Ngọt sao món cá điêu hồng sốt bún tàu
Cá điêu hồng, dân gian có vùng còn kêu là cá diêu hồng hay cá rô phi đỏ. Có lẽ bắt đầu từ hình dáng gần gióng cá rô với bộ vảy lấp lánh ánh hồng nên người miền quê mới kêu như vậy.
Được thiên nhiên ưu đãi, cá tôm ở miền Tây Nam bộ đa dạng cả về loài, phong phú cả về số lượng. Nhưng với ý thức thiết thực, người dân quê tự ngày xa xưa đã biết “đào ao thả cá”. Cá nuôi như một thực phẩm rọng sẵn ở nhà. Những khi có bạn bè, khách khứa đột ngột ghé chơi, cá đồng chưa kiếm được thì cứ việc ra ao kéo cá, nôm cá về đãi người thân. Trong số cá nuôi, thường phổ biến là cá dồ nuôi hầm; cá phi, cá mè vinh và gần đây người ta nuôi thêm cá trắm cỏ, cá điêu hồng.
Cá điêu hồng dễ nuôi, mau lớn, thịt lại ngon và béo. Xương lớn và ít xương nên được nhiều người ưa chuộng. Ngày nay cá điêu hồng còn có mặt trong cá món ăn ở những đám cưới, đám giỗ, hay tiệc tùng liên hoan với các món ngon như cá điêu hồng nấu canh chua khóm, giá, đậu bắp, … Cũng có người để cá điêu hồng nguyên cả vảy đem chiên giòn trong chảo ngập dầu. Khi tìm hiểu thực tế, chúng tôi còn được biết người miền Tây cũng rất thích món cá điêu hồng sốt với bún tàu.
Món cá điêu hồng sốt bún tàu thơm ngon
Tên gọi món ăn như vậy, nhưng khi chuẩn bị các gia vị để chế bến món ăn này người ta không chỉ lo kiếm bún tàu mà còn tìm thêm ít nấm mèo (mộc nhĩ) mọc từ các cây mục, ít nấm rơm, củ hành tây, củ cải đỏ, ít tương hột, …
Cá làm sạch vảy, xát sơ qua muối để mình cá hết nhớt, cạo rửa, có thể để nguyên con cũng có thẻ cắt làm hai, ba nếu cá quá lớn, rồi để ráo. Sau đó, bắc chảo dầu lên chiên cho cá vàng đều rồi vớt cá ra để cho ráo dầu.
Video đang HOT
Nấm mèo ngâm nước lạnh, chờ mềm rồi cắt bỏ cuống, xắt sợi; nấm rơm làm sạch để ráo nước. Củ cải đỏ xắt khoanh bông, hành tây rửa sạch, thái múi cau. Bún tàu cho vào nước ấm cho nở ra.
Tiếp tục bắc chảo lên bếp, chảo nóng phi tỏi cho thơm rồi trút tương hột vào xào sơ qua. Trút các loại nấm vào xào, nêm bột ngọt, chút đường cho vừa ăn, sau đó cho hành tây và củ cải vào xào đều. Thả cá đã chiên vô chảo và để lửa nhỏ sau đó cho tiếp bún tàu rồi đảo đều, nhắc chảo xuống. Cũng có người thích ăn béo thì vắt thêm chút nước cốt dừa vào món cá sốt này.
Nhanh tay múc cá ra đĩa, rắc thêm vài lát ớt chín đỏ, cọng hành lá. Cá điêu hồng sốt bún tàu ăn kèm rau luộc, cơm nóng. Thịt cá ngọt kết hợp với các vị tổng hợp từ nấm, bún, vị béo của dầu, dừa, mỡ cá tạo nên hương vị rất ngon lành mà ai đã có lần thưởng thức đều mang theo sự xao xuyến, nhớ nhung mỗi khi nhắc về nó.
Theo Dân Việt
Giản dị mà thân thương với món bánh đúc nóng cho ngày mát trời !
Hướng dẫn cách làm bánh đúc nóng cho ngày mát trời:
Bánh đúc vốn là thứ quà giản dị, thân quen mà thỉnh thoảng khi nghĩ đến lại thấy thèm ơi là thèm Nhất là vào lúc thời tiết mát mẻ như thế này, một bát bánh đúc mềm mềm, thơm thơm được chan cùng nước mắm chua ngọt nóng hôi hổi, thì quả thật quá tuyệt rùi. Thêm một chút thịt băm xào cùng chút mọc nhĩ nữa, món bánh đúc sẽ tròn vị hơn, ngon đáo để. Cách làm bánh đúc khá đơn giản, chủ yếu được làm từ nguồn nguyên liệu rất gần gũi thường ngày thôi, không phức tạp ở 1 khâu nào hết. Các nàng cùng tham khảo nhé
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Bột gạo tẻ: 200 gramThịt heo xay: 200 gramVôi trong: 50 gramMộc nhĩ: khoảng 40 gramHạt tiêu: 2 thìa, hành khô: 1 củ to, rau mùi ta: 1 mớGia vị gồm: 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa con bột canh, 3 thìa con đường, 2 thìa con giấm, một nhúm muối nhỏ
Phần thực hiện:
Bước 1: Vôi các nàng cho vào 1 chiếc bát tô, thêm vào đó 500 ml nước lã và khuấy đều. Sau đó, để khoảng 5 phút cho phần vôi lắng cặn xuống dưới đáy thì lấy nhẹ nhàng 100 ml nước vôi trong ở phía trên các nàng nhé
Bước 2: Hành khô đem bóc vỏ, đập dập. Mọc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, sau đó rửa sạch, thái chỉ. Cho chảo lên bếp, cho vào chảo 2 thìa dầu ăn, đợi dầu sôi thì các nàng trút hành khô vào phi thơm, sau đó cho thịt heo vào xào săn ( các nàng xào trên lửa lớn nhé để thịt heo không bị ra nước). Tiếp đó, cho thêm mọc nhĩ vào xào cùng (nếu muốn nhân được thơm và đặc biệt hơn, các nàng có thể thái nhỏ thêm 1/2 củ hành tây rồi cho vào xào cùng với phần nhân), thêm vào đó 1 thìa nước mắm ngon, 1 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa bột canh, đảo đều, nêm thêm chút mỳ chính (nếu thích), đảo đều cho đến khi thịt săn lại là được
Bước 3: Trút 200 gram bột gạo tẻ vào nồi, cho thêm 500 ml nước lã, 100 ml nước vôi trong, 1 chút xíu muối để bánh thêm hương vị đậm đà, sau đó các nàng quậy đều đến khi bột đặc quánh lại (lưu ý quậy trên lửa nhỏ để bột không bị cháy các nàng nhé)
Bước 4: Nước chấm chua ngọt các nàng pha như sau: cho khoảng 300 ml nước lã vào nồi, thêm 1 thìa bột canh, 2 thìa con nước mắm ngon, 3 thìa con đường, 1 thìa hạt tiêu, 2 thìa giấm, khuấy đều và nếm thử rồi nêm lại gia vị cho vừa miệng, nếu thích vị chua hơn, các nàng có thể thêm chút nước quả quất (bỏ hạt), để lên bếp và đun cho đến khi hỗn hợp được hòa tan
Việc cuối cùng, các nàng chỉ việc múc bánh đúc ra bát, xúc thịt lên trên và chan phần nước mắm nóng hổi lên trên là chúng mình đã có ngay bát bánh đúc thơm ngon, tròn vị rồi đấy. Món bánh đúc này phải dùng nóng mới ngon, khi ăn, chúng mình rắc thêm chút rau mùi ta và ăn kèm ớt rất là ngon ấy. Chúc các nàng thành công và măm ngon nhé
.Theo iunauan
Chán xào hoặc kho, đem củ cải chế biến theo cách này, chỉ 5 phút có ngay món ngon Bánh củ cải có phần vỏ giòn, quyện mùi thơm của trứng, hành và một chút tiêu cay cay vô cùng hấp dẫn. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 1 củ cải trắng - 1 nắm hành lá - 2 quả trứng đất - 100g bột mì - 1 thìa muối - Nửa thìa hạt tiêu. Cách làm món trứng rán củ cải...