Ngột ngạt, mất mùa, thiếu nước vì nắng nóng kéo dài
Hơn một tuần qua, Hà Tĩnh giống như một chảo lửa, ngày nào nhiệt độ cũng ở mức 38-40 độ C. Nắng nóng kéo dài làm cuộc sống của người dân, đặc biệt là nông dân bị đảo lộn. Tình trạng ngột ngạt, mất mùa vì thiếu nước trầm trọng…
Nông dân Hà Tĩnh mang áo tơi, oằn mình thu hoạch lúa giữa nắng nóng
Tại các xã bãi ngang của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), nắng nóng kéo dài nhiều ngày nay làm ruộng đồng nứt nẻ, thiếu nước nghiêm trọng. Đặc biệt, tại 6 xã gần mỏ sắt Thạch Khê gồm: Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Trị, Thạch Lạc, vì thiếu nước, nhiều loại cây hoa mùa như ngô, lạc, khoai, dưa… chết khô, buộc lòng người nông dân phải oằn mình thu hoạch “non”.
Ông Nguyễn Duy Hội (46 tuổi, trú xóm 1, xã Thạch Đỉnh) nói: “Hơn 7 sào lạc của gia đình tôi chưa đến ngày thu hoạch nhưng nắng đã làm chết khô hết. Nay tôi phải huy động nhiều người, ra thu hoạch non để vớt vát phần còn lại”.
Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Đỉnh, cho biết vụ mùa này, toàn xã Thạch Đỉnh có tổng cộng hơn 80 ha lạc, 15 ha khoai lang cùng hàng trăm ha các loại bí, đậu, dưa…. nhưng tất cả đều trong tình cảnh thiếu nước, cây héo úa và thậm chí là chết khô, người dân phải thu hoạch “non” dẫn đến mất mùa.
Ngoài Thạch Hà, tại nhiều huyện khác của tỉnh Hà Tĩnh, nắng nóng kéo dài cũng gây ảnh hưởng lớn cho sinh hoạt, đời sống của người dân.
Để đối phó với nắng nóng, nhiều nông dân Hà Tĩnh phải thức dậy từ 3-4 giờ sáng, thắp đèn đi lấy nước về phục vụ sinh hoạt hoặc ra đồng thu hoạch mùa, để khoảng 9-10 giờ sáng là về nhà trốn nắng.
Riêng tại TP.Hà Tĩnh, trưa 25.5, nắng nóng có phần giảm hơn mấy ngày qua, nhưng nhiệt độ cũng ở ngưỡng 38 độ C. Theo quan sát của PV Thanh Niên Online, từ 11 giờ 30 phút đến 14 giờ cùng ngày, các tuyến đường ở TP này vắng người qua lại. Hơn 1 tuần qua, thời tiết nắng nóng cũng khiến người dân mua bán ở các chợ trên địa bàn Hà Tĩnh thưa thớt hẳn.
Thanh Niên Online ghi lại một số hình ảnh nắng nóng tại Hà Tĩnh.
Video đang HOT
Chưa đến vụ nhưng vì nắng nóng kéo dài, hoa màu héo khô, buộc lòng nông dân Hà Tĩnh phải thu hoạch lạc sớm
Đường phố Hà Tĩnh vào buổi trưa nắng nóng rất ít người qua lại
Ra đường phải mang áo tơi chống nắng
Nằm dưới cỏ và mắc võng dưới tán cây để tránh nắng
Trẻ em cũng tìm bóng râm để tránh nắng
Tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, những bậc cha mẹ phải chọn cách dùng quạt giấy quạt cho trẻ
Mấy ngày nắng nóng, bãi biển xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) chật kín người tắm
Các quán hàng dọc biển Thạch Hải cũng chật kín khách
Theo TNO
Tàu Trung Quốc càng hiếp đáp, chúng tôi càng kiên cường bám biển
Đó là khẳng định chắc như đinh đóng cột của những ngư dân Hà Tĩnh từng bị tàu Trung Quốc hiếp đáp trong lúc đang mưu sinh trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Nhiều ngư dân Hà Tĩnh tươi cười khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng: "Tàu Trung Quốc càng hiếp đáp, chúng tôi càng kiên cường bám biển mưu sinh"
Hơn một năm gắn bó, tác nghiệp ở Hà Tĩnh, tôi may mắn được đến thăm nhiều ngôi làng miền biển có hàng chục thế hệ gắn với nghề biển. Từng câu chuyện, mảnh đời ở biển của ngư dân nơi đây như một lát cắt khẳng định ý chí can trường, thiêng liêng mà rất đỗi chân thành... Tất cả điều đó đọng lại trong tôi những dấu ấn không thể nào quên.
Sáng 21.5, chia sẻ về nghề biển, ông Lê Văn Cường (47 tuổi) cho biết từ năm 2013 đến nay, lúc đang dong thuyền đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, tàu của ông đã bị tàu lớn Trung Quốc 3 lần rượt đuổi, cắt lưới, phá hỏng ngư cụ. "Nhưng tôi vẫn không ngán họ chút nào. Ngược lại tàu Trung Quốc càng rượt đuổi, càng phá hoại thì chúng tôi càng can trường bám biển mưu sinh", ông Cường nói.
Còn ông Đặng Văn Nhật (48 tuổi) thì cho biết nhiều năm nay, không chỉ ngư dân Hà Tĩnh mà ngư dân các tỉnh khác như: Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa... luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, hiểm nguy rình rập trên biển Đông.
Sau mỗi lần bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, phá hỏng ngư cụ, ngư dân lại đan lại lưới, sửa lại tàu để tiếp tục bám biển
Không chỉ đàn ông trai tráng mà nhiều phụ nữ Hà Tĩnh vẫn can trường bám biển mưu sinh
Nhưng vì miếng cơm manh áo và vì trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, ngư dân vẫn dong thuyền ra khơi đánh bắt. Những lớp người Việt bình thường, chất phác, có tinh thần thép đang ngày đêm bám chắc biển Đông. Họ như cây phong ba, cột mốc sống mạnh mẽ kiêu hùng trước mọi thách thức. "Tàu dân sự hay là tàu chiến Trung Quốc được trang bị vũ khí đến tận chân răng để tăng cường hiếp đáp, đe dọa ngư dân thì chúng tôi vẫn không hề ngán họ", ông Nhật khẳng định.
Cùng tâm trạng "không ngán" tàu Trung Quốc như ông Cường, ông Nhật, ông Nguyễn Quốc Trung (56 tuổi) nói: "Mấy tuần nay, qua báo đài, tôi biết rõ phía Trung Quốc đang lôi cả giàn khoan khổng lồ đặt chình ình trên vùng biển của Việt Nam. Đó là hành động ngang ngược và phi pháp. Nói thật, dù Trung Quốc đưa giàn khoan hay cả ngàn tàu chiến chở theo tên lửa, có máy bay hậu thuẫn thì chúng tôi cũng không sợ. Biển của mình, mình có quyền dong thuyền ra đó đánh bắt con tôm, con cá về nuôi gia đình".
Sáng 21.5, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, cho biết tỉnh hiện có 3.700 tàu thuyền bám biển mưu sinh, trong số này có trên 130 tàu công suất từ 90CV trở lên, chủ yếu là đánh bắt xa bờ. "Bên cạnh những chính sách ưu tiên của Nhà nước, nhiều năm trở lại đây Hà Tĩnh đã đề ra một số chính sách hỗ trợ đặc biệt để động viên ngư dân tăng cường bám biển. Hiện nay, ngoài công tác tuyên truyền, vận động, nếu ngư dân nào mạnh dạn đóng tàu lớn công suốt từ 130 CV trở lên để vươn khơi xa, đặc biệt là tàu vỏ thép, giá từ 1-2 tỉ đồng thì tỉnh và huyện sẽ hỗ trợ tổng cộng 400 triệu đồng", ông Sơn nói.
Theo TNO
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: Công nhân, doanh nghiệp tại Vũng Áng sẽ được bảo vệ an toàn Ngày 21.5, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và tiến hành kiểm tra thực địa tại Khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác kiểm tra thực địa tại Khu kinh tế Vũng Áng...