Ngư dân đầu tiên chứng kiến tiêm kích Su-22 rơi: ‘Tôi không thấy ai nhảy dù ra’
Nhờ thông tin của ông Nguyễn Phùng, ngư dân duy nhất ở Phú Quý thấy cảnh máy bay rơi cung cấp, lực lượng tìm kiếm đã khoanh chính xác vị trí hai máy bay Su-22 rơi vào trưa 16.4.
Phát hiện sớm nhưng không thể báo
Trưa 19.4, ông Phùng kể với PV Thanh Niên Online: “Khi hai cha con tui đang neo ghe câu cá bỗng nghe một tiếng vù sau đó thấy máy bay rơi xuống. Một chiếc rơi trước, một chiếc rơi sau. Chiếc đầu rơi cách Hòn Trứng khoảng 1 hải lý (khoảng 1,8 km) cách thuyền của tôi chừng 100 m, chiếc thứ hai rơi xa hơn. Hai chiếc rơi cách nhau chừng 150 m.
Sau khi thấy máy bay rơi, tôi nói với con tìm xuồng chạy lại để cứu vớt. Khi tôi chạy lại nhìn không thấy máy bay đâu nữa, ngó xung quanh thấy 3 thùng dầu còn nổi. Hai thùng sắp chìm còn một thùng nổi lềnh bềnh cách đó một đoạn. Hai cha con tôi kéo thùng dầu đó lại gần vị trí tai nạn. Khi đó dầu loang một diện tích khá lớn.
Lúc máy bay rơi, tôi không thấy ai nhảy dù ra cả; cũng không nghe tiếng nổ. Chỉ nghe thấy vù một cái rồi thấy máy bay rớt xuống.
Lúc máy bay rơi chỉ có thuyền của cha con tôi. Rất tiếc hôm đó ắc quy của ghe bị cạn, cắm sạc ở nhà nên thuyền không có điện để phát bộ đàm. Hai cha con cũng nghĩ chuyến đi câu gần bờ, đi một lát rồi về nên không ai mang theo điện thoại. Do đó dù phát hiện máy bay rơi từ sớm mà không có cách gì báo về bờ được.
Thiếu tướng thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân (ngoài cùng, bìa trái) đang trên tàu chỉ đạo tìm kiếm – Ảnh: Đình Tuyên
Video đang HOT
Ông Nguyễn Phùng – Ảnh: Đình Tuyên
“Nếu có chênh, cũng không nhiều”
Chừng 30 phút sau có máy bay từ đất liền ra. Tôi lấy tay ngoắt làm dấu chỉ vụ tại nạn xảy ra ở đây. Chừng một lát sau có thông báo đây là khu vực có máy bay bị nạn nên hạn chế tàu bè qua lại. Hai cha con đành đi thuyền vào bờ.
Vào bờ tôi thông báo là nhìn thấy tàu bay bị nạn, công an cũng đến làm việc. Ngày 17.4, lực lượng biên phòng đến nhà hỏi, tôi cũng tường thuật lại những gì mình thấy. Tôi là dân đi biển lâu năm. Trước đây khi chưa có máy móc, đi biển chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên tôi nhớ rất rõ vị trí máy bay rơi lúc đó không có phương tiện gì ghi hình lại cả. Nếu có chênh cũng không nhiều. Từ thông tin tôi cung cấp, mấy anh ở biên phòng tiến hành khoanh tọa độ để đưa ra vị trí tìm kiếm như hiện nay.
Chiều 17.4, lực lượng tìm kiếm đã tìm được phần đuôi của một trong hai chiếc máy bay.
“Ngày 18.4, khi tôi đang câu cá ở biển, các anh ở lực lượng tìm kiếm cho tàu Cảnh sát biển tới đón và đưa đến vị trí tìm kiếm, đề nghị tôi kể chi tiết vị trí may bay rơi một lần nữa. Tại buổi làm việc này, lực lượng tìm kiếm xác nhận vị trí của tôi đưa ra khá chính xác. Nhờ đó mà họ tìm thêm được hai vật thể nghi ngờ là mảnh vỡ của máy bay”, ông Phùng nói.
Theo Thanh Niên
Trục vớt Su-22: 4 trực thăng đang có mặt tại hiện trường
Hôm nay (19/4), công tác tìm kiếm và trục vớt các mảnh vỡ của 2 máy bay Su-22 gặp nạn sẽ được tiếp tục.
Lúc 6h40 và 7h05 sáng nay (19/4), hai máy bay trực thăng đã cất cánh chở lãnh đạo của quân chủng Phòng không Không quân, sư đoàn 370 và trung đoàn 937 ra đảo Phú Quý (Bình Thuận).
Đó là thông tin mới nhất của PV Tuổi Trẻ đang có mặt tại sân bay quân sự Thành Sơn (Phan Rang - Ninh Thuận) vừa cho biết.
Như vậy cùng với 2 trực thăng đã có mặt trước đó tại đảo Phú Quý để phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, thời điểm này đang có 4 máy bay trực thăng cùng tham gia việc tìm kiếm hai máy bay SU22.
Trao đổi với Tuổi Trẻ trực tiếp từ tàu cứu nạn, thượng tá Hoàng Văn Số - Chủ nhiệm chính trị, Lữ đoàn đặc công 5 cho biết kíp đặc công người nhái đầu tiên trong ngày hôm nay cũng đã bắt đầu lặn xuống biển tìm máy bay Su-22.
Theo VTV, sáng nay sẽ có thêm 3 tàu dò quét thủy âm hiện đại của quân chủng hải quân tới hiện trường phục vụ công tác dò quét để tìm máy bay dưới đáy biển.
Trong ngày hôm qua (18/4), các chiến sĩ đặc công nước đã trục vớt được các vật thể, mảnh vỡ có thể là các bộ phận của máy bay Su-22.
Đặc công vớt các mảnh vỡ máy bay rơi. Ảnh: Người lao động
Trao đổi với báo chí tối 18/4, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết, 3 vật thể quan trọng của máy bay Su 22 được phát hiện trong ngày 18/4 gồm:
Khung kính buồng lái, 1 thùng dầu phụ (không phải đuôi máy bay như phán đoán vào chiều 17-4) và 1 vật thể hình khối tròn chưa xác định là bộ phận nào của máy bay.
Đến cuối ngày 18/4, theo Thiếu tướng Tuấn, các lực lượng mới chỉ trục vớt được khung kính buồng lái, 2 vật còn lại mới được khoanh vùng và chưa thể vớt được.
Thông tin trước đó cho biết lực lượng tìm kiếm đã phát hiện, vớt 2 thùng dầu phụ, khung kính buồng lái, một số mảnh kim loại nghi là bộ phận của tiêm kích Su-22 và đưa vào bờ.
Thiếu tướng Tuấn nhận định:
"Từ những gì vớt được, nhiều khả năng máy bay đã bị vỡ trước khi lao xuống biển.
Hiện vẫn chưa có thông tin gì về hai phi công trong vụ việc này. Lực lượng tìm kiếm cứu hộ sẽ cố gắng hết sức mình".
Theo Tri Thức
Chưa tìm thấy dấu hiệu 2 phi công máy bay SU 22 còn sống sót Hôm nay (19/4), công tác tìm kiếm, cứu nạn vụ 2 máy bay SU 22 rơi trên biển Phú Quý vẫn được tiếp tục với nỗ lực cao nhất Nỗ lực tìm kiếm 2 phi công và máy bay Su 22 bị rơi trên biển Phú Quý Ngày 16/4, Trung đoàn Không quân 937 đóng quân ở sân bay Phan Rang tổ chức...