Ngư dân trúng đậm cá ngừ sọc dưa trên biển Trường Sa
Mấy ngày qua, ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa… đã trúng đậm cá ngừ sọc dưa ở Trường Sa. Đây được xem là cao điểm mùa đánh bắt cá ngừ sọc dưa hàng năm.
Trúng đậm cá ngừ sọc dưa ở vùng biển Trường Sa
Sau hơn 20 ngày đêm đánh bắt ở ngư trường truyền thống Trường Sa, hàng loạt tàu cá đánh bắt cá ngừ xa bờ của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã trở về bờ với sản lượng tăng vọt gấp đôi, gấp ba.
Ông Hồ Thanh Hải (phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang), thuyền trưởng tàu cá KH-956990-TS cho biết, tàu ông đánh bắt ở gần đảo Sinh Tồn Đông, quần đảo Trường Sa và đây là vùng trúng đậm cá ngừ sọc dưa. Sau chuyến biển, tàu ông trúng hơn 20 tấn cá ngừ sọc dưa.
Ngư dân Hải phấn khởi cho biết đây là chuyến biển trúng đậm nhất trong nhiều tháng qua vì đang là cao điểm của mùa đánh bắt cá ngừ sọc dưa truyền thống, sẽ kéo dài đến hết tháng 9 hàng năm.
Hiện nay bà con ngư dân Nam Trung Bộ thường xuất bến đánh bắt theo tổ, đội để hỗ trợ nhau nếu xảy ra sự cố trên biển. Tàu cá đánh bắt cá ngừ sọc mùa này đa phần hành nghề lưới vây với từ 10 đến 12 lao động lành nghề. “Tổ đánh bắt của chúng tôi có 7-8 tàu cá gồm cả ngư dân Khánh Hòa, Bình Định và chuyến biển này tàu nào trúng ít nhất là 15 tấn cá ngừ sọc dưa. Hiện cá ngừ sọc dưa tại cảng từ 14.000-16.000 đồng/kg và tàu tôi lãi hơn 100 triệu đồng”, ông Hải phấn khởi.
Vận chuyển cá ngừ sọc dưa ở cảng Hòn Rớ, Nha Trang, ngày 26/8
Như thường lệ, cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang), cảng cá lớn nhất Nam Trung Bộ vẫn là nơi cặp bờ trung chuyển truyền thống của ngư dân sau chuyến biển dài. Trưa ngày 26/7, hoạt động mua bán cá ngừ sọc dưa tại cảng Hòn Rớ khá nhộn nhịp, xe đông lạnh được huy động để chở cá đi tiêu thụ. Hoạt động vận chuyển cá ngừ sọc dưa đến trưa vẫn chưa kết thúc.
Theo BQL Cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang), mấy năm gần đây sản lượng cá ngừ sọc dưa mà ngư dân nhập quan cảng có dấu hiệu giảm mạnh 60-70%. Theo đó, do đánh bắt gặp khó khăn, liên tiếp thua lỗ nên ngư dân đã chuyển từ mô hình đánh bắt xa bờ sang đánh bắt gần bờ.
Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng BQL Cảng cá Hòn Rớ, nguyên nhân là do chi phí đánh bắt xa bờ tốn kém, hao nhiên liệu, cần nhiều lao động, trong khi giá cá lại thất thường do bảo quản lâu ngày trên biển. Trong khi đó, các tàu đánh bắt cá ngừ sọc dưa gần bờ đã cập cảng cách đây 7-10 ngày và thời điểm đó cá được giá, dao động từ 25.000-30.000 đồng/kg.
Đây là chuyến trúng đậm cá ngừ sọc dưa của ngư dân trong nhiều tháng qua
Viết Hảo
Video đang HOT
Theo Dantri
Ảnh phân giải cao Trung Quốc rầm rộ xây đảo nhân tạo
Những tấm ảnh chụp từ vệ tinh với độ phân giải cao được công bố đầu tháng 3 năm nay cho thấy các hoạt động xây dựng căn cứ quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam diễn ra rầm rộ với những khu vực được cải tạo nằm ở bãi Vành Khăn, bãi Xu-bi, bãi Chữ Thập cùng nhiều bãi san hô khác.
Đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp, xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma.
Trung Quốc đang nhanh chóng, một cách trái phép, biến nhiều bãi san hô của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam thành các căn cứ quân sự của nước này. Đây được xem là một phần trong chiếc lược củng cố vị trí của Trung Quốc trên Biển Đông, bất chấp những phản đối của các nước trong khu vực và thế giới.
Những căn cứ mới xây dựng này nhiều khả năng được Trung Quốc sử dụng để gây sức ép lên các hoạt động quân sự cạnh tranh khác trong khu vực. So với mục đích hỗ trợ và tăng cường giám sát không lưu trong bối cảnh Trung Quốc dự tính thiết lập vùng cấm bay (ADIZ) trên Biển Đông, những căn cứ mới có vẻ như mang nhiều tiềm lực hơn thế.
Bãi Chữ Thập
Cách đường bờ biển Trung Quốc hơn 1.000km, tính đến tháng 3/2015, bãi Chữ Thập đang tiệm cận đến việc trở thành một căn cứ hải quân/không quân kết hợp lớn hơn bất kì căn cứ nào cùng loại trên quần đảo Trường Sa.
Bãi Chữ Thập với cảng mới xây dựng và một đường băng dài tới 3.300 mét. Khu vực màu xanh nhạt ở giữa là rạn san hô ban đầu, sau được Trung Quốc bồi đắp, mở rộng.
Căn cứ mới này có một cảng biển có thế đón những tàu hải quân lớn nhất của Trung Quốc, cũng như sở hữu một đường băng đủ dài (3.300m) cho các máy bay chiến đấu và hỗ trợ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), Hải quân và Không quân Trung Quốc.
Cảng mới xây ở bãi Chữ Thập cho phép Trung Quốc tiếp cận nhanh đến các vùng nước sâu (2.000m, chỉ cách bờ vài km), một cảng biển phù hợp cho việc làm căn cứ tàu ngầm hơn các vùng nước nông quanh cảng của hạm đội Nam Hải tại đảo Hải Nam.
Bãi Gạc Ma
Các công trình trên bãi Gạc Ma.
Những công trình mới được xây dựng tại bãi Gạc Ma khả năng bao gồm các tháp radar (hoặc chống máy bay), các ụ súng và một tòa nhà lớn, nhiều tầng với diện tích trên 530m2. Tuy nhiên, trái ngược với những thông tin trước đó, không có dấu hiệu của việc xây dựng đường băng.
Bãi Vành Khăn
Tại bãi Vành Khăn, một chiếc tàu nạo vét bồi đắp một khu đất mới ở mép phía nam trong khi đó một khu đất khác chưa từng được đưa tin cũng đang thành hình ở rìa phía tây.
Bãi Vành Khăn.
Cùng lúc đó, hoạt động xây dựng cũng diễn ra tại bãi Tư Nghĩa, bãi Ga Ven và bãi Châu Viên với các tòa nhà cao tầng, tháp radar và có khả năng có các ụ súng cùng những bức tường gia cố biển lẫn các bãi đậu tàu đã hoặc gần như hoàn thành. Các tòa nhà tại bãi Tư Nghĩa và Ga Ven gần như đồng nhất, và tương tự với tòa nhà ở bãi Gạc Ma.
Sự tương đồng của các công trình trên các bãi Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma.
Tại hai địa điểm ở phía tây nam bãi Xu-bi, khu đất mới đang hình thành với sự hiện diện của bốn tàu nạo vét và trên 10 tàu xây dựng liên quan.
Bãi Xu-bi.
Ở mũi phía bắc của bãi Én Đất có khu vực đất mới hình thành lẫn dấu vết của những tàu nạo vét trên đáy biển gần đó. Tuy nhiên không có con tàu nào xuất hiện trong các tấm ảnh.
Bãi Én Đất.
Những vùng nước sâu gần tám bãi san hô được phân tích ở đây có thể còn là các kênh hoạt động của tàu ngầm thuộc hải quân các nước khác, ví dụ Mỹ, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản... Hải quân Trung Quốc được cho có thể sử dụng những căn cứ mới xây dựng này để triển khai lực lượng quân sự cố định cũng như hỗ trợ các loại hình không quân, hải quân và giám sát chống ngầm khác.
Cảng biển tại bãi Chữ Thập.
Đô đốc Harry B. Harris Jr. - tân tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, ghi nhận, trong khi các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông chỉ tôn tạo với tổng diện tích chừng 40,46 ha trong hơn 45 năm qua, thì "chỉ trong 18 tháng, Trung Quốc đã bồi đắp tới 1.214,1 ha".
Bãi Tư Nghĩa.
Tại diễn ra trong tháng này tại thủ đô Washington (Mỹ), một học giả Trung Quốc đã đặt câu hỏi: Philippines cũng có các hoạt động xây dựng tại vùng biển này, cũng như Trung Quốc. Vậy đâu là sự khác biệt hay có một tiêu chuẩn kép ở đây?
Bãi Ga Ven.
Trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam cho biết, sự khác biệt vô cùng lớn trong hoạt động xây dựng này là việc một bên xây dựng với mục đích phòng vệ trong một bên lại xây dựng nhằm mục đích tấn công.
Bãi Châu Viên.
Theo ông Lee Hsiang-Chou, người đứng đầu Cục An ninh Đài Loan, tầm quan trọng mang tính chiến lược của việc Trung Quốc mở rộng sự hiện diện tại quần đảo Trường Sa trở nên rõ ràng vào tháng 9/2014, thời điểm đích thân ông Wu Shengli, tư lệnh của Hải quân Trung Quốc, thân chinh thị sát các cơ sở xây dựng trái phép của nước này.
Ông Lee cũng cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân cho phép xây dựng 5 địa điểm quân sự mới của Bắc Kinh tại quần đảo Trường Sa.
Theo Anh Minh/ SIA
baotintuc.vn
Tàu cá Bình Định bị tàu lạ đâm ở Trường Sa Trong khi đang hành nghề khai thác thủy sản trên biển, tàu các BĐ 96496 TS của ngư dân tỉnh Bình Định bị một tàu lạ nước ngoài rượt đuổi, tấn công, đâm hư hỏng tàu. Ngày 24/7, ông Nguyễn Nhật Ngọc (53 tuổi, thôn Thạnh Xuân, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), chủ tàu cá BĐ 96496 TS đã...