Ngủ phòng mát lạnh vẫn đổ mồ hôi ướt đẫm có thể là dấu hiệu ung thư máu
Ung thư máu xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng gia tăng bạch cầu đột biến. Việc điều trị ung thư máu cũng rất phức tạp, tốn kém và có tỉ lệ tử vong rất cao.
Có nhiều loại ung thư máu khác nhau và mỗi loại lại có một tập triệu chứng, phương pháp điều trị và cách diễn tiến đặc trưng. Trong đó, Lymphoma là một loại ung thư máu phát triển từ các tế bào bạch huyết, vốn là một phần rất quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể con người.
Đáng chú ý, một số triệu chứng trong giai đoạn đầu của Lymphoma lại ít khi được người bệnh để mắt đến, điển hình là đổ nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm, thậm chí có thể ướt sũng áo quần và ga trải giường, ngay cả khi người bệnh nằm trong phòng ngủ mát lạnh.
Theo Tổ chức Ung thư máu Vương quốc Anh, triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của Lymphoma là nổi hạch. Cụ thể, người mắc loại ung thư máu này sẽ xuất hiện những hạch không đau ở cổ, xương quai xanh, nách, vòm họng…, đây cũng chính là các hạch bạch huyết bị sưng lên do Lymphoma.
Bên cạnh nổi hạch hay đổ mồ hôi vào ban đêm, người mắc Lymphoma còn có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt hoặc giảm cân không rõ nguyên do.
Bệnh ung thư máu là bệnh khá phức tạp do đó mà cho tới ngày nay khoa học hiện đại vẫn chưa xác định được căn nguyên chính xác của bệnh này. Vì vậy mà bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao.
Video đang HOT
Ung thư máu là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, không kể tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu như:
- Người thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong môi trường có chứa nhiều chất phóng xạ hoặc hóa chất độc hại, ví dụ như công nhân nhà máy, thợ nhuộm, công nhân nhà máy năng lượng hạt nhân, chế tạo linh kiện điện tử…
- Người bị đột biến nhiễm sắc thể.
- Người sử dụng một số loại thuốc để diệt tế bào ung thư.
- Trẻ nhỏ mắc hội chứng Down bẩm sinh.
- Người hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên.
- Người có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh ung thư máu.
Hy vọng mới trong việc sử dụng máu cuống rốn để điều trị ung thư
Các nhà nghiên cứu vừa phát triển một phương pháp mới để khiến các tế bào gốc máu cuống rốn trở nên dễ cấy ghép hơn, từ đó cải thiện hiệu quả điều trị ung thư máu ở cả trẻ em lẫn người lớn.
Tế bào gốc máu hay còn được biết đến với tên gọi tế bào gốc tạo máu (HSCs) là một loại tế bào toàn năng có thể tạo ra mọi loại tế bào có trong máu, bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. HSCs có nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình sản sinh máu trong suốt cuộc đời của con người. Khi điều trị một vài loại ung thư và các bệnh rối loạn máu di truyền, đôi khi cần phải thay thế tủy xương bằng phương pháp ghép HSCs.
Từ HSCs có thể tạo ra mọi loại tế bào máu có trong cơ thể người.
Cuống rốn là một kho tàng HSCs rất dồi dào và hữu dụng. Cấy ghép tế bào gốc máu cuống rốn còn giúp hạn chế biến chứng so với tế bào gốc ở tủy xương. Mặc dù phương pháp cấy ghép tế bào từ cuống rốn đã được sử dụng với trẻ em trong suốt 3 thập kỷ qua, nhưng hầu hết đơn vị máu cuống rốn vẫn không chứa đủ lượng HSCs tương thích cho trẻ lớn và người trưởng thành.
Một nghiên cứu mới đây có lẽ đã tìm ra lời giải cho vấn đề nêu trên, khi phát hiện ra rằng, một loại protein có tên NOV, thường được tìm thấy với hàm lượng thấp trong máu, có thể được sử dụng để nhân nhanh lượng HSCs trong máu cuống rốn.
TS Rajeev Gupta (Viện nghiên cứu Ung thư UCL), đại diện nhóm tác giả cho biết: "Chúng tôi từng khám phá được rằng, một loại protein điều hòa có tên NOV là nhân tố cần thiết để đảm bảo chức năng của HSCs ở con người diễn ra bình thường. Từ kết quả này, chúng tôi tiếp tục đặt ra câu hỏi liệu có thể dùng NOV có độ tinh sạch cao, để tạo tác động lên HSCs trong cuống rốn và khiến chúng trở nên dễ cấy ghép hơn hay không?".
Theo chuyên gia này, trước đây, để làm tăng số lượng HSCs trong máu cuống rốn là rất đắt đỏ và khó khăn. Thậm chí, không phải tất cả HSCs hiện diện trong máu cuống rốn đều có thể được sử dụng để cấy ghép. Có đến 30% đơn vị máu cuống rốn không có đủ lượng HSCs có chức năng cần thiết cho việc cấy ghép và đã phải vứt bỏ.
Bằng cách nuôi cấy tế bào và tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên chuột thí nghiệm, nhóm tác giả nhận thấy, máu cuống rốn khi được tiếp xúc với NOV thì khả năng cấy ghép sẽ tăng lên đáng kể. Cụ thể hơn, loại HSCs có chức năng đã tăng lên gấp 6 lần. Đáng kinh ngạc hơn là điều này xảy ra chỉ sau 8 tiếng tiếp xúc.
"Sử dụng NOV, chúng tôi đã có thể nhanh chóng tác động vào tế bào gốc tạo máu từ đó biến đổi trạng thái của chúng, cụ thể là biến đổi HSCs không có chức năng thành HSCs có chức năng. Phát hiện này đã mang đến một giải pháp mới để các đơn vị máu cuống rốn chứa ít tế bào gốc trở nên hữu dụng, từ đó sẽ có nhiều bệnh nhân ung thư máu cũng như bệnh nhân mắc chứng rối loạn máu di truyền được cứu chữa hơn" - TS Rajeev Gupta nhấn mạnh về công trình khoa học này.
Nhóm tác giả cũng chia sẻ rằng, trong thời gian tới, họ sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng để kiểm chứng xem kết quả nghiên cứu này có thực sự hữu ích với các bệnh nhân ung thư máu hay không?
Minh Nhật
Bỗng dưng hết ung thư ở giai đoạn di căn, rồi mang thai, sinh con khỏe mạnh Khi đã ngừng hóa trị và xạ trị vì hết hy vọng, bệnh nhân Abi Flynn (Anh) bất ngờ khi biết khối u ung thư bỗng thu nhỏ lại. Thậm chí, cô còn mang thai và sinh con. Cô Abi Flynn bất ngờ vì khối u ung thư bỗng thu nhỏ lại - Ảnh minh họa: Shutterstock Abi Flynn (30 tuổi) sống ở...