Ngư dân miền Trung đóng tàu lớn ngoan cường bám biển
5 tàu cá trên dưới 500 mã lực vừa được ngư dân Bình Định hạ thủy, nâng số tàu xa bờ đóng mới lên 48 chiếc tình từ đầu năm. Năm 2013, Bình Định có 275 phương tiện bổ sung vào đội tàu lớn. Những ngày biển Đông nổi sóng, tại các cơ sở đóng tàu Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn), Hải Cảng, Đống Đa (TP. Quy Nhơn), hàng chục tàu cá cỡ lớn đang được thi công tất bật…
“Biển mình, sao phải sợ”
Sáng 29.5, chúng tôi gặp ngư dân Văn Công Việt (phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn), chủ tàu BĐ 91189 TS và BĐ 91251 TS. Vài ngày trước, tàu anh Việt đồng loạt mở chuyến mới; 1 chiếc xuống Tây Trường Sa, chiếc còn lại trực chỉ hướng bắc, cách nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 chừng 70 – 80 hải lý.
“Tàu tôi câu cá ngừ đại dương, mực xà, thả lưới rút vây, lưới chuồn, lưới cản. Bao nhiêu năm lăn lộn, đi về vùng biển này, tôi đâu có lạ gì. Nó quá gần Lý Sơn của Việt Nam” – anh Việt gay gắt.
Ông Võ Trinh, một chủ tàu ở phường Trần Phú, Quy Nhơn, bày tỏ: “Không thể nói là không lo khi đưa anh em ra khơi giữa những ngày Trung Quốc leo thang khiêu khích. Nhưng càng khó khăn, chúng tôi càng động viên nhau phải hết sức tỉnh táo, phải biết cách gắn kết, nương tựa vào nhau. Tôi nói bạn chài nên chủ động, cảnh giác, sẵn sàng ứng phó các tình huống bất trắc có thể xảy ra chứ sợ thì dứt khoát không. Ngoài kia, biển cũng như mảnh vườn, thửa ruộng ông cha để lại cho con cháu trên bờ. Là của mình, vì sao phải sợ?”.
Cả ông Trinh lẫn anh Việt đều cho biết họ sẵn sàng huy động đội tàu gia đình vào việc tham gia cuộc đấu tranh biểu thị ý chí bảo vệ độc lập, chủ quyền trên biển.
“Biển Đông chưa lúc nào thiếu vắng ngư dân nước Việt. Chúng tôi sẽ còn tiếp tục ra khơi, bám biển, không chỉ vì công ăn việc làm, miếng cơm manh áo mà còn để khẳng định tư thế của những chủ nhân khó bề chối cãi”- anh Việt khảng khái.
Theo Chi cục Khai thác nguồn lợi thủy sản Bình Định, hiện có 2.700 tàu cá công suất 90 CV trở lên của ngư dân Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và TP Quy Nhơn hoạt động bình thường trên biển. Bà con ra khơi được tập hợp thành các tổ đội đoàn kết hầu bọc lót, che chắn lẫn nhau. Sau lưng họ, đất liền ngày đêm thao thức dõi theo, trợ giúp. Họ có lý do tin và thực sự yên tâm.
Những làm chài sôi sục (ảnh chụp tại Hoài Nhơn, Bình Định)
Tàu công suất lớn của ngư dân Phù Cát, Phù Mỹ đang hối hả thi công chờ ngày ra khơi
Video đang HOT
Nhiều hoạt động chăm sóc gia đình, con em ngư dân
Thân tàu 700 CV của ngư dân Quảng Nam Đỗ Thanh Cảnh
Tại cửa biển Tam Quan (Bình Định), mỗi ngày hàng chục tàu cá vẫn ngoan cường ra khơi.
Sóng lớn, tàu lớn
Quá trưa, phân xưởng đóng tàu của Xí nghiệp Kinh doanh – dịch vụ thủy sản Quy Nhơn còn náo nhiệt âm thanh đục đẽo, cưa xẻ. Vừa hạ thủy 3 chiếc đóng mới, từng tốp thợ đang trần lưng dồn sức cho 8 chiếc trên đà. Câu chuyện từ những chàng trai biển lực lưỡng lại ầm ào, sôi sục nỗi niềm biển đảo.
Phạm Hậu (36 tuổi ở An Quang, Cát Khánh, Phù Cát) tuồng như quá rành rẽ, tỏ tường cái “điểm nóng” ngoài khơi: “Vùng này nhiều cá lắm. Tháng trước, tàu tôi nằm ngoài đó chứ đâu”. Nay thì Hậu đang gồng mình với con tàu 700 CV (dài 22 m, rộng 6,5 m, cao 3,3 m) trị giá gần 4 tỉ đồng, chờ chuyến đi biển đầu tiên. “Non tháng nửa là xong, tôi sẽ lại ra chỗ đó. Không đi đâu khác được, quen hơi bén tiếng rồi”.
Nguyễn Đình Cang (Vĩnh Lợi, Mỹ Thành, Phù Mỹ), người có trong tay 4 tàu đánh bắt xa bờ thường xuyên hoạt động trên vùng biển từ 12 đến 15 độ vĩ bắc (Quảng Ngãi – Khánh Hòa), giờ đóng thêm chiếc 460 CV, uất ức: “Bữa tàu bè Trung Quốc kéo giàn khoan vào, tàu nhà tôi cách đó chưa tới 30 hải lý. Chén cơm khó nhọc của mình lâu nay bị “nó” hăm he đập bể mất rồi”.
Ở Cty CP Hàng hải Bình Định, chúng tôi cũng bắt gặp không khí náo nhiệt tương tự. Đứng giữa hiện trường ngổn ngang của thân tàu 700 CV đang dang dở, Đỗ Thanh Cảnh (34 tuổi, Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam) cho biết, tàu lớn như thế, những chuyến biển phía trước khiến anh yên tâm hơn, “dù chắc chắn là có ảnh hưởng. Bởi giàn khoan án ngữ ngay đường tàu bè ra vô, giữa một ngư trường truyền thống dồi dào cá mực như thế”. Cảnh thêm, chi phí đóng tàu 4,5 tỉ đồng, thì có 1/3 được tiếp sức nhờ nguồn tín dụng ưu đãi, thời hạn 5 năm, lãi suất 0,2%/tháng.
Bất chấp sóng gió giữa những ngày tháng 5 nóng bỏng này, bất chấp những dấu hiệu căng thẳng phát đi trước đó rất lâu, ngư dân Bình Định vẫn ngoan cường giữ tàu, bám biển. Những con tàu xông pha ngàn trùng càng về sau càng cường tráng, vững vàng, rắn chắc hơn.
Tại Phù Mỹ, có gia đình thiết lập cả đội tàu xa bờ công suất tới 900 mã lực/ chiếc. Theo Chi cục Khai thác nguồn lợi thủy sản Bình Định, từ đầu năm đến nay đã có thêm 48 tàu đánh bắt xa bờ được đóng mới. Con số trên năm 2013 là 275 chiếc.
Một “thước đo” khác từ Ngân hàng Nông nghiệp – phát triển nông thôn: Năm 2011, vốn vay đóng mới, hoán cải tàu thuyền là 82,5 tỉ đồng; năm 2012 – 86,5 tỉ đồng; năm 2013 – 124 tỉ trong khi chỉ riêng quý I/2014 đã là 125 tỉ đồng. Đấy mới chỉ là phần vốn vay thương mại, lãi suất 10 – 11%/năm!
Theo Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Bình Định, bình quân mỗi ngày, có 150 của ngư dân ra khơi đánh bắt xa bờ. Trong những ngày này, có rất nhiều hoạt động hỗ trợ ngư dân để bà con yên tâm bám biển. Ngày 28.5 ngay trong ngày đầu tiên ra mắt, Quỹ hỗ trợ ngư dân Bình Định đã tiếp nhận gần 3 tỉ động. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc bày tỏ tin tưởng nguồn lực hữu ích này sẽ không ngừng lớn mạnh và sẽ dụng đúng mục đích, thiết thực kể cả chăm sóc y tế, học hành cho gia đình con em họ để ngư dân yên tâm bám biển”.
Theo Lao Động
Ngắm những con tàu lớn của ngư dân miền Trung sắp ra biển Hoàng Sa
Để vươn khơi, bám ngư trường, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, ngư dân miền Trung đã đóng những con tàu "khủng" có công suất từ 500 - hơn 1.000 CV.
Liên tiếp những ngày gần đây, ngư dân các tỉnh miền Trung hạ thủy nhiều tàu cá công suất lớn. Đích đến của những con tàu này là vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Chỉ tính riêng tại Đà Nẵng, trong gần một tuần trở lại đây đã có hơn 5 tàu cá công suất từ 500 đến hơn 1.100 CV được hạ thủy, vươn khơi đánh bắt hải sản, bảo vệ chủ quyền.
Chủ tàu, thuyền trưởng tàu ĐNa 98001 TS Lê Văn Sưng (36 tuổi, trú Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đứng trên con tàu chuẩn bị hạ thủy với tổng số tiền đóng mới hơn 3 tỷ đồng nói: "Trước đây tôi có hai con tàu công suất nhỏ nên chỉ đánh bắt gần bờ, không thể vươn xa. Sau nhiều năm tích góp và vay ngân hàng hơn 1,4 tỷ đồng, tôi mạnh dạn đóng tàu lớn có công suất hơn 500 CV này để bám biển, bảo vệ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta".
Cuối tháng 5 này, tàu của ngư dân Lê Văn Sưng sẽ thẳng tiến ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt hải sản, bảo vệ ngư trường. Hiện các công đoạn cuối cùng lắp đặt trên tàu cũng như chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm...cho chuyến đi biển dài ngày đang được thuyền trưởng Sưng chuẩn bị gấp rút.
Tàu của ngư dân Sưng có thể chở khoảng 200 tấn hải sản và hàng hóa...
"Nếu mình không có tàu lớn thì không thể vươn khơi xa để bảo vệ ngư trường của cha ông ta từ bao đời nay và con cháu mình sau này sẽ không có ngư trường để sản xuất", ngư dân Sưng tâm sự.
Buộc chặt lá cờ Tổ quốc để chuẩn bị ra khơi, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc...
Đặc biệt, nhiều ngư dân miền Trung "choáng" khi chứng kiến trong 2 ngày 24 và 25/5 ngư dân Nguyễn Sương (36 tuổi, trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) hạ thủy liên tiếp 2 tàu cá "khủng" là ĐNa 90603 TS và ĐNa 90604 TS, có công suất lớn nhất miền Trung. Mỗi chiếc công suất lên tới 1.150 CV, sức chứa hơn 300 tấn hải sản và hàng hóa.
Anh Sương cho biết, 2 tàu cá này được đóng theo mẫu tàu cá của Thái Lan, với tổng số vốn hơn 10 tỷ đồng, trong đó anh vay ngân hàng hơn 4 tỷ đồng, lãi suất 10%.
Sau khi hạ thủy thành công, anh Sương lắp thêm một số thiết bị và chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm...để đầu tháng 6 này anh cùng hàng chục ngư dân khác lên tàu thẳng tiến vùng biển Hoàng Sa. "Bây giờ có tàu lớn ra khơi anh em chúng tôi không sợ gì nữa. Ngoài nhiệm vụ chính đánh bắt hải sản, chúng tôi sẽ vươn xa vùng biển của mình để khẳng định chủ quyền Tổ quốc", ngư dân trẻ Nguyễn Sương tâm sự.
Cùng với nhiều con tàu lớn đã hạ thủy thành công, hiện có nhiều tàu "khủng" đang được nhiều ngư dân miền Trung đặt đóng để tiếp nối nhau tiến ra vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền.
Theo Giáo Dục
Vươn khơi xa với những con tàu vỏ sắt Thực hiện đề án thí điểm hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ sắt khai thác thủy sản xa bờ của Chính phủ, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) đã chủ động đóng mẫu 6 tàu cá vỏ sắt cho ngư dân các địa phương. Những chiếc đầu tiên được bàn giao cho ngư dân đã ra khơi và bước đầu...