Ngọn tháp xoắn ốc kỳ quái, ai leo lên cũng phải tái mặt
Tháp Ambuluwawa ở Sri Lanka là công trình kiến trúc kỳ quái, có cầu thang xoắn ốc với một bên tay vịn cao ngang thắt lưng, vừa đủ chỗ cho hai người.
Ngọn Tháp Ambuluwawa xoắn ốc kỳ quái ở Sri Lanka. ( Video: Daily mail)
Khung cảnh nhìn từ đỉnh tháp Ambuluwawa ở Sri Lanka là thiên đường, nhưng để lên tới đó thì người leo phải vượt qua “địa ngục”.
Tháp Ambuluwawa là một công trình kiến trúc xoắn ốc kỳ quái, nhìn từ xa trông khá nên thơ. Cầu thang bao quanh tháp xoắn ốc rất nhỏ hẹp, uốn lượn lên đến đỉnh, có một bên tay vịn cao ngang thắt lưng.
Theo Daily mail, để tận hưởng khung cảnh ngoạn mục nhìn từ đỉnh tháp, mọi người phải vượt qua những bậc thang xoắn ốc, lối đi lên đỉnh chỉ đủ cho hai người, càng lên cao sức gió càng mạnh. Cấu trúc toà tháp khoảng 10-11 tầng với cầu thang xoắn ốc và mất khoảng 30-60 phút để lên đến đỉnh tháp.
Janet Newenham leo lên đỉnh tháp qua bậc thang xoắn ốc, lối đi hẹp. (Ảnh: Daily mail)
Janet Newenham, 36 tuổi, làm việc tại Ireland, đã quay video ghi lại khoảnh khắc cô chinh phục cầu thang xoắn hẹp cho thấy cô đã căng thẳng như thế nào để lên đến đỉnh tháp. Cô cho biết đây chắc chắn không phải trải nghiệm dành cho những người sợ độ cao.
Janet Newenham nói: “Tôi leo lên toà tháp này 5 lần trong các chuyến đi khác nhau. Mỗi lần là một trải nghiệm khác. Nếu bạn là người sợ độ cao, ngọn tháp này thực sự là nỗi ảm ảnh của bạn. Càng đông người, cảm giác khi leo càng ngột ngạt hơn”.
Nữ du khách leo tháp Ambuluwawa. (Ảnh: Daily mail)
Tuy nhiên, thử thách đó rất có giá trị. Cảm giác hồi hộp khi leo lên tòa tháp này là một điều tuyệt vời với những người nghiện phiêu lưu. Vì vậy, nhiều người sẵn sàng đánh đổi sự nguy hiểm để chinh phục ngọn tháp này.
“Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục, càng lên cao bạn càng chiêm ngưỡng được nhiều cảnh đẹp. Tầm nhìn 360 độ ra vùng đồi núi xung quanh rất đẹp”, Janet Newenham cho biết.
Tháp Ambuluwawa nằm trên đỉnh núi Ambuluwawa cao 1.087m so với mực nước biển. Thành phố lớn gần nhất là Kandy, cách đó khoảng một giờ lái xe về phía bắc.
Great Zimbabwe: Tàn tích kỳ lạ của châu Phi
Trong nhiều thế kỷ, Great Zimbabwe đã dẫn đến những cuộc tranh luận sôi nổi về vị trí của nó trong di sản và lịch sử của châu Phi. Nhưng tất cả các cuộc tranh luận và giả thuyết được đưa ra đều đi đến một câu hỏi cơ bản: Chính xác thì Great Zimbabwe là gì?
Về mặt cấu trúc, Great Zimbabwe dường như là một thành phố của nền văn minh bí ẩn của châu Phi thời trung cổ. Di tích này nằm gần Masvingo ở Zimbabwe, với một tòa tháp hình nón lớn và một bức tường bao quanh hình tròn. Từ những nghiên cứu khảo cổ, chúng ta biết được rằng ngay từ đầu những năm 1100 sau Công nguyên, con người đã từng sống ở Great Zimbabwe.
Tuy nhiên, trong thế kỷ 15, nó đã bị bỏ hoang vì những lý do không rõ ràng và ngày nay nó chỉ còn là một tàn tích bằng đá bị bỏ hoang.
Great Zimbabwe được cho là đã được xây dựng qua nhiều thế kỷ, từ năm 1100 sau Công nguyên đến năm 1600 sau Công nguyên. Theo tên gọi địa phương, di tích này có nghĩa là những ngôi nhà được làm bằng đá.
Theo các nhà nghiên cứu, Great Zimbabwe không được xây dựng theo kế hoạch tập trung. Thay vào đó, nó được thiết kế theo cách để có thể thích ứng với sự thay đổi dân số và vai trò cụ thể của nó trong từng giai đoạn.
Trung tâm của Great Zimbabwe bao gồm ba khu vực chính là Great Enclosure, Valley Ruins và Hill Complex.
Khu vực Hill Complex được cho là lâu đời nhất trong số ba khu phức hợp, với một số nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể đã được xây dựng sớm nhất là vào năm 900 sau Công nguyên. Nó tạo thành một loạt tàn tích cấu trúc nằm trên đỉnh ngọn đồi dốc nhất của Great Zimbabwe, và được cho là trung tâm tôn giáo của khu di tích lịch sử này.
Khu vực thứ hai, Great Enclosure, nằm ngay bên dưới Hill Complex và là một khu vực hình tròn có tường bao quanh từ thế kỷ 14. Chu vi của vòng vây này là khoảng 250 m và chiều cao của các bức tường là 10 m.
Chức năng thực tế của Great Enclosure cho tới nay vẫn không được biết đến. Tuy nhiên, một số nhà khảo cổ tin rằng nó có thể là những nhà kho được sử dụng để lưu trữ ngũ cốc hoặc nơi ở của hoàng gia.
Khu vực quan trọng thứ ba là Valley Ruins, bao gồm một số ngôi nhà gạch bùn nằm gần Great Enclosure. Số lượng các ngôi nhà và sự phân bố của chúng cho thấy rằng Great Zimbabwe đã từng là nơi có dân số vô cùng đông đúc, khoảng 10.000 đến 20.000 người.
Great Zimbabwe đặc biệt ở chỗ nó có diện tích vô cùng lớn (gần 720 ha) và hầu hết các công trình kiến trúc bên trong đều được làm bằng đá. Ở một số nơi, những công trình được làm bằng đá tinh xảo đến kinh ngạc. Ở lối vào của một số ngôi nhà, có những bậc thang tròn được chạm khắc cẩn thận.
Nhiều nhà nghiên cứu gọi Great Zimbabwe là một "thành phố đã mất". Tuy nhiên, thực tế là nó không bao giờ bị mất. Người dân Zimbabwe luôn biết về sự hiện diện của những tàn tích này.
Trong thế kỷ 19 và 20, các nhà thám hiểm châu Âu đã đến Great Zimbabwe, lấy một số đồ tạo tác và nhanh chóng bắt đầu tuyên bố rằng thành phố này không phải do người châu Phi xây dựng. Bị định kiến sai lầm và tư tưởng phân biệt chủng tộc dẫn dắt, họ đã từ chối chấp nhận rằng một nền văn hóa châu Phi có thể xây dựng những cấu trúc như vậy.
Thay vào đó, họ cho rằng người Phoenicia hoặc các nhóm người xa xưa đã đi từ châu Âu hoặc châu Á đến nơi đây và xây dựng Great Zimbabwe.
Karl Mauch là một trong những người châu Âu đầu tiên mô tả Great Zimbabwe. Ông tuyên bố rằng Nữ hoàng Sheba, một nhân vật trong Kinh thánh, đứng sau việc xây dựng Great Zimbabwe.
Tuy nhiên, tất cả những tuyên bố như vậy đã bị các nhà khảo cổ học chính thống hiện nay bác bỏ. Ở thời điểm hiện tại, các học giả tin rằng Great Zimbabwe thực sự đã được xây dựng bởi tổ tiên của người Shona và các nhóm thổ dân khác ở Zimbabwe.
Khi nói đến những người sống ở Great Zimbabwe, nhiều người đã kết luận rằng những nhóm người xa xưa nói tiếng Shona tên là Karanga chính là những người xây dựng và sinh sống ở tàn tích này, nhưng điều này vẫn chưa được công nhận bởi cộng đồng khoa học.
Tuy nhiên có điều chắc chắn là những đồ gốm được tìm thấy trong di tích này cho thấy rằng người Karanga đã từng sống ở Great Zimbabwe.
Tuy nhiên, có một giả thuyết khác liên quan đến những người sống ở Great Zimbabwe. Người ta tin rằng những cư dân đầu tiên của tàn tích này là hậu duệ của những người ở Leopard's Kopje, một địa điểm thời kỳ đồ sắt nằm ở khoảng cách Great Zimbabwe khoảng 161 km.
Các đồ tạo tác đáng chú ý được tìm thấy ở Great Zimbabwe bao gồm chiêng sắt, dây đồng và sắt, mũi giáo bằng đồng, nồi nấu kim loại và thỏi đồng, ngà voi đã gia công, mặt dây chuyền, hạt vàng... Nhiều đồ tạo tác khác cũng được phát hiện tại Great Zimbabwe. Chúng bao gồm các hạt sứ và thủy tinh từ Ba Tư và Trung Quốc, cũng như những đồng xu Ả Rập thế kỷ 14. Điều này cho thấy rằng nơi đây đã từng là một tuyến đường thương mại quan trọng trong quá khứ.
Đến thế kỷ 15, Great Zimbabwe dường như đã suy tàn. Những lý do thực sự dẫn đến điều này vẫn còn là một bí ẩn. Các nhà nghiên cứu cho rằng một số lý do có thể dẫn đến sự suy tàn của Great Zimbabwe có thể là do bất ổn chính trị, thiếu nước và nạn đói do thay đổi khí hậu, thương mại suy giảm hoặc cạn kiệt các mỏ vàng.
Người ta tin rằng hạn hán và chăn thả gia súc quá mức đã dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên đất ở Great Zimbabwe. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, khoảng 30.000 người đã từng sống trên vùng đất của Great Zimbabwe và các khu vực lân cận. Sự sụt giảm năng suất từ đất đai đã dẫn đến nạn đói và khiến người dân Great Zimbabwe không thể tiếp tục sinh sống ở đây.
Kỳ lạ tảng đá 500 tấn lơ lửng trên không, chuyên gia rối não Tảng đá 500 tấn lơ lửng trên không là một trong những câu đố lớn nhất và lâu đời nhất trong cả lịch sử khảo cổ học của Nhật Bản. Đây là công trình kiến trúc bằng đá khổng lồ có hình dạng của một chiếc TV cũ cao gần 6 mét và nặng 500 tấn. Nhìn từ xa, hòn đá như đang...