Ngủ lều ở Bãi Môn, mũi Đại Lãnh
Bãi Môn nằm dưới chân Mũi Đại Lãnh (còn gọi là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện), cùng với vịnh Vân Phong hợp thành khu du lịch trọng điểm cấp quốc gia của Việt Nam.
Mũi Điện, hay mũi Đại Lãnh, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên – cách thành phố Tuy Hòa khoảng hơn ba chục km – đã từng một thời gian dài được coi là cực Đông trên đất liền của nước ta, được ví von như là “nơi đón ánh ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”.
Ngày nay, dù không còn “danh vị” là cực Đông trên đất liền nữa, nhưng mũi Đại Lãnh vẫn luôn là địa điểm thu hút khách du lịch với phong cảnh hùng vĩ của mình.
Mũi Đại Lãnh trong các bản đồ cổ trước đây được ghi tên là Cap Varella, lý do bởi nó được phát hiện nhờ viên tướng người Pháp tên là Varella. Năm 1890, một ngọn hải đăng được người Pháp bắt đầu xây dựng tại mũi Varella theo điều khoản số 8 của Hiệp ước Harmand (được ký kết tháng 8/1883 giữa triều đình Huế và thực dân Pháp).
Đến nơi đây, bạn sẽ thấy ngọn hải đăng sừng sững trên mỏm núi chìa ra sát biển, nổi bật giữa màu xanh của biển trời mênh mang. Ngay sát bên dưới hòn núi nơi ngọn hải đăng tọa lạc, là một bãi cát hình vòng cung tuyệt đẹp: bãi Môn. Phía rìa bãi Môn sát chân núi, có một dòng suối nước ngọt chảy từ trên núi xuống biển.
Con suối nước ngọt chảy ngang qua bãi Môn, đổ ra biển.
Chúng tôi đến đây khi trời chiều còn đang nắng, ngồi nghỉ ngơi tại quán nước duy nhất dưới chân con dốc từ QL29 rẽ xuống bãi Môn. Đoàn chờ bớt nắng, tập kết lều trại (thuê từ thành phố Tuy Hòa, hoặc thuê ngay tại quán nhà chú Mười này cũng có), mua thêm thực phẩm chuẩn bị cho bữa tối trên bãi biển.
Khi bóng mát của dãy núi xung quanh đổ xuống, chúng tôi bắt đầu chia nhau mang lều trại, hành lý ra bãi Môn. Đoạn đường băng qua trảng cát chỉ khoảng vài trăm mét nhưng với những ai thường ngày ít vận động, cũng mệt ra trò.
Lều nhanh chóng được dựng lên, bàn ghế được xếp ra. Mọi người tranh thủ ào xuống tắm biển.
Sau khi vượt qua trảng cát cùng đống hành lý, mệt toát mồ hôi, được ào xuống vùng vẫy dưới làn nước biển xanh trong vắt thấy rõ đáy cát cùng bọn cá nhỏ tung tăng bơi lội, thật là sảng khoái vô cùng.
Sau khi tắm biển lên là có thể tráng nước ngọt ngay tại con suối nhỏ trên núi chảy xuống biển ngang qua bãi Môn. Lúc này trời bắt đầu tối, dây đèn được giăng lên trước dãy lều, một nhóm đảm nhiệm công việc chế biến thực phẩm. Và trong buổi tối lồng lộng gió biển ở bãi Môn, chúng tôi có cùng nhau một bữa ăn tối tuyệt diệu khó quên.
Video đang HOT
Chấm sáng nhỏ trên núi chính là ánh sáng ngọn hải đăng Đại Lãnh.
Bữa tối tuyệt vời trên bãi biển lộng gió, dưới bầu trời đầy sao.
Buổi sáng ở biển cũng rất thích, không khí cực kỳ trong lành và dễ chịu, tiếng sóng rì rào vỗ bờ khiến mọi người đều thức dậy rất sớm.Trời đã hửng lên, nhưng trăng vẫn còn sáng rõ trên nền trời phía Tây.
Trời đã hửng nhưng trăng vẫn sáng rõ bên trên dãy núi.
Sau khi tập thể dục, vệ sinh cá nhân, chúng tôi bắt đầu theo con đường bậc thang từ chân núi sát bãi Môn để đi lên thăm hải đăng Đại Lãnh.
Lưng chừng núi nhìn xuống bãi Môn, thấy dãy lều trại trước suối nước ngọt.
Ánh nắng sớm đã le lói trên đỉnh ngọn hải đăng.
Tháp đèn hải đăng Đại Lãnh hình trụ, cao 26.5m tính từ nền, và cao 110m so với mực nước biển, tín hiệu ánh sáng phát đi tối đa được khoảng 27 hải lý.
Phía dưới chân hải đăng là dãy nhà khá rộng lớn, có bể ngầm chứa nước mưa và có lắp đặt hệ thống pin mặt trời trên mái nhà. Tại đây cũng có phòng cho khách lưu trú, nhưng chúng tôi thích ngủ lều dưới bãi Môn hơn.
Dãy nhà dưới chân ngọn hải đăng Đại Lãnh, với giàn pin mặt trời trên mái nhà.
Tuy đã không còn được ghi nhận là điểm cực Đông trên đất liền, nhưng mũi Đại Lãnh vẫn rất thu hút du khách vì hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối và núi đồi.
Du khách bắt đầu xuống mũi Đại Lãnh.
Hải đăng Đại Lãnh nổi bật trên nền trời xanh, nắng vàng.
Cột mốc Mũi Điện – Mũi Đại Lãnh ở cuối mũi Rạng Đông. Trên bia khắc dòng chữ “Điểm cực Đông, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”.
Ghềnh Đá Đĩa biểu tượng du lịch Phú Yên
Những du khách lần đầu đến Phú Yên sẽ được giới thiệu đến danh thắng Ghềnh Đá Đĩa có cảnh quan độc đáo về địa chất, với những trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau lạ mắt.
Xúc tiến, quảng bá du lịch MICE Hàn Quốc 2023 tại Hà Nội
Đón bình minh tại Mũi Điện
Nằm tại xã An Ninh Đông (huyện Tuy An), Ghềnh Đá Đĩa rộng khoảng 50 m và trải dài hơn 200 m, là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo, nhưng vẫn chồng chất, xếp tầng chồng lên nhau trông như chồng bát đĩa. Nhìn từ xa, ghềnh đá trông giống như một tổ ong khổng lồ. Năm 1998, danh thắng Ghềnh Gành Đá Đĩa được Nhà nước công nhận là thắng cảnh thiên nhiên cấp quốc gia.
Du khách có thể nhìn toàn cảnh Ghềnh Đá Đĩa từ trên cao.
Du khách chụp check-in toàn cảnh Ghềnh Đá Đĩa.
Trên đường xuống Ghềnh, một số mỏm đá được chị em tạo dáng chụp ảnh.
Loại đá tại Ghềnh Đá Đĩa là đá bazan được hình thành hơn 200 triệu năm. Đến nay, nhiều chuyên gia đã nhận định, khi núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa hoạt động, các dòng nham thạch phun trào gặp nước lạnh, làm những khối nham thạch nứt ra, tạo thành những phiến đá hình lục giác, hình tròn...
Đó cũng là lý do mà nhiều người muốn chụp ảnh với những phiến đá hình khối này.
Một số bạn trẻ đi đến gần mép nước để lấy toàn cảnh từ dưới lên.
Nước biển nơi Gềnh Đá Đĩa trong vắt thấy đáy.
Nhiều cột đá đa hình dạng từ hình lục giác, hình tròn đến hình vuông xếp chồng lên nhau tạo thành một khối vững chắc.
Nhiều bạn trẻ tìm chỗ vắng để chụp ảnh lấy toàn cảnh.
Nhiều du khách nếu không có thời gian thường chụp cận cảnh.
Trên quãng đường di chuyển tới Gềnh Đá Đĩa, du khách có thể trải nghiệm dịch vụ cưỡi ngựa.
Một thoáng làng biển Khải Lương Trên bản đồ thì thôn Khải Lương (xã đảo Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) chỉ là một chấm nhỏ ở phía nam sát cuối bán đảo Hòn Gốm, sát Cửa Bé vào vịnh Vân Phong. Đến đây, ta mới thấy được vẻ đẹp nên thơ của một làng biển đặc trưng miền Nam Trung Bộ. Nằm trong một eo biển...