Ngư dân Philippines mất nghiệp vì Trung Quốc
Trong khi căng thẳng Biển Đông vẫn đang tiếp diễn, các nhà ngoại giao, chính trị vẫn còn đang bàn cãi ở tầm cỡ quốc tế, thì có những người dân đang ngày ngày phải chịu hậu quả trực tiếp.
Junick Josol bỏ nghề đánh bắt, chuyển sang lái xe ba bánh để kiếm sống
Ở một làng chài nhỏ ở Philippines, người dân đang buồn phiền vì mất đi công việc chủ chốt “do Trung Quốc xâm chiếm”, theo lời ngư dân Phlippines.
Trước khi phiên tòa về căng thẳng Biển Đông sắp diễn ra ở tòa án quốc tế ở The Hague, ngư dân địa phương đã phải tìm cách khác để kiếm sống.
Ngư dân Junick Josol lái chiếc xe ba bánh chở khách qua các đường phố của đô thị Masinloc. Ông thích công việc cũ của mình hơn, nhưng không thể kiếm tiền bằng việc đó nữa.
“Hồi đi đánh bắt ở bãi cạn Scarborough, tôi kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng từ khi chúng tôi bị chặn không cho đánh bắt ở đó, chúng tôi phải đánh bắt ven bờ, mà ven bờ thì không nhiều cá. Đó là lý do tại sao tôi buộc phải mua một chiếc xe ba bánh để kiếm tiền nuôi gia đình.”
Bãi cạn Scarborough là một ngư trường béo bở, chỉ cách Masinloc một ngày ra khơi. Nó cách xa Trung Quốc rất nhiều, khoảng 560 hải lý tính từ đảo Hải Nam, nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền ở khu vực này.
2 năm trước, trong lúc Junick đang đánh bắt ở đây, một hạm đội Trung Quốc tiến đến. “Có hai tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc, bốn tàu siêu tốc và hai trực thăng bay trên đầu, rất gần thuyền của chúng tôi. Sau đó, có một giọng nói: “Tất cả các ngư dân Philippines hãy đi khỏi đây”, Junick kể.
Video đang HOT
Ảnh vệ tinh chụp bãi cạn Scarborough (Nguồn: NASA)
Các tàu Trung Quốc bắt đầu phun nước vào ngư dân. “Lúc đầu chúng tôi đã cười và đùa với nhau: Chúng tôi đã ở trên biển cả tháng rồi, tắm một chút cũng được. Tuy nhiên sau đó, chúng tôi nhận ra nước phun vào người chúng tôi có mùi khó chịu.”
Họ đã dùng nước thải của tàu phun vào ngư dân. Đồng thời, trực thăng cũng đụng vào 2 ngư dân, khiến họ rơi xuống nước.
Trước đó Philippines đã kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague, Hà Lan, yêu cầu tòa án xem xét chủ quyền của bãi cạn Scarborough thực sự thuộc về quốc gia nào. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong vài tuần tới, nhưng Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận và cũng không tham gia phiên toà.
Các ngư dân ở Masinloc, Philippines nói: “Chúng tôi rất giận Trung Quốc vì người Philippines cũng phải được hưởng lợi từ vùng biển này, chứ không riêng gì Trung Quốc. Và thực tế, Trung Quốc đang hủy hoại các nguồn tài nguyên biển ở đây.”
Nhiều ngư dân địa phương như Junick đã bỏ đánh bắt cá và đang tìm việc khác. Ông Dario Diaz thuộc Hội đồng quản lý nghề cá địa phương nói rằng điều này đang xảy ra ở các làng dọc bờ biển.
“Người dân ở Masinloc không phải là những người duy nhất bị ảnh hưởng bởi tranh chấp Biển Đông. Thực tế, nhiều ngư dân từ các thị trấn lân cận như Santa Cruz, Subic, Pangasinan cũng đang chịu ảnh hưởng.”
Nhiều ngư dân Philippines đã phải bỏ nghề nghiệp chính do tranh chấp trên Biển Đông
Tổng thống mới đắc cử của Philippines, ông Rodrigo Duterte, đã nói ông sẽ dùng máy bay trực thăng ra bãi cạn Scarborough và cắm lá cờ Philippines. Nhưng sau khi đắc cử, ông đã tuyên bố một cách mềm mỏng hơn. Ông nói rằng các quốc gia có lợi ích ở vùng biển tranh chấp như Mỹ, Úc đều nên giải quyết bằng đàm phán.
Ngư dân Junick Josol nói đã quá muộn để cứu đội tàu đánh cá địa phương. “Chúng tôi đang bán thuyền đi. Lý do chúng tôi vẫn bảo dưỡng thuyền là để thu hút người mua.”
Trung Quốc cho biết họ sẽ sớm bắt đầu khai hoang đất ở vùng nước nông Scarborough để xây dựng một căn cứ thường xuyên.
Theo Danviet
'Dân quân biển' Trung Quốc được trả 20.000 USD/chuyến đi
Chính quyền Trung Quốc đang đầu tư mạnh cho cái gọi là dân quân biển, nhằm biến lực lượng này thành một mũi nhọn trong mưu đồ xâm lấn Biển Đông.
Trung Quốc đang ráo riết kiểm soát trái phép "chủ quyền" ở Biển Đông, thông qua kế hoạch gây tranh cãi về "xây đảo nhân tạo" trên bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Để làm được điều đó, chính quyền Bắc Kinh sẽ dựa vào "dân quân biển" - lực lượng được nhà nước bảo trợ tài chính, hoạt động dưới hình thức là các đội tàu đánh cá. Các ngư dân trên đảo Hải Nam thực chất là "cận vệ" tiền tiêu của Trung Quốc trong ý đồ giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Hoạt động như là những "du kích biển" dưới vỏ bọc dân sự, số người này có "nhiệm vụ" đổ bộ, chiếm giữ và trợ giúp xây "đảo nhân tạo". Đó là những thông tin mà hãng tin ABC (Australia) công bố ngày 9/5.
Đằng sau tàu cá là các tàu chấp pháp Trung Quốc trong mưu đồ thâu tóm Biển Đông. Ảnh minh họa themalaymailonline.com
Đa số ngư dân này từ chối trả lời phóng viên ABC, nhưng một thuyền trưởng đã chấp nhận lời đề nghị này và đây là tiết lộ của người mới trở về sau 2 tháng hiện diện trên các "đảo nhân tạo": "Bọn tôi chẳng đi tới đó nếu Chính phủ không trả khoản tiền trợ cấp 20.000 USD cho mỗi chuyến đi. Thế nhưng để nhận đủ số tiền đó, chúng tôi phải cam kết thực hiện 4 chuyến/năm. Chúng tôi đâu có kiếm tiền từ hoạt động đánh bắt cá".
Người này cũng thừa nhận rằng, "kiếm sống" bằng cách này quả là mạo hiểm. "Năm 1998, tôi bị phía Philippines bắt giữ ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham cùng với 60 người khác trên 4 thuyền cá. Chúng tôi phải ở tù 6 tháng, rồi sau đó Đại sứ quán Trung Quốc trả tiền thì mới được tha" .
Theo thuyền trưởng giấu tên này, Chính phủ Trung Quốc cung cấp và huấn luyện thủy thủ cho khoảng 100 tàu kiểu này. Để thực hiện các chuyến đi xa và dài ngày hơn, gần đây chính quyền còn hiện đại hóa đội tàu cá, với 27 tàu vỏ thép được trang bị hệ thống định vị vệ tinh. "Đoàn tàu" này chuẩn bị lên đường để thực hiện một "nhiệm vụ" quan trọng nhất từ trước đến nay: Đổ bộ, chiếm giữ, xây "đảo nhân tạo" ở bãi cạn Scarborough, cách bờ biển Philippines tầm 230km, nhưng cách mũi gần nhất trên đảo Hải Nam hơn 600km.
Một khi "lập chốt" ở Scarborough, Trung Quốc sẽ sở hữu chuỗi "tam giác sắt" trong mưu đồ kiểm soát Biển Đông, bao gồm các đảo "quân sự hóa", "đảo nhân tạo" nâng cấp, xây dựng trái phép ở Hoàng Sa (mũi phía bắc), Trường Sa (mũi hướng nam) cũng với tiền đồn trên bãi cạn Scarborough (mũi phía đông) - hãng tin ABC nhận định.
Trong kế hoạch "xâm lấn" chủ quyền ở Biển Đông, Bắc Kinh coi trọng vai trò của "dân quân biển" bên cạnh các lực lượng "chính quy" khác là Hải quân, Hải giám, Hải cảnh... Hãng tin Reuters hồi đầu tháng 5/2016 tiết lộ, Trung Quốc đã mở khóa huấn luyện các ngư dân tại đảo Hải Nam, biến họ thành "dân quân" rồi đưa xuống phía nam Biển Đông, mang danh tàu đánh cá. Nhiều tàu kiểu này được trang bị vũ khí hạng nhẹ.
Theo Reuters, những ngư dân tham dự khóa học kéo dài bốn tháng, từ tháng 5 đến tháng 8. Một quan chức giấu tên ở Hải Nam tiết lộ, khóa huấn luyện hoàn toàn miễn phí, gồm các nội dung huấn luyện quân sự cơ bản, tìm kiếm cứu hộ, xử lý thảm họa trên biển, thu thập thông tin về tàu nước ngoài và "bảo vệ chủ quyền" trên biển. Chính quyền Hải Nam còn khuyến khích, hỗ trợ ngư dân chuyển từ tàu gỗ sang tàu vỏ thép thông qua hình thức trợ giá, hỗ trợ tài chính, trang bị miễn phí hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu...
Theo_Kiến Thức
Thua kiện Philippines, Trung Quốc sẽ càng ngang ngược hơn ở Biển Đông? Nhiều động thái quân sự như vậy rõ ràng có liên quan đến việc Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines trong vài tuần tới. Tàu cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động rất hung hăng trên Biển Đông. Trang tin Appledaily ngày 7/5 đăng bài viết của tiến sĩ...