Ngư dân Đà Nẵng mang tàu thuyền lên đường, néo vô cây… đề phòng bão số 6
Chiều 23-9, nhiều ngư dân Đà Nẵng xuống tàu hối hả gia cố, chèn néo tàu thuyền, bơm nước chống ngập trước giờ bão số 6 áp sát đất liền.
Ngư dân kiểm tra dây thừng chèn néo và bơm nước chống ngập khi neo tàu tại âu thuyền Thọ Quang – Ảnh: TẤN LỰC
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online chiều 23-9 tại âu thuyền Thọ Quang, rất nhiều ngư dân tranh thủ xuống thuyền kiểm tra, chèn néo lại tàu thuyền đang neo đậu và bơm nước chống ngập khi thuyền nằm bến.
Ông Nguyễn Văn Quang, ngư dân quận Sơn Trà, cho hay từ đợt bão số 5 đã đưa tàu của gia đình về âu thuyền Thọ Quang neo đậu tránh bão tới nay. Tuy nhiên, dù đã được chèn néo tương đối vững chắc, ông vẫn phải xuống kiểm tra một lượt các dây giằng, lốp cao su kẹp giữa hông các tàu để đảm bảo trụ được trước bão số 6.
Ngoài ra, do từ sáng đến chiều nay Đà Nẵng xuất hiện nhiều đợt mưa to nên các chủ tàu phải xuống mở máy bơm nước ra khỏi thân tàu để chống chìm. Hiện tại, hầu hết tàu thuyền Đà Nẵng đã về neo đậu trong bờ. Chỉ còn 15 tàu đang hoạt động trên biển và đã được Bộ đội biên phòng Đà Nẵng thông báo về bờ hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Video đang HOT
Ngư dân Đà Nẵng xuống kiểm tra tàu neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang trước lúc bão vào – Ảnh: TẤN LỰC
Đối với các tàu cá loại nhỏ, thuyền thúng, nhiều ngư dân chọn cách kéo lên bờ và che bạt, cột dây chắc chắn vào các gốc cây dọc đường Hoàng Sa.
Ngư dân Trần Thanh Bình, trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, cho biết bão số 6 dự báo không mạnh nhưng khả năng mang theo mưa nhiều, nếu để thuyền thúng trên biển sẽ dễ bị ngập nước mưa chìm nên phải kéo lên bờ cột lại. Một số người có thuyền máy, kích cỡ lớn hơn phải thuê xe cẩu chuyển lên với chi phí 300.000 – 500.000 đồng/lượt.
Trong hôm nay, Công ty Công viên cây xanh Đà Nẵng huy động công nhân cùng phương tiện đổ ra các tuyến đường cắt tỉa cành để tránh nguy cơ ngã đổ do gió bão. Tại các tuyến đường gần biển như Lê Đức Thọ, Lê Văn Lương, việc thi công cắt tỉa cành triển khai rất hối hả.
Trong chiều 23-9, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có công điện gửi các sở ngành, quận huyện triển khai các biện pháp phòng chống lụt bão, ứng phó bão số 6. Yêu cầu sẵn sàng sơ tán dân những vùng ảnh hưởng trực diện bởi bão, nhà không kiên cố, vùng trũng thấp và nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét. Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, thông báo các tàu còn trên biển khẩn trương vào bờ.
Với các thuyền lắp máy nhỏ, ngư dân thuê xe cẩu đưa lên vỉa hè và bọc kín tránh nước mưa vào khoang máy – Ảnh: TẤN LỰC
Thuyền thúng nhỏ được kéo luôn lên bờ và cột dây chắc chắn vào các gốc cây ven đường – Ảnh: TẤN LỰC
Một thuyền máy được đưa lên lòng đường Hoàng Sa để cột dây tránh bão – Ảnh: TẤN LỰC
Quảng Bình cử ngư dân xét nghiệm âm tính tham gia đội bảo vệ tàu thuyền tránh bão
Do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ngư dân không thể tập trung đông tại nơi neo đậu thuyền tránh bão, các đội bảo vệ tàu thuyền tại Quảng Bình đã được thành lập.
Tàu thuyền ở Quảng Bình đã vào tránh bão Conson - Ảnh: L.G.
Ngày 9-9, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - chủ tịch UBND huyện Bố Trạch - cho biết sau khi thống nhất với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và Sở NN&PTNT tỉnh, huyện đã lựa chọn 30 ngư dân ở xã Đức Trạch, với sự tăng cường của bộ đội biên phòng, thành lập đội bảo vệ tàu thuyền tại khu neo đậu tàu thuyền tránh bão cảng Gianh, trước cơn bão số 5 (Conson).
Tất cả ngư dân đều được xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS CoV-2, có kinh nghiệm, sức khỏe và trách nhiệm cao để bảo vệ tàu thuyền trong khu neo đậu tránh bão.
Hiện tại khu neo đậu tàu thuyền cảng Gianh, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão lớn nhất Quảng Bình, đã có gần 350 tàu thuyền của ngư dân trong và ngoài tỉnh vào neo đậu tránh bão. Do giãn cách xã hội chống dịch nên hầu hết chủ tàu gặp khó khăn trong việc huy động người bảo vệ tàu thuyền.
Đội bảo vệ chịu trách nhiệm cứu hộ, tách tàu khi có sự cố, tránh gió mạnh xô đập tàu thuyền vào nhau gây vỡ và chìm.
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Bình cho biết đến 14h30 ngày 9-9, toàn bộ số tàu thuyền đánh cá của tỉnh hoạt động ở "vùng xanh" trên biển đã vào bờ tránh bão.
Phó thủ tướng họp khẩn ứng phó bão số 6, nhiều tỉnh miền Trung có nguy cơ ngập lụt 16h chiều 23-9, Phó thủ tướng Lê Văn Thành - trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai - chủ trì cuộc họp trực tuyến khẩn với các bộ, ngành, địa phương để ứng phó với bão số 6. Vị trí và hướng di chuyển bão số 6 - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia...