Ngủ bù
Đêm con thức khuya quá, cha lo lắng nhắc nhở:
Ảnh minh họa
- Dạo này con thức khuya quá, không có lợi cho sức khỏe đâu con ạ.
-Cha đừng lo, con đã ngủ bù ở lớp rồi.
- ?!
Theo Datviet
Nước mắt Cần Giờ
Ngày cuối năm, không khí trĩu nặng bao trùm bãi biển Cần Giờ. 2h sáng 30-12, nước biển rút mạnh, việc tìm kiếm thuận lợi... Các cháu Đoàn Minh Tâm, Lê Trường Duy, Lê Công Hậu được tìm thấy. 5h, thi thể Nguyễn Phan Thành Lâm được đưa lên bờ. Và sau đó, cháu bé cuối cùng bị sóng cuốn trôi là Võ Tấn Tài được gia đình đón nhận trong tiếng khóc xé lòng.
Rất nhiều bậc làm cha mẹ như tôi đã bật facebook liên tục để gửi những lời cảm thông, chia sẻ với các gia đình có con gặp nạn. Xót xa, đau đớn. Mấy hôm trước, đám trẻ giận tôi, vì đã không cho chúng đi Vũng Tàu tham quan với các bạn cùng lớp. Tôi ân hận, công việc cuối năm quá nhiều, cũng vì tôi không yên tâm khi không thể cùng đi, để giám sát chúng, dù các con đã tuổi dậy thì. Trẻ mới lớn thường hay bốc đồng, thích thể hiện, đôi lúc còn muốn khoe tài năng trước các bạn gái, nên liều lĩnh, không lường trước được hiểm nguy rình rập... Bọn trẻ đọc thông tin về nước mắt đang rơi ở Cần Giờ, không nói gì, lặng lẽ nhắn cho nhau điều gì đó. Hôm qua, trẻ trong khu phố tự tổ chức gặp nhau cuối năm. Chúng thắp 7 ngọn nến và cầu mong cho các bạn gặp nạn sớm siêu thoát. Cảm động vì nghĩa cử rất người lớn của các con, nhưng cũng chợt giật mình, trẻ thì chan chứa tình yêu thương, còn chúng ta, vẻ như lãng quên mất...
Tôi nhớ, những ngày cuối tuần, bãi biển 30-4 rất đông, chừng 400-500 người nhưng chỉ có chục bảo vệ, đội cứu hộ chỉ 3-4 người. Cần Giờ ngay gần cửa sông, xói lở liên tục, cứ sóng to là tạo thành xoáy đập mạnh vào bờ. Bãi biển đã có biển cảnh báo nguy hiểm, bảo vệ thường xuyên nhắc nhở người tắm biển, tuy nhiên sự giám sát và phát hiện tai nạn lại không thường xuyên, có thể nói có sự buông lỏng, chủ quan. Thời điểm xảy tai nạn, xấu trời, gió to, rất ít người xuống biển tắm, nhất là ra mấy bãi đá xanh vì sóng rất lớn... Người dân Cần Giờ cho biết, khi nhìn thấy mấy cánh tay chới với, có rất nhiều tiếng kêu cứu, đội cứu hộ đã khá lúng túng, mất nhiều thời gian để kéo canô từ trong nhà ra biển, đến khi ra được thì canô lại không có xăng... Có người bảo, nếu phương tiện cứu hộ luôn sẵn sàng, biết đâu, cả 7 học sinh đã không bị cuốn ra biển!
Đáng tiếc là ông Đinh Quân Tuấn - Đội trưởng lực lượng bảo vệ của khu du lịch 30-4, đã xuống nhắc nhở mấy học sinh không được xuống tắm, dặn cả thầy cô giáo lưu ý nhưng thầy cô chưa kịp làm thì sự cố xảy ra... Phải chăng cả nhà trường, thầy cô và đa phần học sinh đều chưa nhận thức được sự an toàn khi trời lạnh, sóng lớn? Trẻ lớn lên ở thành phố thiếu rất nhiều kỹ năng và đặc biệt là đối phó với những tình huống bất ngờ khi đi dã ngoại. Thầy cô giáo hiện nay, phần lớn chỉ ép trò lao vào học hành, tất cả là học để có kiến thức. Cha mẹ cũng mong muốn con chuyên tâm học, để sau này có nghề nghiệp, có tương lai, song mấy ai để ý, đào tạo các con kỹ năng sống, kỹ năng tự phòng ngừa rủi ro? Các thầy cô không có kinh nghiệm hoạt động xã hội và cộng đồng nên quản lý các em không tốt đã đành, rất nhiều công ty du lịch, vì chạy theo lợi nhuận, cũng bỏ qua khâu quản lý, giám sát và bảo vệ chuyến đi an toàn. Bên cạnh đó có một thực tế ở TP.HCM và các tỉnh lân cận là trào lưu các trường học đua nhau tổ chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại. Nó đang là mốt, trường A mà tổ chức du lịch kém trường B, là khó chịu, cuộc chơi phải tốn kém hơn, hoành tráng hơn... Tất nhiên ai cũng biết, các công ty du lịch luôn đến các trường mời chào, lãnh đạo trường cũng muốn cho học sinh vui chơi ngoài giờ học và nếu đồng ý thì chắc chắn có "lại quả"... Đó là lý do, nhiều trường ép các con phải đi du lịch. Nhiều cha mẹ linh cảm các con đi không an toàn nhưng trẻ vật vã, dỗi hờn, phản ứng tiêu cực... nên đành chiều con vì tin vào nhà trường, tin vào sự "lớn" của con mình. Nhưng các con, dù có trưởng thành thế nào, vẫn khó tránh khỏi vấp ngã. Có những sự vấp ngã không thể làm lại được...
Nỗi đau rồi sẽ lắng. Nhưng sau những tai nạn thương tâm này, ai sẽ chịu trách nhiệm? Ban quản lý bãi biển, nhà trường, hay công ty du lịch... Không thể vì sợ tai nạn mà ngăn cản không cho con tham gia những hoạt động cộng đồng, dã ngoại. Trẻ phải có những cuộc đi mới giúp các con cọ xát, tích lũy kỹ năng sống. Vấn đề ở chỗ, nhà trường, thầy cô và chính cha mẹ phải thường xuyên hướng dẫn, tạo dựng một môi trường tư vấn kỹ năng sống, giúp con bảo vệ bản thân và nâng cao các biện pháp quản lý trẻ trong các chuyến đi sao cho an toàn, tránh những rủi ro đáng tiếc. Mong rồi nước mắt sẽ không tuôn rơi ở Cần Giờ và nhiều nơi khác nữa, vì những nguyên nhân từ nhận thức, sự chủ quan của chính chúng ta.
Theo ANTD
Cháu nội, cháu ngoại Được ba mẹ mua cho xe máy, con gái lớn của thằng Hai mừng lắm. Tranh thủ ngày nghỉ, cháu chạy xe về quê khoe ông bà nội. Bà không mừng cho cháu, còn cau có: "Tuổi ăn học mà đã bày đặt đua đòi. Trước giờ đi xe đạp có sao đâu?". Cháu nội lẳng lặng bỏ ra nhà sau. Từ nhỏ...