô hấp. Tư thế nằm sấp dễ chèn ép mũi, bên cạnh đó phần ngực, bụng cũng bị chèn ép càng gây khó thở hơn. Trong nhiều trường hợp, vì quá mệt nên người say không thể tự đổi tư thế nằm, dẫn đến việc không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, có thể gây tử vong vì nghẹt thở.
Nhìn chung, việc đi ngủ khi say là rất nguy hiểm. Cách tốt nhất là hạn chế việc uống quá chén. Sau khi uống rượu bạn nên ngồi nghỉ một chút rồi mới đi ngủ, nếu ngủ thì nên nằm nghiêng.
4. Ngủ khi tóc còn ướt
Vì bận rộn hay do thói quen sống, nhiều người giữ thói quen tắm khuya rồi để tóc ướt, tóc ẩm đi ngủ. Để tóc ướt đi ngủ không chỉ gây xơ rối tóc, kích ứng da đầu mà còn có thể sinh nấm đầu, đau đầu, cảm lạnh. Thậm chí gội đầu muộn rồi để tóc ướt đi ngủ mùa đông còn tăng nguy cơ đột quỵ.
Gội đầu muộn rồi để tóc ướt đi ngủ mùa đông tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo các chuyên gia, dù vào mùa nóng hay lạnh cũng nên tránh gội đầu vào ban đêm. Gội đầu xong cầnlau khô tóc, sấy tóc sát da đầu, tuyệt đối không đi ngủ khi tóc còn ướt.
5 tác hại không ngờ với cơ thể khi tức giận Tức giận không chỉ có tác hại gây phá vỡ các mối quan hệ mà còn là "sát thủ thầm lặng" đối với sức khoẻ, giấc ngủ và cơ thể của bạn. Tức giận có nhiều tác hại cho cơ thể bạn. Ảnh: GI. Tức giận gây hại giấc ngủ Cảm giác căng thẳng và nặng nề từ những cơn tức giận sẽ...