Ngư dân bình thản đánh bắt mặc lệnh cấm phi lý của Trung Quốc
Bình thản trước lệnh cấm ngang ngược, phi lý của phía Trung Quốc, tại nhiều cảng và cửa biển trong tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, hằng ngày vẫn tấp nập những chuyến tàu cá đi về từ vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
PV NTNN/Dân Việt đã có mặt tại cảng Sa Kỳ vào đầu giờ chiều ngày 17.5, cũng là lúc 3 chiếc tàu khoang đầy tôm cá vừa trở về và cập tại đây.
Trên khuôn mặt sạm đen về nắng và gió biển, ngư dân Trần Văn Kim (30 tuổi), ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỏ rõ sự phấn khởi, nói: “Tui ra khơi đánh bắt tại Trường Sa được khoảng 22 ngày. So với chuyến trước có ít hơn, nhưng lượng hải sản các loại đánh bắt được ước cũng trên 12 tấn. Trừ các khoản chi phí chắc lời khoảng 170 triệu đồng”.
Cảng biển Sa Kỳ luôn nhộn nhịp tàu cá đi về từ Hoàng Sa, Trường Sa.
Còn chủ tàu cá Bùi Minh Hiền (41 tuổi), ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn cho biết: “Chuyến khai thác đánh bắt hải sản tại Hoàng Sa vừa trở về cách đây khoảng 4 ngày, bán được trên 330 triệu đồng; cao hơn chuyến trước đó cũng đánh bắt tại vùng biển này khoảng 50 triệu đồng”.
Theo nhiều ngư dân trong tỉnh Quảng Ngãi, những ngày này là thời gian cao điểm của vụ khai thác hải sản hàng năm, đặc biệt là tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy phần lớn tàu thuyền xa bờ của ngư dân đều tập trung ra đây để khai thác.
Khi nghe hỏi về việc Trung Quốc có lệnh cấm ngang ngược tại 2 vùng biển trên (từ ngày 16.5-1.8), nhiều chủ tàu và ngư dân bình thản: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, chứ có liên quan gì đến họ (Trung Quốc) đâu mà cấm ngư dân Việt Nam ra đánh bắt”.
“Lệnh cấm vô lý đó ai mà để ý làm gì. Tui đã lấy xong nhiên liệu, lương thực, thực phẩm rồi, ngày mai sẽ cùng 8 thuyền viên ra Trường Sa đây”, chủ tàu cá Lê Thanh Ngân (38 tuổi), ở Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi nói giọng chắc nịch.
Ngư dân Trân Qui (28 tuôi), ơ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn gân đo cũng vui chuyện, nói: “Bây giơ bên canh ngư dân con co lưc lương kiêm ngư, canh sat biên… luôn hô trơ nên ngư dân cang vưng vang hơn trươc rât nhiêu”.
Video đang HOT
“Tuy nhiên để tránh phía Trung Quốc “làm càn” bằng cách cho người đưa phương tiện ra gây hại, bắt… Chúng tôi sẽ cảnh giác và liên kết lại với nhau bằng cách đi gần; thường xuyên liên lạc qua máy Icom thông báo tình hình, kịp thời hỗ trợ nhau khi phát hiện tàu lạ…”, nhiều ngư dân cùng bày tỏ.
Cá về từ Hoàng Sa, Trường Sa
Chuẩn bị lưới, đá lạnh… cho chuyến ra khơi mới tại Hoàng Sa, Trường Sa
Trên đường ra khơi
Để tránh bị phía Trung Quốc “làm càn”, ngư dân thường chọn đi gần để kịp thời hỗ trợ cho nhau
Theo Danviet
Nghề câu mực đêm gian nan ở vùng biển Quảng Trị
Không cầu kỳ với nhiều ngư cụ đắt tiền như nghề đánh bắt khác nghề câu mực đêm tuy thú vị nhưng đầy gian nan của ngư dân vùng biển Quảng Trị.
Không cầu kỳ với nhiều ngư cụ đắt tiền như nghề đánh bắt khác, nghề câu mực đêm tuy thú vị nhưng đầy gian nan của ngư dân vùng biển Quảng Trị.
Dù không phải là nghề chính nhưng công việc câu mực đêm mang lại thu nhập rất cao cho ngư dân ven biển bãi ngang xã Trung Giang, Gio Linh, Quảng Trị bởi đây là loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, không như những nơi khác nghề câu mực đêm có thể duy trì đến quanh năm. Hàng năm, cứ vào tháng 6, khi những luồng gió nam thổi ra mặt biển thì ngư dân lại háo hức vào mùa câu mực. Thường thì nghề này chỉ kéo dài trong mấy tháng hè.
Tầm 4h chiều hàng ngày, hàng chục ghe, thúng của ngư dân Cang Gián bận rộn để chuẩn bị ra khơi. Những người đàn ông lớn tuổi, thanh niên trai tráng và thậm chí là những em học sinh cũng tranh thủ ra khơi lúc chiều muộn để kiếm thêm thu nhập.
Anh Phụng (30 tuổi, ngư dân vùng biển Cang Gián, Trung Giang, Gio Linh, Quảng Trị) cho biết: "Dụng cụ hành nghề chỉ một cành câu bằng tre dài hơn 2m, cuộn dây cước dài khoảng hơn 10 m với mồi giả là thanh chì dài 6 cm gắn với 8 - 10 móc sắt inox được mài nhọn dùng làm lưỡi câu mực, quấn chung quanh bằng dây kim tuyến phản quang, khi thả xuống biển sẽ phát sáng dưới ánh đèn pha và dụ mực lại gần. Thời gian mực ăn câu nhiều nhất vào khoảng trời tối. Phải biết nhìn trăng, dòng chảy của nước, kỹ thuật nương, kéo dây thì mới đảm bảo con mực dính câu. Rồi cách kéo mực lên như thế nào để tránh công toi cũng là một kỹ thuật không phải học ngày một ngày hai là biết được".
"Mồi giả" là những thanh chì dài 6 cm gắn với 8 - 10 móc sắt inox được mài nhọn.
Anh Phụng kể tiếp, hầu hết các thuyền đi câu mực đêm đều phải chuẩn bị bình điện ắc quy và bóng đèn loại huỳnh quang để đảm bảo đủ ánh sáng cho quá trình câu. Bởi đặc thù của mực là khi chúng cảm nhận được được vùng ánh sáng thì ngay lập tức bơi lại tìm thức ăn. Điện càng sáng thì mới hy vọng câu được mực càng nhiều.
Phải đảm bảo đủ đèn chiều sáng mới dụ được mực đến ăn mồi.
Bác Thành (46 tuổi), người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc câu mực đêm chia sẻ: "Chúng tôi phải thăm dò con nước, những lúc nước êm thì thường câu được ít mực. Khoảng rạng sáng 3h khi nước chảy mạnh hơn, nắm bắt và chuyên cần câu lúc này sẽ khả quan hơn. Tuy nhiên, việc con nước cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết ngày hôm ấy như thế nào nữa. Hầu hết những người đi câu như chúng tôi nều phải thuộc lòng những quy tắc của biển. Mực thường đi ăn vào lúc chạng vạng tối, theo con trăng lặn (trăng đang sáng lặn vào mây) hay lúc rạng đông. Nếu kiên nhẫn, đoán biết được điều này thì thường hay "trúng mánh" nhiều mực lớn dính câu".
Làm việc trong điều kiện một mình một thúng, chơ vơ trên biển, giữa khoảng không tĩnh lặng, người đi câu chăm chăm nhìn vào một điểm để canh mồi, đèn chỉ đủ để tạo thành một quầng sáng nhỏ trên mặt biển, cả người lẫn thúng như bị biển đen nuốt chửng.
"Nghề câu mực đêm cực nhất là phải đứng, ngồi thay đổi thế liên tục cho đỡ mỏi và phải thức thâu đêm suốt sáng. Nhiều lúc ngồi câu một mình buồn ngủ ríu hết cả mắt thậm chí có đôi lần ngủ gục rất nguy hiểm. Nếu đi thuyền thì sẽ vui hơn, thường có đến 3, 4 người cùng ngồi câu rồi buôn chuyện lúc rảnh rỗi sẽ giúp những ngư dân như chúng tôi quên đi thời gian, đỡ buồn ngủ hơn. Bên cạnh đó khi gặp nguy hiểm gì thì cũng có thể hỗ trợ cho nhau vượt qua", anh Phụng chia sẻ.
Khi được hỏi về thành quả sau chuyến mực đêm về, bác Thành vui vẻ: "Nghề làm ăn thì lúc rủi ro, lúc may mắn là chuyện thường tình. Dù có hay không thì 5 - 6h sáng là phải vào bờ rồi. Có những lúc trắng mặt ra cả đêm đến sáng cũng không câu được con nào vì con nước biến động, ngư dân như chúng tôi phải chịu thôi chứ biết làm gì".
"Nghề câu mực đêm dù cực nhọc khi phải thức trắng nhưng bù lại về đến bến là các tư thương đổ xô đến mua với giá cao từ 350 - 500 nghìn đồng/kg tùy kích thước từng con. Ngư dân ở đây câu trong ngày vào luôn nên mực tươi khỏi phải nói, hôm nào nhiều thì được 15 - 20 con, cũng khá tiền rồi. Mỗi một mùa mực như vậy có người thu được hàng chục triệu chứ không đùa. Nhiều khi câu mực vào nhưng có dám mang về nhà ăn đâu, vì còn phải bán lấy tiền trang trải chi tiêu, lo cho con cái ăn học", bác Thành tâm sự.
Nhụy Hồ
Theo_Kiến Thức
300 tấn cá sạch của ngư dân đã đến với bữa cơm của nhiều gia đình Sau hơn 2 ngày, nhận được chỉ đạo về việc hải sản đánh bắt xa bờ sẽ được chứng nhận đảm bảo an toàn, đã có 300 tấn cá của ngư dân Huế được tiêu thụ sạch, trong niềm vui phấn khởi của bà con. Ngày 3/5, Sở Công Thương cho biết, ngay sau khi cuộc họp khẩn của UBND tỉnh, các doanh...