Ngư dân Việt Nam nên kiện Trung Quốc thế nào?
Hành động Trung Quốc dùng tàu lớn đâm trực diện, phá hỏng, nhấn chìm tàu cá cùng toàn bộ ngư dân Việt Nam không chỉ là hành động cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng con người nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng. Nó còn cực kỳ nguy hiểm vì cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu ngang ngược coi thường các nguyên tắc ứng xử quốc tế, không tuân thủ các nghĩa vụ mà họ trong tư cách là một nước thành viên Liên Hiệp quốc, một nước đã ký Công ước Luật biển của Liên Hiệp quốc phải thực hiện.
Tuy vậy, điều quan trọng nhất, cấp bách nhất lúc này là phải đảm bảo an toàn tính mạng, phương tiện cho ngư dân đánh bắt tại vùng biển mà Trung Quốc có thể xuất hiện quấy phá
Với chủ trương để cho bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá bị phá hỏng, kiện Trung Quốc tại một Tòa án Việt Nam (Tòa án Nhân dân Đà nẵng), Việt Nam có thể đã tự tước đi cơ hội của ngư dân Việt Nam khởi kiện Trung Quốc tại Tòa án Luật biển quốc tế (ITCLOS) để được bảo vệ một cách tốt nhất, lâu dài nhất.
PV Takeshi Mine của Nhật Bản quay lại hình ảnh cuối cùng mà bà Huỳnh Thị Như Hoa chụp được về con tàu ĐNa 90152 khi đang kéo về Đà Nẵng (Ảnh: HC)
Về lý thuyết, bà Hoa có thể kiện tại một Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam, Tòa án Đà nẵng chẳng hạn, theo thủ tục hình sự và cả dân sự. Vì nơi xẩy ra hành vi hủy hoại tài sản nằm trong vùng đặc quyền kinh tế biển mà Việt Nam có chủ quyền và toàn quyền tài phán.
Khó khăn
Để vừa khẳng định hành vi phá hoại tài sản, vừa buộc Trung Quốc bồi thường thiệt hại, trước tiên bà Hoa phải làm đơn tố cáo yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án.
Thủ tục tố tụng hình sự sẽ được tiếp tục khi cơ quan điều tra xác định được có dấu hiệu phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội là ai.
Hàng loạt khó khăn xuất hiện trong quá trình điều tra, đặc biệt là xác định thủ phạm, sẽ khiến việc khởi tố bị can và đưa ra xét xử rất dễ trở thành bất khả thi.
Nếu chỉ muốn bồi thường thiệt hại, bà Hoa có thể trực tiếp khởi kiện Trung Quốc tại Tòa án Đà nẵng theo thủ tục dân sự. Thủ tục này cũng vấp phải những trở ngại lớn, trong đó có việc xác định bị đơn là ai?
Dù thắng kiện, bà Hoa cũng rất khó nhận được tiền bồi thường. Việc thi hành án, kể cả ở Việt Nam, là rất khó khăn. Về lý thuyết, cơ quan thi hành án Việt Nam có quyền phong tỏa tài sản của Nhà nước Trung Quốc tại Việt Nam để buộc họ phải trả tiền bồi thường cho bà Hoa.
Nhưng hậu quả chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc do sự phong tỏa này gây ra sẽ lớn hơn, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với số tiền cần thi hành án, khiến không cơ quan nào dám cho phép thi hành án cả.
Tuy nhiên điều đặc biệt nguy hiểm ở đây lại là:
a) nếu bản án có hiệu lực của một Tòa án Việt Nam (Tòa Đà nẵng cho đơn kiện của bà Hoa, chẳng hạn) đã có thể tuyên buộc Trung Quốc phải bồi thường được, thì toàn bộ các trường hợp ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc làm thiệt hại trong tương lai đều bắt buộc phải do Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam xét xử;
Video đang HOT
b) Tương tự, một sơ hở khi dùng từ ngữ trong bản án của một Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, cũng có thể loại trừ quyền khởi kiện của ngư dân Việt Nam tại Tòa án luật biển quốc tế.
Tất nhiên bà Hoa cũng có thể khởi kiện Trung Quốc tại Tòa án luật biển quốc tế yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại và thực hiện các yêu cầu khác của bà.
Nhưng phải nhấn mạnh rằng phán quyết của Tòa án luật biển quốc tế chỉ có hiệu lực và giá trị đối với bà Hoa chứ không phải cho tất cả ngư dân Việt Nam.
Yêu cầu khởi kiện của bà Hoa là yêu cầu của một ngư dân bị Trung Quốc phá hoại tài sản, cản trở mình đánh bắt hải sản.
Mục đích của bà Hoa do đó cũng khác với mục đích khởi kiện của ngư dân Việt Nam muốn được đảm bảo tự do đánh bắt trên vùng biển mà họ được quyền đánh bắt; muốn được bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản khi hành nghề đánh bắt hải sản.
Tàu ĐNa 90152 TS bị tàu Trung Quốc đâm chí mạng.
Phán quyết của Tòa án biển quốc tế chỉ có hiệu lực đối với nguyên đơn là bà Hoa, nên cũng không buộc được Trung Quốc phải bảo đàm tự do đánh bắt, bảo đảm an toàn cho ngư dân Việt Nam.
Ba hướng đi
Để bảo vệ ngư dân lâu dài và toàn diện, có ba hướng khởi kiện – đều khả thi cả – tại Tòa án luật biển quốc tế:
Ngư dân khởi kiện thông qua đại diện của mình là Hiệp hội nghề cá Đà nẵng, nếu không bị bản án vụ bà Hoa cản trở, và Hiệp hội được sự cho phép của đảng, Nhà nước;
Nhà nước khởi kiện yêu cầu tòa này ra phán quyết xác định (declaratory judgement) việc Trung Quốc dùng tàu đâm tàu Việt Nam, phá hoại phương tiện đánh bắt của ngư dân Việt Nam là hành vi sử dụng vũ lực;
Kết hợp một cách khéo léo cả hai hình thức khởi kiện trên.
Thủ tục khởi kiện, tố tụng xét xử tại Tòa án luật biển quốc tế đặc biệt phức tạp. Hơn nữa, các thủ tục này hoàn toàn xa lạ và khác với thủ tục tố tụng tại Việt Nam. Ngay cả việc thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ cũng theo các chuẩn mực không giống như Việt Nam vẫn quen thuộc.
Trong hầu hết các giai đoạn của quá trình khởi kiện như: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện; tố tụng văn bản; tố tụng công khai, đều có những trở ngại và ẩn chứa nguy hiểm có thể dẫn đến thất bại. Muốn thắng kiện, phía Việt Nam chắc chắn phải được một công ty luật nước ngoài chuyên về Luật biển quốc tế tư vấn và đại diện trước Tòa án luật biển quốc tế.
Ngay cả khi có nhiều khó khăn, trở ngại như thế, ngư dân Việt Nam cũng nên nộp đơn kiện lên Tòa án luật biển quốc tế. Vì ngay từ khi Tòa án quốc tế này nhận đơn khởi kiện, ngư dân ta đã được bảo đảm an toàn rồi.
Kể từ thời điểm đơn kiện được thụ lý, Trung Quốc có nghĩa vụ không được tiếp tục thực hiện những hành động làm hiện trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nghĩa là không được tiếp tục phá hoại phương tiện, cản trở ngư dân ta đánh cá nữa.
Nếu Trung Quốc vẫn làm, nguyên đơn (Hiệp hội nghề cá) có quyền yêu cầu Tòa án luật biển quốc tế quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Trung Quốc hoặc phải rút tàu ra khỏi vùng biển có ngư dân Việt Nam đánh bắt, hoặc phải bảo đảm các tàu của Trung Quốc giữ một khoảng cách an toàn xác định đủ để các tàu ngư dân Việt Nam an tâm đánh bắt.
Thiệt hại cụ thể của bà Hoa và của những ngư dân khác (nếu có) sẽ được tính đến trong đơn khởi kiện của Hiệp hội, hoặc trong khi đàm phán giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi Tòa án luật biển quốc tế ra phán quyết (declaratory judgement) có lợi cho đơn kiện của Việt Nam.
TS. Nguyễn Vân Nam (Nhà luât học tại Đai hoc Humboldt, CHLB Đưc)
(Bai viêt thê hiên văn phong và quan điêm riêng cua tác giả)
Theo NTD
Hoàng Sa "nóng" và "lạnh"
Sau nhiều đêm "cưỡi" sóng ra vùng biển Hoàng Sa của tổ quốc, tôi nhận thấy: "Ở nơi biển cả xa khơi, các lực lượng chức năng luôn mang trong mình một trái tim "nóng" và cái đầu "lạnh" để đối phó với hành động ngông cuồng của Trung Quốc đang nuôi dưỡng dã tâm xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam".Trái tim "nóng"
Có lẽ tôi cùng nhiều nhà báo khác là một phần trong số ít người Việt Nam may mắn được đến Hoàng Sa kể từ sau năm 1974 - ngày Trung Quốc xua tàu chiến ra cưỡng chiếm một phần máu thịt của đất nước Việt Nam.
Đêm trên biển lại nhớ lời đại úy Ngô Vĩnh Hòa - thủy thủ trưởng tàu CSB 8001 - nhắn nhủ về đất liền trước khi tôi rời Hoàng Sa: "Sử sách còn ghi rõ, trong quá khứ và tôi tin ở cả thực tại cũng như tương lai, đã là những người con mang dòng máu Việt thì hiển nhiên không bao giờ chúng ta sợ, không bao giờ khuất phục trước việc làm phi lý của các thế lực bên ngoài gây phương hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam".
Hành động quá khích của tàu hộ tống của Trung Quốc vây ép, đâm va tàu thuộc lực lượng chấp pháp Việt Nam đang bị cả thế giới lên án.
Và tôi tin, không chỉ riêng tôi hay đại úy Ngô Vĩnh Hòa, mà tất cả 90 triệu trái tim của người dân nước Việt đều "nóng", đều sẵn sàng đóng góp công sức, trí tuệ của mình vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Đêm cuối tháng 5, tôi gặp chiến sĩ trẻ Lê Khắc Dự - người đảm nhiệm công việc trực máy trên con tàu CSB 2013. Dự sinh ra và lớn lên ở vùng biển Quảng Lợi, Quảng Xương (Thanh Hóa). Thuở nhỏ anh thường theo họ hàng, bà con xóm biển vươn khơi tới Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt con mực, con thu.
Dự tâm sự: "Hai quần đảo đó là "máu thịt" thuộc cương vực quốc gia, nó là nguồn sinh kế phục vụ mưu sinh đối với hàng triệu người dân Việt Nam từ bao đời nay, nó được ông cha ta gìn giữ, bảo vệ. Giờ Trung Quốc xâm chiếm phục vụ cho lợi ích riêng của họ là điều hoàn toàn không thể chấp nhận".
"Những ngày gần đây, tàu của lực lượng chức năng Trung Quốc không những quần thảo trái phép trên thềm lục địa của nước ta, mà còn hung hãn đâm va làm hư hỏng tài sản tàu CSB, tàu kiểm ngư và cả tàu của ngư dân, đe dọa đến tính mạng đồng loại. Khi đó, chúng em bức xúc lắm. Mình thực hiện nhiệm vụ chấp pháp trên chính vùng biển của đất nước lại bị họ ngông nghênh cản phá. Nhưng em cũng như tất cả các chiến sĩ khác đều cố gắng kìm nén lòng tức giận, tuân thủ mệnh lệnh của trên giao, không để phía Trung Quốc lợi dụng vu vạ" - Dự bức xúc.
Cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ chấp pháp tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam luôn bình tĩnh, chấp hành nghiêm mệnh lệnh trên giao. Trong ảnh: Thiếu tá Nguyễn Đức Tuyên - Thuyền trưởng tàu 8001, người mặc quân phục - thư giãn cùng các nhà báo sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong ngày của mình.
Thượng tá Nguyễn Nghiêm Long - Phó chính ủy vùng CSB - 3 tâm sự tại thực địa với phóng viên Báo Lao Động những tình cảm chân thành rằng: Mỗi lần nhìn thấy tàu anh em, đồng đội, tàu của lực lượng kiểm ngư bị tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngư chính, hải cảnh của Trung Quốc vô cớ vây ép, đâm va, phun vòi rồng làm hư hỏng phương tiện, làm bị thương nhiều cán bộ thuộc lực lượng kiểm ngư, ai chả "nóng tiết".
Thượng tá Long nói: "Cứ hình dung giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt ngang nhiên như trồng cây trên vườn của nhà mình, thì không chỉ riêng toàn dân Việt Nam phản đối, các nước trong khu vực, dư luận trên thế giới đều lên án trước hành động ngang ngược của Chính phủ Trung Quốc".
Cái đầu "lạnh"
Nếu đầu tháng 5.2014, lực lượng chấp pháp của ta tiếp cận giàn khoan cách từ 5-7 hải lý, các tàu Trung Quốc ra ngăn cản thì bây giờ, khi tàu kiểm ngư, tàu CSB tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 10-12 hải lý, tàu Trung Quốc đã xuất hiện với số lượng lớn vây ép, dồn đuổi. Phía Trung Quốc dùng 3-4 tàu vây ép 1 tàu CSB, tàu của lực lượng kiểm ngư.
Có thời điểm, Trung Quốc dùng 2 tàu ép hai bên, 1 tàu chặn phía trước, tàu chặn phía sau nhằm cô lập tàu của lực lượng chấp pháp thực thi nhiệm vụ trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, các tàu của Trung Quốc có thủ đoạn rất mới, đó là cho tàu tăng tốc đuổi tàu của lực lượng chức năng Việt Nam rồi vượt lên trên và giảm tốc độ đột ngột nhằm tạo cớ vu vạ tàu CSB hoặc tàu kiểm ngư đâm tàu Trung Quốc.
Tuy nhiên, hành động này của tàu Trung Quốc bị lực lượng chức năng Việt Nam "bắt tẩy" từ khá sớm nên chúng ta chủ động né tránh khi rơi vào bẫy tình huống này. Không thực hiện được mưu đồ, các tàu Trung Quốc điên cuồng quây lại với số lượng lớn để ngăn cản tàu của chúng ta, sau đó một tàu dùng vòi rồng phun nước làm hư hỏng trang thiết bị, máy móc.
Tất cả mấy mươi con tàu đều đoàn kết, dũng cảm và khéo léo vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cũng như toàn bộ tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tâm sự của lính biển
Không phải mất nhiều thời gian để chúng tôi - những nhà báo - trở nên thân thiết như anh em trong nhà với các cán bộ, chiến sĩ làm việc trên con tàu CSB 8001, từ đây họ "trải lòng" cùng phóng viên Báo Lao Động về công việc, cuộc sống riêng tư của mình trong tiếng sóng vỗ rì rào vào thân tàu giữa Hoàng Sa mênh mông của tổ quốc. Lúc đầu tôi gọi Hà Đức Duy - nhân viên hàng hải tàu CSB 8001 (quê Đông Vinh, Đông Hưng, Thái Bình) - là anh. Bởi nhìn vóc dáng bên ngoài, Duy khá cao lớn, nước da đen sạm, chỉ riêng giọng nói của nhân viên hàng hải này là nhỏ nhẹ. Qua trò chuyện mới hay, Duy kém tôi tới 3 tuổi (anh SN 1981).
Chiều một ngày đầu tháng 6.2014, nắng Hoàng Sa chói chang nhưng êm dịu bởi có sự pha trộn của những làn gió từ biển dội vào, Đức Duy cho biết: Bây giờ chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với lực lượng đang làm nhiệm vụ trên biển luôn phải đối diện với hiểm nguy đến tính mạng có nhiều thay đổi. Chính vì vậy, chúng em càng phải làm việc sao cho xứng đáng với niềm tin của người thân, nhân dân ở đất liền. Chiến thắng rồi sẽ thuộc về lẽ phải. Người dân Trung Quốc sẽ tự hiểu những hành động của lực lượng chức năng nước họ đang gây hấn với Việt Nam chẳng vẻ vang gì. Lực lượng chấp pháp của ta càng kiềm chế thì dư luận trên thế giới càng nể trọng và ủng hộ đấu tranh loại bỏ những việc làm phi nghĩa của Trung Quốc.
Duy có người yêu đang làm việc ở TP.Hồ Chí Minh, hai người dự kiến sẽ tổ chức đám cưới vào tháng tới. Nhưng kế hoạch đó có thể phải hoãn lại, bởi nhiệm vụ cao cả đối với anh lúc này là làm tốt công việc chuyên môn của thuyền trưởng giao trong thời gian hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa.
Duy nhắn nhủ: "Chưa biết bao giờ tàu mới về đất liền anh ạ. Mà có về cũng chỉ cập cảng Đà Nẵng tiếp tế nhu yếu phẩm, nhiên liệu rồi quay ra làm nhiệm vụ thôi. Chúng em xác định đây sẽ là công việc còn diễn ra lâu dài, ngày nào Trung Quốc rút giàn khoan, rút tàu hộ tống khỏi thềm lục địa của ta khi đó có lẽ bọn em mới nghĩ đến chuyện "xả hơi". Dự kiến là vậy, nhưng có thể tới tháng 1 hoặc lâu hơn nữa, cái quan trọng em mong muốn cô ấy hãy vững tin ở nơi em. Rằng đang thực hiện nhiệm vụ cách mạng nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, em luôn hướng về cô ấy".
Khác với Duy, trung úy Hoàng Văn Hải làm nhiệm vụ truyền thư tín về sở chỉ huy đã yên bề gia thất. Trung úy Hải chia sẻ rằng vợ anh là Phạm Thị Bích Phượng, hiện đang sống ở Vũng Tàu, chuẩn bị "ở cữ". Cô ấy sắp sinh nở lần đầu nên cũng thấy lo lắng. Lo là vậy, song theo quan sát của tôi, hằng ngày Hải vẫn làm việc một cách cần mẫn, hoàn thành tốt những công việc chuyên môn của mình.
Theo Lao Động
CNN: Loạt ảnh cuộc chiến của Cảnh sát biển Việt Nam Nằm trong nhóm 40 phóng viên trong và ngoài nước được phép tiếp cận nơi giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam, phóng viên đài CNN đã ghi lại những hình ảnh đời thường của tàu cảnh sát biển Việt Nam Có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu...