Ngư dân miền Tây nhớ lũ, trông con cá linh
Mùa lũ đã về trên các cánh đồng nơi đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu ở An Giang. Tuy nhiên, ở khu vực hạ lưu và nội đồng Tứ giác Long Xuyên, ngư dân lại ngóng lũ và đợi chờ con cá linh theo nước sông tràn lên đồng.
Ông Đặng Ngọc Ẩn đang đổ dớn, lác đác thấy vài con cá linh không đủ bán – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Ngày 28-8, ghi nhận tại khu vực cánh đồng thuộc xã Mỹ Hòa (TP Long Xuyên, An Giang), nước đã mấp mé tràn bờ đê, trên đồng nông dân sau vụ lúa lại tiếp tục làm ngư dân đặt dớn đánh bắt cá.
Tuy nhiên, mực nước trên đồng còn quá thấp, lượng cá chưa nhiều, cá linh xuất hiện thưa thớt, chủ yếu có cá lòng tong, tép rong và cua đồng.
Chị Kim Nhung, ngụ phường Mỹ Hòa, chạy xe đạp chở theo lỉnh kỉnh cá, cua vừa bắt được ngoài đồng sáng sớm đem bán cho bà con trong xóm.
“Trên đồng nước ít quá, đặt hơn 5 cái dớn mà được chừng 2kg cua đồng (giá 50.000 – 70.000 đồng/kg), gần 300g cá linh (giá 200.000 đồng/kg)… Bán hết mớ cá, cua, tép thu được hơn 300.000 đồng cho có đồng ra đồng vô”, chị Nhung nói.
Video đang HOT
Xe cá đồng đầu mùa hấp dẫn bà con trong xóm
“Mấy năm nay nước lũ về muộn, đồng Long Xuyên tầm này mà lúa chét chưa ngập bông thì kiếm con cá linh cũng mỏi mắt”, ông Đặng Ngọc Ẩn, ngụ phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên, nói.
Theo ông Ẩn, nhà ông đặt gần 10 cái dớn nhưng chỉ thu được vài ba kg cá lòng tong, ít tép và cua.
“Năm ngoái vào tháng này đã có cá linh non đầu mùa, lúc nào dưới Long Xuyên cũng “ăn” chậm hơn so với đầu nguồn gần cả tháng.
Mặc dù vậy, nông dân chúng tôi xoay vòng hết trồng lúa tới bắt cá, dù ít vẫn có thu nhập cho con cái đi học, vì mùa lũ trùng với mùa tựu trường”, ông Ẩn nói.
Mớ cá linh ít ỏi của chị Kim Nhung giá 200.000 đồng/kg
Ông Trần Anh Dũng, chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang, cho biết đến thời điểm này nguồn nước từ đầu nguồn về hạ lưu chưa ổn định, vẫn còn hiện tượng thủy triều lên xuống làm ảnh hưởng đến nguồn thủy sản theo dòng nước xuôi về nội đồng.
Lượng nước về chậm hơn so với nhiều năm, kéo theo mùa vụ thủy sản cũng lùi lại.
Cá linh non kho sả ớt chấm bông súng, bông điên điển trong bữa cơm của người miền Tây
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, mực nước cao nhất tại các trạm đầu nguồn sông Cửu Long và vùng hạ lưu sông xuất hiện trong tuần cuối tháng 8 ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 từ 0,03 – 0,75m.
Còn khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên ở mức cao hơn từ 0,1 – 0,35m so với cùng kỳ năm ngoái.
Khoảng nửa cuối tháng 10, khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên, đỉnh lũ năm có khả năng ở mức xấp xỉ và trên báo động 1 từ 0,1- 0,3m, trên sông Hậu tại Long Xuyên ở mức trên báo động 3 từ 0,1 – 0,25m.
Cần Thơ muốn làm đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trước năm 2030
Trong vấn đề phát triển hạ tầng giao thông, thành phố Cần Thơ muốn triển khai dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trước năm 2030, đồng thời phối hợp hoàn thành nhiều dự án đường bộ trọng điểm khác.
Đoạn giao quốc lộ 1 và quốc lộ Nam Sông Hậu qua quận Cái Răng, TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC
Ngày 16-8, Văn phòng UBND thành phố Cần Thơ cho biết UBND thành phố vừa ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết 78 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết 13 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, thành phố đặt ra 6 nhiệm vụ và giải pháp lớn để thực hiện nghị quyết 78, trong đó có tập trung thực hiện tốt công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển.
Theo đó, UBND thành phố giao giám đốc Sở Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và UBND các địa phương có liên quan hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, trình Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2022-2025 và sớm triển khai đầu tư trước năm 2030 phù hợp theo quy hoạch hệ thống đường sắt quốc gia giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Về đường bộ, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm kết nối vùng qua địa bàn thành phố Cần Thơ như cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (hoàn thành đưa vào khai thác năm 2023); cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau (triển khai đầu tư giai đoạn 2022-2025); cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (triển khai đầu tư giai đoạn 2022-2027)...
Cầu Mỹ Thuận 2 đang được thi công - Ảnh: CHÍ QUỐC
Về đường hàng không, phối hợp Bộ Giao thông vận tải và bộ, ngành liên quan triển khai đề án "Định hướng huy động nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng cảng hàng không quốc tế Cần Thơ phù hợp theo quy hoạch hệ thống cảng hàng không quốc gia giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cũng tại kế hoạch này, UBND thành phố Cần Thơ giao giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan sớm hoàn chỉnh, báo cáo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ, phát huy vai trò dẫn dắt của thành phố trong đổi mới mô hình tăng trưởng trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long...
Giảm diện tích lúa Thu Đông 2022 vùng Đồng bằng sông Cửu Long Cục Trồng trọt cho biết, vụ Thu Đông 2022, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 700 nghìn ha lúa, giảm 3,5 nghìn ha so với cùng kỳ. Cánh đồng mẫu lớn ở An Giang. Ảnh minh họa: Trọng Đạt/TTXVN Tại Hội nghị "Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu 2022; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông,...