Ngủ ngon giúp ngăn ngừa virus
Các chuyên gia khuyên chúng ta thực hiện đủ các biện pháp phòng ngừa như được khuyến cáo và ngủ ngon, ngủ đủ giấc để ngăn ngừa virus, bao gồm cả virus Corona (SARS-CoV-2).
Giấc ngủ là chất tăng cường miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể chống lại virus hiệu quả hơn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đảm bảo luôn ngủ ngon, ngủ đủ giấc là một trong những cách tốt nhất để chúng ta cải thiện khả năng miễn dịch và chống lại virus, bệnh tật. Hệ thống miễn dịch có 3 công việc chính, theo PT.
- Xác định mầm bệnh hoặc vi trùng gây bệnh và loại bỏ chúng khỏi cơ thể (bao gồm virus, ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc nấm).
- Phát hiện và trung hòa các chất độc hại từ bên ngoài cơ thể.
- Chống lại những thay đổi lớn trong cơ thể như tế bào ung thư.
Hệ thống miễn dịch được kích hoạt khi nó nhận ra các kháng nguyên hoặc chất độc và các chất lạ khác với cơ thể bạn. Điều này gây ra phản ứng, trong đó, hệ thống miễn dịch phát triển các kháng thể hoặc các tế bào đặc biệt để chống lại kẻ xâm lược.
Video đang HOT
Giấc ngủ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như thế nào?
Ngủ là cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất, cụ thể như sau, theo PT.
- Giấc ngủ tăng cường sản xuất tế bào T
Tế bào T là các tế bào bạch cầu đóng một phần quan trọng trong phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với virus. Việc kích hoạt chúng là một bước quan trọng trong cách cơ thể xử lý những kẻ xâm lược bởi tế bào T tấn công và tiêu diệt các tế bào mang virus.
- Giấc ngủ cải thiện phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các mối đe dọa
Thời gian phản ứng của hệ thống miễn dịch cũng được cải thiện khi bạn có một giấc ngủ ngon. Chỉ cần ngủ tốt là bạn đã hỗ trợ việc giải phóng và sản xuất cytokine – một loại protein giúp hệ miễn dịch nhanh chóng phản ứng với các kháng nguyên. Những protein này về cơ bản là bộ phận hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch thực hiện các mệnh lệnh về cách chống lại virus tốt nhất và chỉ đạo các tế bào miễn dịch tuân theo kế hoạch.
Thiếu ngủ sẽ làm cho tất cả những điều nói trên trở nên khó khăn hơn, khiến cơ thể bạn khó chống lại virus hơn, theo PT.
Người khỏi Covid-19 vẫn bị tổn thương tim phổi có tỷ lệ cao bất ngờ
Có tới 90% người mắc Covid-19 đã bình phục nhưng vẫn gặp vấn đề ở phổi; 80% có sức khỏe tim mạnh không như trước đây.
Mới đây, Bệnh viện Zhongnan ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) - nơi bùng phát dịch Covid-19, đã tiến hành khảo sát ở 100 bệnh nhân đã bình phục từ tháng 4. Theo đó, có tới 90% số người được kiểm tra gặp những vấn đề ở phổi, 5% phải cách ly do tái dương tính với nCoV.
Chương trình nghiên cứu kéo dài 1 năm, độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 59.
Bệnh nhân Covid-19 dù bình phục vẫn có thể chịu những tác động lâu dài. Ảnh minh họa: Times of India
Theo kết quả của giai đoạn một, 90% bệnh nhân vẫn bị tổn thương phổi. Điều đó đồng nghĩa chức năng trao đổi khí và thông khí phổi vẫn chưa trở lại mức như người bình thường.
Nhóm nghiên cứu đề nghị những người khỏi Covid-19 đi bộ trong vòng 6 phút. Người khỏe mạnh có thể đi được 500m trong khi người từng nhiễm virus nCoV chỉ đi được 400m.
Theo bác sĩ Liang Tengxiao, Bệnh viện Dongzhimen (Bắc Kinh), một số người đã xuất viện 3 tháng vẫn tiếp tục phải phụ thuộc vào máy thở oxy.
Hệ miễn dịch của cả 100 bệnh nhân vẫn chưa bình phục hoàn toàn khi tỷ lệ tế bào T thấp. Đây là yếu tố chính giúp ngăn cản virus xâm nhập cơ thể con người.
Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Liang cũng tiến hành thăm khám cho bệnh nhân trên 65 tuổi. Kết quả cho thấy, ở 10% số người được khảo sát, kháng thể chống lại virus nCoV đã không còn.
Ngoài ra, bệnh nhân còn phải trải qua tình trạng trầm uất và cảm giác bị kỳ thị. Nhiều người cho biết, gia đình của họ vẫn ngần ngại ăn cơm cùng bàn. Chưa đầy một nửa số người được hỏi quay trở lại với công việc.
Tim, phổi của người từng mắc Covid-19 dễ bị ảnh hưởng nhất. Ảnh minh họa: Times of India
Trong khi đó, theo một nghiên cứu khác về tác hại lâu dài của Covid-19, 80% bệnh nhân đã bình phục gặp vấn đề tim mạch.
Cuộc khảo sát tiến hành trên 100 người ở Frankfurt (Đức) từ tháng 4 tới tháng 6. Những người này tầm 40-50 tuổi, không có bệnh nền. Trong đó, 67 người không có triệu chứng hoặc bệnh nhẹ, số còn lại phải nhập viện.
Các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều cách khác nhau như sinh thiết, thử máu, chụp cộng hưởng từ để tìm hiểu tác động của Covid-19 lên tim. Kết quả, 78% số bệnh nhân đã bình phục có dấu hiệu tổn thương và viêm nhiễm ở tim.
Tỷ lệ cao như vậy cho thấy chúng ta còn rất nhiều điều chưa biết về tác hại lâu dài của virus nCoV, đặc biệt với những bộ phận quan trọng trong cơ thể.
Đâu là loại khẩu trang tốt nhất và tệ nhất trong việc ngăn lây nhiễm COVID-19? Thử nghiệm này sẽ cho bạn câu trả lời Thử nghiệm từ các nhà khoa học đến từ Đại học Duke sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi đâu mới là loại khẩu trang giúp hạn chế lây nhiễm COVID-19 tốt nhất. Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nhiều quốc gia và khu vực, các tổ chức y tế trên thế giới, đã luôn đưa ra những...