Ngủ ngày – Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Alzheimer
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Mayo Clinic, Rochester, Minnestosa, Mỹ cho thấy, những người thường xuyên buồn ngủ ban ngày có sự tích lũy các mảng amyloid cao trong não – nguyên nhân chính gây bệnh Alzheimer.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã theo dõi 283 người trong độ tuổi trên 70 từ năm 2009 đến năm 2016, không ai trong số họ mắc chứng sa sút trí tuệ khi bắt đầu nghiên cứu. Các nhà khoa học đánh giá mức độ buồn ngủ của họ vào ban ngày và tiến hành quét não ít nhất 2 lần/ngày/người tham gia. Kết quả cho thấy ở những người thường xuyên cảm thấy buồn ngủ ban ngày có sự hình thành các amyloid – một protein dính tạo thành các mảng bám trong não – tập trung ở bộ phận liên quan đến ký ức, cảm xúc, học tập và trí nhớ. Các nhà khoa học cho biết: “Việc thường xuyên cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày (EDS) có liên quan đến sự tích tụ amyloid-beta dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Việc xác định sớm bệnh nhân có dấu hiệu EDS và điều trị rối loạn giấc ngủ cơ bản có thể giúp làm giảm tích tụ amyloid-beta ở nhóm dễ tổn thương này, do đó có thể ngăn ngừa hoặc có phương pháp điều trị thích hợp ở thời kỳ khởi phát của bệnh”.
Tuấn Cường
Video đang HOT
( (Theo Dailymail, 3/2018))
Theo suckhoedoisong.vn
Hội chứng ngừng thở khi ngủ: Kẻ giết người thầm lặng
Hội chứng ngừng thở khi ngủ (SAS) là hội chứng mãn tính thường gặp nhiều ở nam giới gấp 2 -3 lần nữ, ở một số nước châu âu, Mỹ có tới gần 50% năm giới tuổi trung niên mắc, cần được phát hiện sớm, theo dõi điều trị lâu dài
Vưa qua, tai bênh viên Bach Mai đa diên ra Hôi nghi Khoa học Chuyên đề Cập nhật từ APSR Sydney 2017.
Tại Hội nghị, TS. Đoàn Thị Phương Lan, Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai trình bày "Chuyên đề Hội chứng ngừng thở khi ngủ: Kẻ giết người thầm lặng và nguy cơ mất an toàn giao thông".
Theo đó, Hội chứng ngừng thở khi ngủ (SAS) là hội chứng mãn tính thường gặp nhiều ở nam giới gấp 2 -3 lần nữ, ở một số nước châu âu, Mỹ có tới gần 50% năm giới tuổi trung niên mắc, cần được phát hiện sớm, theo dõi điều trị lâu dài.
SAS có đặc điểm như: ngủ ngáy, ngừng thở, giảm thở hoặc phải có hoạt động gắng sức hô hấp và triệu chứng ban ngày như: ngủ gật, buồn ngủ, mệt mỏi hoặc tập trung kém; khi ngủ thường ngáy to, thở khò khè, ngủ không ngon giấc...
Anh Internet
SAS có thể gây ra nhiều biến chứng như: tăng huyết áp kháng trị, đột quỵ, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, rối loạn trí nhớ và khả năng mất tập trung, rối loạn tim mạch và SAS làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Báo cáo cua TS Phương Lan cũng đã khuyến cáo: "SAS là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông do buồn ngủ. Sàng lọc và chẩn đoán rối loạn giấc ngủ cho những lái xe có nguy cơ cao như: béo phì, thừa cân, ngủ ngày góp phần giúp giảm nguy cơ tai nạn giao thông".
Theo Nguyên Huê
Khỏe plus
5 điều không ngờ gây hại cho tim Trái tim là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Một số thói quen phổ biến lại gây tổn thương trái tim một cách không ngờ. Ngồi hàng giờ trước tivi: Ngay cả khi bạn tập thể dục đều đặn, nhưng khi ngồi hàng giờ trước màn hình tivi có thể gây nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Nguyên nhân...