Ngón tay trẻ nhỏ bị co lại là hiện tượng gì?
Cháu tôi được 10 tháng tuổi. Tôi để ý ngón tay cái của bàn tay trái của cháu thường co gập lại rất lâu. Nếu tôi vuốt duỗi ra cho cháu thì lại bình thường. Liệu tay cháu có vấn đề gì không?
Nguyễn Thị Thanh Vân (Hải Phòng)
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Theo miêu tả của bà về tay cháu bé có thể nghĩ tới hiện tượng ngón tay cò súng. Ngón tay cò súng hay còn gọi là ngón tay lò xo thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, thấp khớp hay những người cầm nắm quá nhiều hoặc chặt quá, xách đồ lâu…
Tuy nhiên hiện tượng này cũng thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh lý này thường được phát hiện ở trẻ từ 3 tháng – 3 tuổi, thường xuất hiện ở ngón cái nhiều hơn khoảng 80% và có thể xuất hiện ở cả 2 tay khoảng 25%.
Bệnh lý ngón tay cò súng gồm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn mà cử động ngón tay của trẻ trở nên khó khăn rất nhiều, khi bé cầm nắm 1 đồ vật nào đó, ngón tay không thể trở về tư thế duỗi thẳng bình thường được, lúc này người lớn phải cầm tay bé mở ra, đôi khi có thể gây đau cho bé.
Về điều trị: Phẫu thuật ngón tay cò súng kết hợp với tập vật lý trị liệu thì tỷ lệ hồi phục cử động gần như tuyệt đối và có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi. Sau khi phát hiện nên đưa bé đến khám sớm nhất có thể, vì nếu để lâu gân gấp có thể bị co rút khiến cho việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.
Người phụ nữ ở Quảng Nam bị đứt gân chân vì... chơi nhảy dây
Trong lúc chơi nhảy dây, một phụ nữ ở tỉnh Quảng Nam không may bị đứt gân chân, phải đến bệnh viện phẫu thuật.
Ngày 22-2, Bệnh viện (BV) Đa khoa Thái Bình Dương Hội An (đóng tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) cho hay sau một thời gian điều trị, hiện tình hình sức khỏe chị N.T.H (SN 1987; ngụ xã Cẩm Châu, TP Hội An) đã ổn định.
Trước đó, ngày 18-2, chị H. đến BV thăm khám với triệu chứng sưng đau tại vùng cổ chân phải, đi lại khó khăn. Quá trình thăm khám lâm sàng cho kết quả chân phải của bệnh nhân bị sưng nề vùng gót và bắp chân, hạn chế vận động cổ chân, sờ thấy mất liên tục gân gót và nghiệm pháp Thompson (-).
Các bác sĩ tại BV Thái Bình Dương Hội An phẫu thuật cho bệnh nhân
Theo lời kể của chị H, cách đây 2 tuần, chị đang chơi nhảy dây thì đột nhiên thấy đau buốt, tê và nghe tiếng kêu tách tách vùng gót chân phải. Sau đó, chị vẫn đi lại được nhưng cảm giác đau và nặng, hạn chế vận động vùng cổ chân phải. Bệnh nhân điều trị bằng thuốc nam tại nhà khoảng 2 tuần nhưng tình trạng không thuyên giảm, chân càng ngày càng sưng đau, hạn chế đi lại.
Hình ảnh siêu âm chẩn đoán chị H. bị đứt gân gót chân bên phải. Bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm tiền phẫu sau đó được phẫu thuật, cắt lọc hai đầu gân bị đứt và nối gân tận - tận.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể vận động được cổ chân, nghiệm pháp Thompson (dương), cảm giác đau giảm. Bệnh nhân được cố định cổ chân ở tư thế gập lòng 20 độ trong vòng 4 - 6 tuần và sau đó sẽ chuyển qua khoa Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu để tập phục hồi chức năng.
Bác sĩ CKI Lê Hoàng Minh Hiếu (Khoa Ngoại tổng quát - BV Đa khoa Thái Bình Dương Hội An) - người trực tiếp thăm khám và phẫu thuật cho chị H. - cho rằng khi bị chấn thương, người dân hãy nên đến bệnh viện khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bị đứt gân, để lâu ngày gân cơ sẽ bị co rút, phẫu thuật sẽ khó khăn hơn, dễ để lại di chứng về sau.
Nhận biết viêm khớp dạng thấp vị thành niên Viêm khớp dạng thấp vị thành niên (JRA) là loại bệnh viêm khớp phổ biến nhất ở trẻ dưới 16 tuổi. Bệnh này có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng sẽ gây ra những ảnh hưởng và biến chứng nhất định đối với sức khỏe của trẻ. Viêm khớp dạng thấp vị thành niên còn có tên gọi khác là viêm khớp tự...