Ngư dân rơi nước mắt khi ‘trở về từ cõi chết’
Hơn 5 giờ đồng hồ trôi dạt trên biển trong khi tàu cá chìm dần, ngư dân Dương Văn Thạch cùng các thuyền viên khác đã nghĩ đến tình huồng xấu nhất.
Trưa 13/9, tàu cảnh sát biển 8002 chở 18 ngư dân và thuyền viên cập cảng ở Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, xã Tam Quang ( huyện Núi Thành). Họ được test nhanh Covid-19 trước khi trở về địa phương.
Ngư dân Dương Văn Thạch, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn ( Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu cá QNg 95058, trở về với khuôn mặt hốc hác, đôi mắt đỏ hoe. “Chúng tôi được sống lại lần thứ hai nhờ có tàu cảnh sát biển”, câu đầu tiên ngư dân 48 tuổi nói khi bước lên bờ.
Tàu cảnh sát biển chở 18 ngư dân vào bờ. Ảnh: Đắc Thành.
Ông Thạch kể lại, ngày 1/9, tàu cá của ông với năm thuyền viên vươn khơi đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa. Tám ngày sau, tàu bắt được hơn một tấn hải sản thì nhận thông tin bão Côn Sơn vào biển Đông.
Ông Thạch vội về bờ trú tránh. Lúc 13h ngày 11/9, tàu cách đảo Lý Sơn khoảng 20 hải lý thì gặp mưa lớn, sóng cấp 11. Từng cột sóng cao hơn 5 m tấp vào khiến tàu bị vỡ mạn ở phía sau, nước tràn vào khoang gây chết máy.
Video đang HOT
Ngư dân Dương Văn Thạch đang được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Đắc Thành.
Là thuyền trưởng với 32 năm kinh nghiệm đi biển, ông Thạch phân công nhiệm vụ cho các thuyền viên, người xuống dưới khoang ngăn nước tràn vào, người đứng ca bin thả neo giữ con tàu thăng bằng ngăn sóng đánh chìm. Ông Thạch dùng bộ đàm liên lạc về đất liền cầu cứu. Lúc này tàu cảnh sát biển 8002 nhận được thông tin và xuất phát ngay.
Tàu cá thả thôi lênh đênh trên biển, ông Thạch nỗ lực giữ liên lạc với cảnh sát biển để thông báo vị trí vì biết đây là hy vọng duy nhất của ông và các thuyền viên.
Trời mưa to, sóng lớn đánh dạt tàu cá của ông ra xa đảo Lý Sơn, nước tràn vào khoang tàu càng ngày nhiều. “Đến 17h30 ngày 11/9, phía sau tàu chìm dần, mũi tàu nổi trên mặt nước nên cả năm người vội vàng chạy lên đó đứng”, ông nói. Hơn năm giờ dập dềnh trên biển, nhiều lúc sóng lớn tạt qua mũi tàu khiến ông Thạch đứng không vững nhưng vẫn động viên mọi người “giữ được mũi tàu nổi thì còn cơ hội sống sót”.
Vào lúc tàu đã chìm hơn một nửa xuống nước, các ngư dân reo lên khi nhìn thấy tàu cảnh sát biển từ xa, đang tiếp cận ứng cứu.
Ngư dân Thạch nói con tàu trị giá gần năm tỷ đồng đã nằm lại giữa biển, nhưng may mắn là giữ được tính mạng, về bờ gặp lại người thân.
Thuyền trưởng Nguyễn Dũng khóc trong lúc kể tình huống được cứu sống trên biển. Ảnh: Đắc Thành.
Vào lúc ông Thạch và các ngư dân đang vật lộn giữa biển, cách đó không xa, ông Nguyễn Dũng, trú phường An Hải Tây (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) thuyền trưởng tàu Đna 0494 cùng 12 thuyền viên khác cũng đang gặp nạn giữa biển.
Bật khóc khi vào bờ, ngư dân 57 tuổi kể, ngày 9/9 tàu ông chở theo 13 người đến Lý Sơn để đưa lương thực, thực phẩm cho một doanh nghiệp đang thi công hải đăng trên đảo.
Sáng 11/9, nghe tin bão vào, ông Dũng điều khiển tàu kéo sà lan từ ngoài biển vào âu thuyền trú tránh, không may tàu bị những tấm lưới cũ quấn vào chân vịt, đứng yên tại chỗ. Lo sợ tàu bị sà lan cuốn trôi theo, nhấn chìm, ông Dũng chặt đứt dây nối hai phương tiện. Lúc này 13 thuyền viên trên con tàu vỏ gỗ trôi dạt bất định trên biển giữa lúc trời mưa to, sóng lớn.
Trên tàu không có máy định vị GPS, bộ đàm, nhưng may mắn điện thoại có sóng nên ông Dũng gọi về đất liền cầu cứu.
Trên tàu chỉ ông Dũng là ngư dân, 12 người còn lại đều là công nhân không có kinh nghiệm đi biển. Ông Dũng yêu cầu tất cả mặc áo phao. “Trong giây phút sinh tử, tôi đã tính đến tình huống xấu nhất khi tàu chìm thì 13 người buộc dây kết thành một hàng dài để hỗ trợ nhau, không ai tách ra”, ông nói.
Đêm 11/9, sau khi cứu được năm ngư dân Quảng Ngãi, tàu cảnh sát biển 8002 cơ động đến cứu hộ tàu của ông Dũng. Lúc 1h30 ngày 12/9, cảnh sát biển xác định được vị trí tàu Đna 0494 trong bóng đêm và tiếp cận, lai dắt về bờ. Đến 16h cùng ngày, sóng lớn đánh vỡ hai bên mạn tàu Đna 0494, ông Dũng cùng các công nhân buộc phải chuyển lên tàu cảnh sát biển, tháo dây nối để tàu của mình chìm xuống.
Thiếu tá Phạm Văn Chuyền, thuyền trưởng tàu Cảnh sát biển 8002, cho biết khi nhận được thông tin cứu hộ, tàu đã chạy hết công suất trong điều kiện mưa bão, cứu được 18 ngư dân và thuyền viên.
“Chúng tôi rất tiếc khi tàu cá Quảng Ngãi bị vỡ, nước tràn vào chìm gần như hoàn toàn nên không thể đưa vào bờ. Với tàu của ngư dân Đà Nẵng cũng vậy, hai bên mạn bị phá nước không thể khôi phục để lai dắt tiếp”, Thiếu tá Chuyền nói.
Cháy tàu cá, thuyền trưởng thoát chết
Kết thúc phiên đi biển từ Hoàng Sa trở về và neo đậu tại bến, tàu cá của ông Bảnh bất ngờ bốc cháy gây thiệt hại gần 2 tỷ đồng.
Khoảng 3h ngày 6/4, tàu cá của ông Nguyễn Sinh Bảnh (ngụ ở thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bất ngờ bốc cháy.
Ông Lê Văn Nguyên, Chủ tịch UBND xã Bình Châu, xác nhận ông Bảnh cùng nhóm ngư dân hành nghề lưới rê vừa kết thúc phiên biển từ Hoàng Sa trở về, neo đậu tàu ở bến thì gặp nạn. Tàu cá này dài 16 m, có công suất 410 CV.
"Thời điểm tàu cá bốc cháy, ông Bảnh ngủ say trong buồng lái. Người dân phát hiện, hô hoán thì thuyền trưởng này mới kịp chạy ra ngoài thoát chết", ông Nguyên nói.
Tàu cá của ông Bảnh bốc cháy lúc rạng sáng 6/4. Ảnh: M. Vuong.
Đến 6h sáng cùng ngày, lực lượng cảnh sát và ngư dân địa phương dập tắt đám cháy. Vụ hoản hoạn khiến tàu cá của ông Bảnh cùng ngư cụ bị thiêu rụi, ước tính thiệt hại gần 2 tỷ đồng.
Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra.
Đà Nẵng cho mở thêm các dịch vụ ở 'vùng xanh' Ông Lê Trung Chinh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết TP vẫn giữ nguyên quyết định chống dịch nhưng sẽ nới dần các hoạt động trong vùng xanh, trong đó cho phép các cửa hàng sửa xe, sửa điện, nước hoạt động. Đà Nẵng hiện đã cho các cửa hàng ăn uống trong vùng xanh được bán mang đi - Ảnh:...