Ngư dân kể lại hành động vô nhân đạo của tàu TQ
“Cả thế giới này không ai như Trung Quốc, đâm chìm tàu rồi bỏ mặc, xem thường mạng sống của ngư dân. Đây là hành động vô nhân đạo và rất tàn nhẫn.”
Chiều tối 29/5, tàu ĐNa 90152 cùng 10 ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa đã được tàu VT 57 kéo về Lý Sơn (Quảng Ngãi). Riêng xác tàu ĐNa 90152 sẽ tiếp tục được kéo về Đà Nẵng để sửa chữa. Các ngư dân mình đầy thương tích kể lại sự hung hãn, dã man của các tàu Trung Quốc.
Khi 10 ngư dân trên tàu ĐNa 90152 do ông Đặng Văn Nhân (42 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng) làm thuyền trưởng cập đảo Lý Sơn, hàng trăm người dân địa phương ùa ra đón.
Tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm đang được dắt vào bờ (ảnh lớn), Thuyền trưởng Đặng Văn Nhân kể lại sự việc với PV (ảnh nhỏ trên), Ngư dân Nguyễn Huỳnh Bá Biên bị thương sau khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ảnh: Lê Văn Chương – Nguyễn Thành.
Con tàu 600CV gần như chìm hẳn dưới mặt nước. Các ngư dân bức xúc kể lại việc liên tiếp bị tàu Trung Quốc gây hấn và cố ý đâm chìm khi họ đang khai thác trên vùng biển Việt Nam.
Nhân chứng sống từ Hoàng Sa
Thuyền trưởng Nhân, da đen sạm, vẫn chưa hoàn hồn kể: Ngày 26/5, khi đang cùng khoảng 30 tàu cá khác của ngư dân Đà Nẵng và Quảng Nam đánh bắt theo tổ đội tại vùng biển Hoàng Sa, cách vị trí giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 17 hải lý thì bị các tàu cá của Trung Quốc bao vây, áp sát, gây hấn, không cho đánh bắt cá.
Các tàu sắt Trung Quốc to gấp 4 – 5 lần tàu cá ngư dân, liên tục rồ máy, tăng tốc, áp sát, cố tình đâm vào tàu của ngư dân Việt Nam. Đến 16h cùng ngày, tàu ĐNa 90152 bị 3 – 4 tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc bao vây, một tàu cá vỏ sắt to lớn của Trung Quốc mang số hiệu 11202 bất ngờ áp sát khoảng 30m.
Thấy họ hành động hung hãn, anh Nhân khôn khéo né tránh. Tuy nhiên, tàu Trung Quốc tăng tốc rất nhanh, đâm vào đuôi tàu. Cú đâm mạnh khiến bánh lái sau bị gãy. Sau đó, tàu Trung Quốc tiếp tục tăng tốc, tiến lên phía mạn trái của tàu ĐNa 90152, rồi bất ngờ bẻ lái, tăng tốc đâm chính diện thân tàu. Cú đâm mạnh làm tàu ĐNa 90152 nghiêng, xoay tròn mất lái và 5 phút sau thì chìm hẳn.
7 anh em thuyền viên ngồi phía trước mũi tàu nhảy nhanh xuống nước. Riêng anh Nhân cùng ngư dân Nguyễn Huỳnh Bá Biên và Nguyễn Văn Bình bị chìm theo tàu. Rất may cả ba người đều kịp bơi ra khỏi tàu. Riêng anh Biên bị thương nặng do các mảnh vỡ thủy tinh cắt vào mặt, tay và chân.
Sau khi thoát ra khỏi tàu, 10 ngư dân chơi vơi bơi giữa biển. Trong khi đó, các tàu Trung Quốc vẫn vờn xung quanh, mặc cho ngư dân Việt Nam đối diện cái chết.
Video đang HOT
Tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm đang được dắt vào bờ. Ảnh: Nguyễn Thành
“Tàu Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu cá, giết chết ngư dân chúng tôi. Hành động của tàu Trung Quốc hết sức độc ác và nham hiểm. Rất may các tàu cá khác kịp thời ứng cứu, đưa anh em lên tàu”, anh Nhân kể.
Tàu ĐNa 90152 chìm, nhưng các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục quần thảo khoảng hơn 30 phút rồi mới bỏ đi. Anh em các tàu cá xung quanh nhanh chóng tiếp cận, neo tàu ĐNa 90152 để không bị chìm sâu xuống nước.
Ngư dân Nguyễn Huỳnh Bá Biên trở về với những vết băng bó ở tay và chân, khuôn mặt bị nhiều vết cắt. Anh Biên thoát chết trong tích tắc nhờ bơi và lặn giỏi.
Anh Biên kể: Khi tàu Trung Quốc bao vây và đâm, có 7 ngư dân ngồi trước boong tàu. Anh Biên ngồi trong cabin cùng thuyền trưởng Nhân làm hoa tiêu để lái tránh các tàu Trung Quốc, riêng Bình ở dưới hầm đang nấu ăn cho anh em. Do tàu chao đảo, lật từ trái qua phải, lật úp rồi chìm, nên thuyền trưởng Nhân kịp nhảy ra khỏi tàu. Anh Biên và Bình mắc kẹt bên trong. Nước ngập sâu nhấn chìm tàu cá, Biên và Bình kịp thời tìm cách bơi ra ngoài. Những mảnh vỡ của gương và bóng đèn khiến cả hai bị cắt, mình đầy thương tích, máu me.
Ngư dân Nguyễn Huỳnh Bá Biên bị thương sau khi tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm
“Lúc đó, em nghĩ rằng mình đã chết. Sự việc xảy ra rất nhanh. Cú đâm đầu tiên từ phía sau làm bánh lái gãy, tàu mình không thể tăng tốc. Lúc đó, cứ tưởng tàu Trung Quốc sẽ buông tha. Nhưng bất ngờ tàu cá Trung Quốc tăng tốc rồi đâm chính diện khiến anh em chẳng kịp trở tay. May mắn thoát chết trong tích tắc”, anh Biên kể.
Nguyễn Văn Bình (19 tuổi), ngư dân trẻ nhất trên tàu ĐNa 90152, được phân công phụ trách nấu nướng cho đội tàu. Về đến Lý Sơn, Bình vẫn chưa hết hoàn hồn.
“Lúc đó, em đang ở dưới hầm chuẩn bị bữa tối cho anh em thì nghe cái rầm. Tàu lật nghiêng, mọi thứ đổ tung, em bị hất ngã xuống sàn. Nước tràn rất nhanh vào hầm, em bơi ngoi ngóp trong ngổn ngang vật dụng trên tàu. Chưa kịp bơi ra cửa thì tàu lật úp, em bị nhấn chìm theo tàu. Cố gắng lấy hơi, bơi lặn để tìm lối ra. Khi thoát ra được thì tàu đã lật úp và chìm xuống. Lúc đó, nhìn quanh thấy anh em đang chơi vơi giữa biển, tàu Trung Quốc vẫn lởn vởn xung quanh nhưng không hề cứu”, Bình kể.
Hành động tàn nhẫn, vô nhân đạo Đại tá Trần Văn Dũng, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2, có mặt ở Lý Sơn để thăm hỏi và trao quà hỗ trợ cho các ngư dân tàu ĐNa 90152. Số tiền 20 triệu đồng (được Vùng trích ra từ số tiền các cơ quan, đơn vị, tổ chức giúp lực lượng cảnh sát biển những ngày qua) được trao tận tay các ngư dân nhằm giúp họ sớm khắc phục thiệt hại. “Cả thế giới này không ai như Trung Quốc, đâm chìm tàu rồi bỏ mặc, xem thường mạng sống của ngư dân. Đây là hành động vô nhân đạo và rất tàn nhẫn. Nhân dân và các nước yêu chuộng hòa bình không bao giờ làm như vậy. Xem thường mạng sống của ngư dân là hành động đáng để cả thế giới lên án”, ông Dũng nói. “Anh em ngư dân ĐNa 90152 và ngư dân miền Trung hãy an tâm. Lực lượng cảnh sát biển cùng các lực lượng chấp pháp sẽ luôn sát cánh, bảo vệ ngư dân, bảo vệ ngư trường, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Dũng nói.
Ngư dân Hồ Ngọc Pháp, 46 tuổi nói: “Khi chúng tôi vừa ra đến vùng biển Hoàng Sa nơi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép thì liên tục bị các tàu Trung Quốc chèn ép, tông va, cố tình đâm tàu ngư dân Việt Nam. Các tàu Trung Quốc cậy thế to lớn đâm tàu chúng tôi, nhưng chúng tôi không sợ. Tất cả các tàu có mặt trên vùng biển Hoàng Sa vẫn kiên cường, đoàn kết sát cánh bên nhau, tìm cách né tránh đụng độ với tàu Trung Quốc”.
“Tàu Trung Quốc to lớn nhưng không hề đánh bắt mà chỉ quấy phá tàu ngư dân Việt Nam. Tôi nghi ngờ đó là những tàu giả dạng tàu cá của Trung Quốc để bảo vệ giàn khoan trái phép. Thấy tàu chúng tôi chìm, ngư dân sắp chết nhưng tàu Trung Quốc vẫn không hề có động thái gì cứu giúp. Họ cố tình giết chết chúng tôi, rất độc ác”, ông Pháp bức xúc.
Thuyền trưởng Đặng Văn Nhân của tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm đang trò chuyện với báo chí
Kiên cường bám biển
Dù tàu chìm, thoát chết trở về, nhưng 10 ngư dân quả cảm vẫn khẳng định họ sẽ tiếp tục bám biển Hoàng Sa. Chị Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152, khi hay tin anh em và tàu cá được kéo về đã tức tốc từ Đà Nẵng ra đảo Lý Sơn để đón anh em. Khuôn mặt chị phờ phạc sau mấy đêm mất ngủ vì lo lắng. Bắt tay, ôm từng thuyền viên gắn bó với mình bao nhiêu năm, chị Hoa không giấu được những giọt nước mắt.
“Anh em an toàn về đến đất liền là mừng rồi. Tàu hư hỏng sẽ sửa lại để bám biển, quan trọng nhất vẫn là mạng người. Còn người là còn của”, chị Hoa nghẹn ngào.
Hậu phương vẫn vững lòng Bà Đào Thị Mai (65 tuổi, Thanh Khê, TP Đà Nẵng) là mẹ của anh Đặng Văn Nhân – thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm. Con rể bà là Nguyễn Đình Sinh, thuyền trưởng tàu ĐNa – 90508TS vẫn tiếp tục ở lại bám biển, cùng con trai Đặng Văn Quang. Gần 20 ngày qua, tự hào về những đứa con quả cảm, nhưng bà không khỏi bồn chồn, lo âu. Chồng bà, ông Đặng Hồng theo nghiệp tài xế xe khách đường dài, nhưng năm nào cũng làm vài chuyến ra khơi đánh bắt. Nhà 7 con, đến nay có 4 con nối nghiệp biển. Căn nhà bà Mai ở kiệt đường Dũng Sĩ Thanh Khê những ngày này nhiều người vào ra, hỏi thăm tình hình. Các con dâu, con gái, cháu chắt cũng tập trung để nghe ngóng tin tức. Chị Nguyễn Thị Tuyết, vợ thuyền trưởng Nhân, bảo: Khi hay tin tàu chồng gặp nạn, cả nhà như ngồi trên lửa. Nhưng giờ biết mọi người trên tàu an toàn, mọi người đã vững tâm. Chị Đặng Thị Sương (44 tuổi), vợ thuyền trưởng Nguyễn Đình Sinh, cho biết anh Sinh mới từ Hoàng Sa điện về, nói anh Nhân cùng các thuyền viên tàu bị nạn đang trên đường về bờ. Hơn 20 năm nay, gia đình chị Sương gắn với nghiệp biển. Năm 1999, anh chị Sương từng chung với 1 người trong phường đóng mới con tàu hơn 90CV. Đang ăn lên làm ra, bất ngờ tàu lạc ngay giữa tâm bão Xangsane (2006). Người may mắn thoát nạn nhưng con tàu bị bão đánh đắm. Mất tàu, anh Sinh đi tàu bạn với các chủ phương tiện trên địa bàn. Những năm gần đây, anh Sinh về đầu quân cho vợ chồng người dì là chị Huỳnh Thị Như Hoa (Xuân Hà, Thanh Khê). Năm 2012, con tàu mới ĐNa 90502 đóng mới công suất 615 CV trị giá 3,7 tỷ đồng được chị Hoa tin tưởng giao cho người cháu lèo lái vươn khơi. Đôi tàu ĐNa 90508- ĐNa 90152 của “nữ tướng làng biển” này ngang dọc khắp các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Ông Ngô Văn Cát, Phó BQL âu thuyền cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), cho hay, hiện mỗi ngày tàu thuyền vẫn tấp nập cập bờ, xuất bến. Tình hình biển Đông phức tạp, nhưng tàu thuyền đánh bắt khá ổn định và quyết tâm vươn khơi. Trung bình có 50-60 tàu ra vào, sản lượng đạt 150-160 tấn hải sản các loại/ngày. Nguyễn Huy
Theo Nguyễn Thành (Tiền Phong)
Tàu kiểm ngư liên tục bị tàu TQ vây ép, tấn công
Tàu Trung Quốc hung hăng tìm cách vây ép, chặn đầu và dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam.
Vào lúc 6 giờ sáng 28/5, trong lúc tàu Kiểm ngư của Việt Nam mang số hiệu KN 630 đang ở vị trí cách khu vực giàn khoan khoảng 10 hải lý để làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động Trung Quốc rút giàn khoan trái phép ra khỏi vùng lãnh thổ Việt Nam thì đã bị 3 tàu của Trung Quốc bao vây, chặn đầu, ép sát.
Sau đó, tàu Hải tuần mang số hiệu 22 của Trung Quốc đã tấn công tàu KN 630 của ta bằng vòi rồng công suất lớn phun trên cả hai hướng trước và sau mũi tàu. Chỉ đến khi tàu CSB 8003 cơ động đến hỗ trợ thì các tàu Trung Quốc mới tản ra.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc đang tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng.
Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, hôm 28/5, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 120 tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu này ở nhiều hướng. Trên mỗi hướng, Trung Quốc duy trì từ 6 đến 8 tàu để ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Đặc biệt, đã phát hiện 2 tàu quét mìn của Trung Quốc hoạt động trên khu vực.
Cũng trong buổi sáng 28/5, tàu CSB 8003 đã tiếp cận gần khu vực mới mà Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng đến vị trí cách giàn khoan khoảng 9 hải lý đã bị các tàu bảo vệ của Trung Quốc dàn thành thế nan quạt nhiều lớp tiến ra ngăn cản trong đó có các tàu mang số hiệu 2406, 31, 3302, 3210 đã cơ động áp sát để ngăn chặn tàu của ta.
Đặc biệt, vào lúc 08h 15 phút, ta phát hiện 02 tàu quét mìn của Trung Quốc số hiệu 840, 843 ở vị trí 15 độ 16 phút Bắc - 111 độ 32 phút Đông và 15 độ 16 phút Bắc - 111 độ 33 phút Đông.
Đồng thời ta cũng phát hiện có 02 tàu Hộ vệ tên lửa không xác định được số hiệu luôn cơ động, thả trôi ở phía Đông giàn khoan Hải Dương 981.
Đến 9 giờ 10 phút tàu CSB 4032 ở vị trí 15026'N - 111038'E cách giàn khoan 7,4 hải lý thì các tàu của TQ số hiệu 210, 2410, 37101 và 2 tàu kéo cơ động bám đuổi, sẵn sàng tấn công.
Đặc biệt, lãnh đạo Bộ Tư lệnh CSB cho biết hôm qua lực lượng chấp pháp của ta còn phát hiện tàu Hải cảnh 31101 của TQ được trang bị thêm đường ống và vòi màu đen, chưa rõ công dụng.
Tàu Hải cảnh 3210 của Trung Quốc áp sát tàu CSB 8003, ngăn cản không cho tiếp cận giàn khoan (Ảnh Cảnh sát biển)
Các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn cơ động theo dõi chặt chẽ mọi di biến động của giàn khoan Hải Dương 981 và hoạt động của các tàu Trung Quốc. Chúng ta cũng tiếp tục kiên trì tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách gần nhất có thể, đồng thời sử dụng các biện pháp tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo PV (Giaothongvantai.com.vn)
Trung Quốc có những động thái uy hiếp, đe dọa Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Trần Đình Nhã trao đổi với báo chí về những động thái gần đây của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Trần Đình Nhã Bên hành lang Quốc hội, ông...