Ngư dân căng mình vớt “vàng trắng” ở vựa sứa của cả nước
Cô Tô (Quảng Ninh) được coi là một trong những “vựa sứa” của cả nước. Mùa sứa chỉ kéo dài từ tháng Giêng đến khoảng tháng 4 Âm lịch, nhưng lại là mùa “trúng đậm” của ngư dân.
Nghề khai thác và chế biến sứa biển ở vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) được ví là nghề “vớt vàng trắng” bởi nguồn thu “khủng” do sứa mang lại.
Vào vụ có tới 400-500 tàu thuyền của cả ngư dân Quảng Ninh lẫn ngư dân Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An,… tập trung ở vùng biển Cô Tô để khai thác sứa. Các tàu vớt sứa tương đối nhỏ, trang bị bóng đèn công suất lớn khoảng 1.000W
Nghề vớt sứa chỉ cần rải lưới hoặc dùng vợt dài để vớt những con sứa trôi trên mặt biển nhưng lại đòi hỏi sức khỏe dẻo dai. Trung bình mỗi thuyền có thể vớt được 800 – 1.000 con sứa trong những ngày trời mù biển lặng. Sứa biển tích nước trong thân nên rất nặng, trung bình từ 15 – 20 kg, có con nặng tới 50 – 60kg
Tùy kích cỡ của sứa mà ngư dân bán lại cho các xưởng chế biến với giá từ 10.000 – 40.000 đồng. Nếu “trúng đậm”, có thuyền có thể thu hàng chục triệu mỗi ngày.
Tuy vậy, sứa chỉ trở thành “vàng” khi qua các xưởng chế biến. Sứa được phân loại, chọn lấy chân, đầu, đưa vào quay ly tâm từ 5 -20 tiếng để sạch hết nhớt. Sứa vớt lên ngâm trong các bể muối có độ mặn 25% từ vài ngày tới cả tháng.
Sứa đạt chất lượng cao phải sạch, trắng và cứng, giòn, không còn nước. Hiện nay công nghệ chế biến sứa ở Cô Tô đều do các chuyên gia nước ngoài thực hiện.
Video đang HOT
Sứa thành phẩm được đóng trong các thùng gỗ từ 9-12kg và chủ yếu được xuất sang nhiều nước. Trong khi sứa trắng chỉ có giá trên 1 triệu đồng/thùng thì sứa đỏ có thể lên tới chục triệu đồng/thùng.
Theo thống kê của UBND huyện Cô Tô, từ đầu mùa 2017 đến nay huyện đã xuất hơn 200.000 thùng sứa, doanh thu trên 66 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chủ xưởng, thị trường nước bạn rất bấp bênh về giá cả
Theo Trường Giang (VOV)
10 loại thực phẩm người bị bệnh viêm ruột nên tránh
Bệnh Crohn là bệnh viêm ruột gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, ợ chua, tiêu chảy, mệt mỏi. Nếu không muốn bệnh tình trầm trọng thêm, cần tránh xa các loại thực phẩm dưới đây.
Ăn ớt kích thích, làm tăng nhu động ruột và gây đau bụng ở những người bị bệnh Crohn - Ảnh: Shutterstock
Táo có vỏ
Theo Everydayhealth, một quả táo mỗi ngày có thể giúp phòng chống bệnh tật. Nhưng đối với người mắc bệnh viêm ruột, nếu ăn táo cả vỏ có thể gây suy tiêu hóa. Điều này cũng xảy ra tương tự với rau quả có vỏ như dưa chuột, do đó, hãy bỏ vỏ trước khi ăn.
Bắp rang
Bắp rang cung cấp nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, lượng chất chống oxy hóa trong một phần bắp rang có thể cao hơn lượng chất chống oxy hóa có trong một khẩu phần trái cây hay rau củ. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh viêm ruột thì tuyệt đối tránh ăn bắp rang vì nó là ngũ cốc nguyên hạt, và là một trong những loại thực phẩm khó tiêu hóa.
Gà rán
Thức ăn khi chiên rán thường bị mất nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ vậy, với những người mắc bệnh tiêu hóa đây là nhóm thực phẩm tối kỵ vì chứa nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.
Thịt xông khói
Mặc dù thịt chứa nhiều axit amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng và cả các loại vitamin. Tuy nhiên, với người bị viêm ruột, lượng chất đạm cần có không nên đến từ thịt xông khói hay chất béo vì có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
Các loại quả có hạt
Một số nghiên cứu cho thấy các loại hạt chứa nhiều protein, chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin E đều rất tốt cho sức khỏe. Nhưng với người bị bệnh Crohn nên tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều hạt, chẳng hạn như dâu tây, quả mâm xôi và cà chua vì chúng có thể gây tiêu chảy
Cà phê, sô cô la, nước có gas và rượu
Những loại đồ uống này có thể gây sưng, viêm nặng hơn. Đặc biệt, đồ uống nhiều caffeine có thể kích hoạt nới lỏng phân và tăng nhu động ruột, từ đó gây ra tiêu chảy nhiều hơn. Bên cạnh đó, uống rượu với số lượng bất kỳ cũng có xu hướng gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa. Nếu bạn tiêu thụ caffeine và hoặc rượu với lượng cao, nó có thể gây ra tình trạng mất nước.
Sữa
Hầu hết các bệnh nhân bị viêm ruột Crohn đều không thể dung nạp đường lactose từ sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa tươi, pho mát, kem... vì chúng có thể gây đầy hơi, chướng bụng và khiến tiêu chảy nặng hơn.
Hành và tỏi
Những loại thực phẩm phổ biến này được cho là làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh Crohn ở phần lớn bệnh nhân. Vì vậy, hãy tránh xa 2 loại thực phẩm này để được an toàn.
Ớt
Mỗi người có thể ăn cay ở một mức độ khác nhau, nhưng đa số những người mắc bệnh Crohn sẽ rất khó có thể ăn được các loại thực phẩm cay, đặc biệt là trong những đợt bệnh Crohn bùng phát. Những thực phẩm cay nóng có thể có tác dụng như một chất kích thích, làm tăng nhu động ruột và gây đau bụng.
Đường
Loại bỏ hoàn toàn lượng đường ra khỏi chế độ ăn có thể sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh Crohn. Nếu muốn ăn đồ ngọt, chỉ nên sử dụng mật ong. Mặc dù các nghiên cứu chưa chỉ ra được mối liên quan rõ ràng giữa đường và bệnh Crohn, nhưng lợi ích đạt được ở đây có thể là, khi người bệnh Crohn loại bỏ đường ra khỏi chế độ ăn, họ cũng sẽ có xu hướng loại bỏ hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn. Mà những loại thực phẩm này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh Crohn.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Những loại thực phẩm không nên ăn sống Có một số thực phẩm không nên ăn sống vì nó có chứa chất độc tự nhiên và đường khó tiêu hóa. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng và một số triệu chứng khác. Không nên ăn sống khoai tây vì có thể gây xình bụng và đầy hơi. ẢNH: SHUTTERSTOCK Dưới đây là một số thực phẩm có...