Ngọt ngào cháo cá dìa bông biển Sơn Trà
Ngoài thắng cảnh nên thơ, bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) còn thu hút du khách phương xa bởi ẩm thực hải sản phong phú. Trong đó, món cháo cá dìa bông được lòng nhiều người bởi vị ngọt thanh từ cá hòa quyện cùng các nguyên liệu nấu cùng.
Cháo cá dìa bông, chút ấm lòng nơi xứ biển. Ảnh: Tiên Sa
Trước khi nhắc về món cháo này, xin được nói sơ qua về loài cá có cái tên khá ngộ nghĩnh – dìa bông. Cá dìa có rất nhiều giống, loài chỉ tại ở vùng biển Sơn Trà thì mới có giống cá dìa bông với ngoại hình dễ nhận thấy là những chấm màu nâu đen điểm xuyết ngoài da.
Thông thường, từ tháng 5 – tháng 9, cá dìa bông xuất hiện nhiều; vào vụ giá bán từ 200.000 – 300.000 đồng/kg. Về ẩm thực, các món ăn từ loài cá này rất đa dạng, có thể kể đến như chiên, hấp, nướng, nấu canh chua… Trong đó, món cháo cá dìa bông được ưa chuộng bởi độ ngon từ các nguyên liệu nấu cùng.
Để làm món ăn này, theo một số người dân nơi đây cho hay, cần chọn mua cá tươi, sống thì càng tốt. Sau đó, cá được sơ chế sạch (để nguyên con, giữ lại ruột), rồi đem ướp với gia vị gồm hạt tiêu bột, hành tím cắt lát mỏng, nước mắm, dầu ăn trong khoảng 15-20 phút cho thấm đều.
Cá dìa bông có ngoại hình bắt mắt. Ảnh: Tiên Sa
Đến công đoạn nấu cháo, người nấu lưu ý không để cháo quá đặc mà phải lỏng với hạt gạo không quá nở. Lúc đấy, cho cá dìa đã ướp vào nồi cháo, nấu thêm khoảng 5 phút thì cháo cá chín. Thành phẩm nồi cháo cá dìa bông hấp dẫn, thơm ngon hơn khi cho thêm ít hành, ớt bột để trên mặt cháo. Khi thưởng thức, chỉ việc múc cháo ra tô, dùng hết đến đâu múc thêm đến đấy.
Nếu du lịch Sơn Trà, du khách sau khi dạo chơi bằng thuyền, xem ngư dân khai thác thủy sản thì nên ghé hàng quán làm một tô cháo cá dìa cho ấm lòng. Và nếu tìm mua được cá tươi thì có thể chế biến theo cách nấu trên để chiêu đãi người thân tại nhà.
Trưa nay ăn gì: bánh canh cá nục đậm đà hương vị biển
Có nguồn gốc từ Đà Nẵng, bánh canh cá nục với phần nước dùng xương ngọt thanh, cá nục tươi được chế biến đúng cách nên không còn tanh. Món này dễ ăn, nhẹ bụng mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng cho ngày dài.
Cá nục là hải sản quen thuộc với nhiều người, nhất là người miền biển. Do cá đánh bắt được nhiều, lại dễ chế biến, không kén người ăn, nếu biết bảo quản sẽ để được lâu. Bên cạnh đó, trong cá nục chứa lượng lớn omega-3, protein dễ hấp thụ mà chất béo lại thấp nên dễ tiêu hóa. Món đơn giản nhất từ cá nục là chiên giòn, cầu kỳ hơn có cá sốt cà, kho măng, đặc biệt bánh canh cá nục nức tiếng Đà Nẵng.
Đối với món này thì cá chỉ cần đem chiên chín vàng hai mặt, sau đó gỡ lấy thịt. Nhưng công đoạn chọn mua phải kỹ càng, để ý lấy cá tươi, mắt trong, mang đỏ hồng, ấn vào cảm nhận rõ sự đàn hồi của cá. Sơ chế dùng chanh, muối hoặc nước vo gạo sẽ giúp khử mùi tanh cá, rửa sạch nhớt. Cá sau khi chiên sẽ thơm, chắc thịt, phần da giòn nhẹ ăn rất lạ miệng.
Nước dùng món này cũng chiếm phần quan trọng. Công thức ngoài xương ống heo còn thêm xương cá nục được tận dụng, nước vì thế mà ngọt thanh. Mọi người có thể hầm xương cùng rau củ như hành tây, củ cải, cà rốt, tăng hương vị đặc trưng cho món ăn. Khi kết hợp tất cả nguyên liệu với nhau sẽ không bị tanh, ngược lại càng hài hòa, vừa miệng dù không nêm nếm nhiều.
Bánh canh thì dùng loại bột gạo, khi nấu cho trực tiếp vào nước dùng khoảng 2-3 phút là chín. Ở các siêu thị bày bán nhiều loại hoặc mọi người tự làm tại nhà cũng rất đơn giản. Thêm vào đó là các topping ăn kèm, được ưa chuộng nhất phải kể đến chả cá thu chiên dai ngọt và trứng cút béo bùi. Rắc hành phi, ngò gai và chấm kèm sa tế ớt cay cay là đúng chuẩn bánh canh.
Món ăn truyền thống có biến tấu lạ ở Đà Nẵng Bạn có thể thưởng thức trứng vịt lộn và cút lộn ăn kèm cóc non, sữa chua thêm một chút muối... khi đến Đà Nẵng. Trứng vịt lộn và cút lộn ăn kèm cóc non Ảnh: @cukhoaiiiiiiii/Instagram Trứng lộn ở Đà Nẵng được luộc chín, khi khách gọi món thì chủ quán lột vỏ ngoài để trứng trong chén còn ấm nóng, ăn...