Ngư dân Quảng Ninh lao đao khi giá nhiên liệu ‘phi mã’
Thời gian vừa qua, giá nhiên liệu liên tục “phi mã” đã tác động đến mọi mặt đời sống của người dân, trong đó ngư dân đánh bắt thủy sản là đối tượng chịu ảnh hưởng khá nặng nề.
Tại tỉnh Quảng Ninh, ngư dân gặp khó khăn khi chi phí đánh bắt tăng nhưng giá thành sản phẩm lại giảm.
Giá nhiên liệu “phi mã”, ngư dân lao đao
Anh Đinh Văn Khá (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), chủ tàu cá số hiệu HP/90393/TS đỗ tại bến Hạ Long 1 lo lắng vì nguy cơ thất nghiệp nếu giá dầu tiếp tục tăng.
Từ 16/02/2022 đến nay, giá dầu Diezel tăng khoảng trên 3.000 đồng/lít, làm cho chi phí sản xuất của ngư dân tăng cao. Theo các ngư dân, giá nhiên liệu, vật tư tăng cao khiến tổng chi phí cho mỗi chuyến biển tăng thêm từ 25 – 30%; ngư dân đối mặt với nguy cơ bỏ tàu, hoặc thua lỗ nặng. Đa số các tàu cá hoạt động khai thác hải sản chỉ đủ để duy trì sản xuất, một số tàu bị thua lỗ, thu không đủ chi. Trong khi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ suy giảm, nhất là vùng biển ven bờ và ngư trường truyền thống.
Anh Đinh Văn Khá (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), chủ tàu cá số hiệu HP/90393/TS đỗ tại bến Hạ Long 1 cho biết, tàu anh vừa cập bến được hai ngày sau một tuần ra khơi, tổng chi phí hết khoảng 48-50 triệu đồng, trong khi đó, chuyến vừa rồi hàng bán ra chỉ thu về 57-58 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận thu về không đáng kể, anh Khá chia sẻ, với tình hình giá dầu tiếp tục tăng, nếu lên đến 26.000 đồng/lít dầu thì có lẽ không chỉ anh mà có khoảng 70% dân đi biển phải nghỉ, anh em phải chịu cảnh thất nghiệp.
Anh Nguyễn Văn Thành (phường Hà An, thị xã Quảng Yên), chủ tàu QN/90082/TS than thở, chuyến biển 4 ngày vừa rồi tàu anh bị lỗ, không có tiền công trả cho anh em, vì bên cạnh giá hải sản thời điểm hiện tại giảm hơn so với thời điểm trong tết; nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, sản lượng đánh bắt giảm. Trong khi đó, các chi phí khác thì tăng cao, nhất là nhiên liệu.
Nhiều tàu cá thua lỗ do chi phí nhiên liệu”phi mã” không đủ chi phí để tiếp tục ra khơi.
Khi phóng viên đặt câu hỏi, tại sao các chủ tàu không nâng giá bán hải sản lên một vài giá để bù chi phí thì anh Thành cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, người mua giảm, không thể bán cao hơn được vì sẽ không có người mua. Giá hiện tại đang bán thấp hơn thời điểm trước Tết Nguyên đán. Nếu tiếp tục ra khơi chắc chắn sẽ lỗ hoặc là làm không công vì vậy chỉ đành đỗ bến nghỉ và chưa tính đến việc ra khơi trở lại.
Bên cạnh đó, một bộ phận lớn ngư dân có hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, nhưng sản xuất lại không hiệu quả thường xuyên bị thua lỗ nên trước khi đi khai thác phải vay vốn với lãi xuất cao, thậm chí vay nóng bên ngoài để trang trải chi phí cho chuyến biển, việc trả lãi cho khoản chi phí này cũng làm tăng thêm gánh nặng cho ngư dân đã khó càng khó hơn. Đã có nhiều tàu cá phải hoạt động cầm chừng, thậm chí chịu lỗ để giữ nhân công và tránh cho tàu cá khỏi bị hư hỏng.
Video đang HOT
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, cơ cấu chi phí sản xuất của nghề khai thác hải sản gồm: chi phí mua nhiên liệu dầu Diezel, nước đá, chi phí sửa chữa ngư cụ, thuê lao động, mua lương thực, thực phẩm, thuê nhân công… Vì vậy, giá dầu tăng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của ngư dân, tăng thêm gánh nặng chi phí trong mỗi chuyến biển.
Ngư dân chờ “phao cứu sinh”
Hiện nay Quảng Ninh có 7.966 tàu đánh cá, trong đó có những tàu đang đỗ chờ do chi phí nhiên liệu tăng cao.
Tỉnh Quảng Ninh hiện có 7.966 tàu; trong đó có khoảng hơn 200 tàu đánh bắt xa bờ. Tàu cá tỉnh hoạt động các nhóm nghề chủ yếu: Lưới chụp, lưới kéo, lưới rê, câu, pha xúc, hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản và nghề khác; ngư trường khai thác chủ yếu vùng biển vịnh Bắc bộ, một số tàu cá hoạt động tại vùng biển các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nam bộ.
Theo ông ông Nguyễn Hữu Tính, chủ tàu QN-90302-TS bày tỏ, hơn 30 năm gắn bó với nghề đi biển, nhưng chưa năm nào ông đối mặt với những khó khăn “kép” như hiện nay. Trung bình với tàu dài dưới 15m, mỗi chuyến đi biển dưới khoảng 4 ngày tiêu hao khoảng 1.000 lít, xấp xỉ 22 triệu đồng/chuyến, chưa kể tiền đá lạnh, lương thực, công lương nhân viên, nhưng mỗi chuyến thu về chưa đạt 30 triệu đồng… Nếu đỗ chờ cũng khó, đi thì sợ lỗ, đành phải tính đến cắt giảm nhân viên, thực phẩm… Chỉ mong nhà nước, Chính phủ có chính sách bình ổn giá để giá nhiên liệu hạ nhiệt, tạo động lực cho ngư dân ra khơi bám biển.
Hiện, các nghề khai thác gần bờ như nghề lưới rê, nghề câu hoạt động kém hiệu quả; một số tàu nghề giã tôm đã chuyển sang làm kiêm nghề cào ngao, cào ghẹ để duy trì hoạt động sản xuất. Các tàu hoạt động trong vùng bờ và vùng lộng tăng thêm thời gian bám biển sản xuất.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 chợ hải sản lớn nhất TP Hạ Long (Quảng Ninh) đông người bán, vắng người mua, giá bán không tăng.
Để giảm bớt khó khăn cho ngư dân, góp phần củng cố và phát triển nghề khai thác thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đề xuất, kiến nghị Tổng cục Thủy sản tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có cơ chế, chính sách hỗ trợ một phần kinh phí mua dầu cho ngư dân khai thác thủy sản; vốn đóng mới, cải hoán nâng cấp, thay máy sang máy ít tiêu hao nhiên liệu hơn nhằm giảm bớt chi phí nhiên liệu trong quá trình khai thác thủy sản; kinh phí ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản.
Ngoài ra, cần có chính sách chuyển đổi nghề nghiệp cho một bộ phận ngư dân sang làm nghề khác để giảm áp lực đến nguồn lợi ven bờ, chuyển từ nghề đánh bắt gây xâm phạm nguồn lợi, hiệu quả thấp sang các ngành nghề khai thác chọn lọc, thân thiện với môi trường, chuyển đổi từ nghề khai thác gần bờ ra xa bờ.
Hàu rớt giá, ngư dân 'chôn' tiền dưới biển
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hàu liên tục rớt giá, nhất là trong năm 2021.
Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) được biết đến với đặc sản hàu Thái Bình Dương, với khoảng 2.500 ha diện tích, là vùng hàu lớn nhất trong cả nước. Trong những năm qua nhuyễn thể này đã mang lại thu nhập ổn định cho ngư dân. Tuy nhiên từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hàu liên tục rớt giá, nhất là trong năm 2021. Theo khảo sát hiện vẫn còn khoảng gần 300.000 tấn hàu chưa được thu hoạch, song giá thuê nhân công cao hơn giá trị hàu, do vậy nhiều ngư dân gần như " chôn" tiền dưới biển.
Hiện tại Vân Đồn vẫn còn khoảng 300.000 tấn hàu chưa được thu hoạch do không có thương lái đến thu mua.
Hàu rớt giá thảm
Anh Bùi Duy Bình, xã Hạ Long huyện Vân Đồn cùng với một số người bạn chung nhau nuôi 60 bè tre và 40 bè phao dây. Anh cho biết năm nay hàu đạt cả về sản lượng và chất lượng nhưng rất khó tiêu thụ. Trong một tháng qua anh đã cắt gần 2 tấn hàu cho các đơn vị thu mua lấy mẫu đánh giá, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có đơn vị nào đặt vấn đề mua vào. Do vậy các hộ chung nuôi đều rất khó khăn vì vốn đầu tư lớn nhưng chưa được thu lại.
Mặt khác giá hàu năm nay giảm rất sâu, chỉ còn từ 3.000-4000 đồng/kg mua xô. Năm 2020 giá mặc dù giảm nhưng vẫn được ở mức từ 7.000-8.000 đồng/ kg, ngư dân còn vớt vát được một phần để trang trải chi phí, còn với mức giá năm nay việc trông coi, thuê nhân công thu hoạch, vận chuyển đã vượt mức. Chưa kể mùa bão về, không có người thu mua thì hàu rụng xuống biển. Coi như ngư dân " chôn" tiền ở dưới biển.
Trong tâm trạng lo âu, thấp thỏm khi hàng chục tấn hàu vẫn đang nằm dưới biển chưa thể thu hoạch, anh Trần Văn Vượng, trú tại xã Hạ Long huyện Vân Đồn bày tỏ, mùa bão gió đang đến, nhưng nếu cứ kéo dài không có đơn vị thu mua thì hàu sẽ tự rụng xuống biển, ngư dân coi như mất trắng, thua lỗ nặng nề, không còn khả năng để tái nuôi trồng, phục hồi sản xuất. Mặt khác anh Vượng lo ngại việc ảnh hưởng dịch COVID-19 các đơn vị thu mua cũng ép giá ngư dân. Anh mong muốn chính quyền, các ban ngành có giải pháp hỗ trợ để giúp ngư dân tiêu thụ được hàu cũng như các mặt hàng thủy sản để giảm bớt gánh nặng cho bà con nông dân.
Bên cạnh các hộ anh Bình, anh Vượng thì còn hàng trăm hộ dân gắn bó với nghề nuôi biển cũng rơi vào tình trạng được mùa, mất giá, tiền của đổ sông, đổ biển.
Anh Bùi Duy Bình (xã Hạ Long huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cùng với một số người bạn chung nhau nuôi 60 bè tre và 40 bè phao dây. Anh cho biết năm nay hàu đạt cả về sản lượng và chất lượng nhưng rất khó tiêu thụ.
Anh Nguyễn Văn Trường, trú tại thôn 12, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn nuôi ghép cùng bạn bè khoảng 100ha hàu và ngao, với nguồn vốn khoảng 5 tỷ đồng từ 4 năm trước, nhưng mới chỉ được thu 1 vụ thì đã gặp phải đợt dịch bệnh kéo dài, đã 20 tháng nay ngao, hàu không có nguồn thu. Trong khi đó một vụ hàu kéo dài từ 8-9 tháng mới cho thu hoạch, nhưng giờ không bán được mà hàu khi già sẽ tự chết...
Anh Trường bộc bạch, chi phí đầu tư các thiết bị nuôi trồng hàu rất tốn kém, quá trình hàu phát triển cũng cần thường xuyên kiểm tra, trông coi. Nhưng vì giá giảm, không bán được nên bây giờ chỉ đành ngồi nhìn tài sản của mình chìm dưới biển mà không biết phải làm sao. Theo anh Trường, nếu để hòa chi phí thì giá thu mua xô phải đạt từ 6.000 đồng trở lên, còn giá hiện tại không đủ để trả tiền nhân công thì cũng chẳng thiết tha đi thu hoạch, vì càng thu càng lỗ.
Kết nối thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ ...
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Đồn, địa phương này có khoảng trên 1.300 hộ nuôi trồng, sản lượng đạt từ 300.000 tấn/năm. Trước đây các sản phẩm hàu được xuất khẩu sang thị trường một số nước hoặc các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên năm 2020 đến nay, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 việc xuất khẩu hàu gặp nhiều khó khăn. Đối với thị trường nội địa những tháng gần đây các thị trường lớn đang áp dụng giãn cách xã hội do vậy việc đưa hàng vào các tỉnh này rất hạn chế.
Ông Hà Văn Ninh, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Đồn thông tin, huyện có trên 30 cơ sở chế biến hàu xuất khẩu và cung ứng ra thị trường, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay nguồn cung đang vượt cầu nên rất khó khăn để tiêu thụ. Phòng đã tuyên truyền vận động bà con chủ động thu hoạch hàu cùng các giống thủy sản nuôi trồng khác để giảm thiểu rủi ro.
Ngoài ra theo ông Ninh trong thời gian tới, đơn vị sẽ tham mưu để có kế hoạch về diện tích nuôi trồng thủy, hải sản cân đối hơn, hạn chế việc cung vượt cầu. Đồng thời tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp với ngư dân để tạo thành chuỗi liên kết khép kín trong tiêu thụ. Ông Ninh cũng khẳng định chỉ có làm tốt công tác phòng, chống, đẩy lùi được dịch COVID-19 thì các hoạt động mới trở lại bình thường được.
Các cơ sở thu mua hàu tại Vân Đồn bình quân từ 1,5-2 tấn/ngày, giảm nhiều lần so với những năm trước.
Chị Vũ Thị Thu, trú tại xã Đông Xá (huyện Vân Đồn) tiểu thương thu mua hàu thường tiêu thụ ở nội địa thông tin, như các năm trước mỗi ngày cơ sở của chị mua cho ngư dân hàng chục tấn hàu vỏ, sau đó thuê nhân công tách vỏ, chuyển đến các thị trường trong nước. Song năm nay mỗi ngày chỉ mua vào khoảng 1,5-2 tấn. Hàu sau khi thu mua được tuyển lựa phân thành các loại khác nhau nhưng giá bán cũng không cao. Ước tỉnh khoảng 10kg hàu vỏ mới cho 1kg hàu ruột, nhưng giá bán cũng chỉ từ 60.000 đồng/1 kg ruột, đã bao gồm cả chi phí nhân công, vật liệu, cước vận chuyển... nên chỉ lấy công làm lãi. Chị Thu cho biết, cơ sở cũng muốn mua cho ngư dân nhưng ngặt nỗi không có thị trường, nên không dám mua vào nhiều, nhất là hàu vỏ thời gian bảo quản không được lâu.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, không chỉ riêng mặt hàng hàu mà còn nhiều sản phẩm nông, thủy sản của người dân rơi vào tình trạng mất giá, không tiêu thụ được. Sau khi nắm bắt tình hình, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến cuối năm 2021.
Dự kiến trong tháng 9, Quảng Ninh sẽ tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ giữa các tổ chức sản xuất sản phẩm thủy sản với hệ thống quản lý các siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng tiện lợi trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, trao đổi cung cấp thông tin về quy định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bao bì mẫu mã và hướng dẫn hồ sơ trình tự, thủ tục khi đưa các sản phẩm thủy sản vào tiêu thụ trong hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi; tổ chức tuần tiêu thụ sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) bằng các hình thức linh hoạt; liên kết với các sàn giao dịch thương mại, điện tử...kết nối với các bếp ăn tập thể tại các trường học, cơ quan, các Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc, Công ty Điện lực Quảng Ninh và các khu công nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp lớn (xi măng, điện,...); trao đổi với các tỉnh/thành phố lân cận để kết nối tiêu thụ sản phẩm thủy sản cho ngư dân trong tỉnh.
Giá gia cầm hôm nay 8/3: Gà ri, vịt trời hữu cơ giá 130.000 đồng/kg vẫn đắt hàng Theo khảo sát của Dân Việt, sau khi chuyển sang chăn nuôi gà ri và vịt trời theo hướng hữu cơ thì người dân bán được giá cao. Tại xã Thụy An, huyện Ba Vì (Hà Nội) người dân đang bán gà ri và vịt trời sống 130.000 đồng/kg, sau khi giết mổ, đóng gói 170.000 đồng/kg. Người chăn nuôi có đầu ra...