Ngon, rẻ với hàng bánh ướt lâu năm nhất Sài Gòn
Với tuổi đời đã hơn 60 năm tại khu chợ Tân Định, đây được xem là hàng bánh ướt bình dân “già” nhất Sài thành.
Nằm trên con đường Trần Khắc Chân (quận 1) có hàng bánh ướt không tên với tuổi đời 60 năm khá ấn tượng. Quán chỉ là một hàng ăn sáng nhỏ bán trong nhà, không có bàn ghế đầy đủ như các quán khác và khách đến ăn sẽ được trải nghiệm phong cách thú vị với việc ngồi tràn ra vỉa hè trên một chiếc ghế nhựa – thế là xong!
Bánh ướt ở đây luôn tấp nập khách, ăn tại chỗ và mua đem về đều có khiến cô chủ quán hầu như không nghỉ tay. Mà lý do thì theo cô: “Bán bình dân thôi cho mọi người cùng ăn. Đa số là học sinh, sinh viên, người lao động và khách quen mấy chục năm thân thiết…”. Chẳng hiểu khách ở đây “quen thân thiết” đến mức nào nhưng hình như cô chủ quán đều nhớ rõ tên từng người khi họ ghé mua, thậm chí còn nhớ cả công việc – gia đình của họ và hỏi thăm rất chân tình khiến cho không khí ở đây rất vui vẻ và cảm giác gần gũi.
Một phần ăn ở đây có giá bình dân thôi: 10k – 12k – 15k. Bình thường người bán sẽ hỏi bạn muốn ăn 12k hay 15k (vì 10k là dành cho trẻ em) nhưng nếu bạn đề nghị một phần ăn 12k hay 15k nhưng lấy ít bánh thì cô chủ quán cũng nhiệt tình làm cho bạn một phần chỉ lấy giá 10k thôi kèm theo câu nói quen thuộc: “Ăn ít thì mua ít thôi, mua nhiều ăn không hết mang tội”. Có lẽ vì những điều thật thà, dễ thương này mà quán ngày càng đông khách và ai đến cũng thấy vui lòng với cách phục vụ lẫn hương vị đậm đà, bình dân của nơi đây.
Video đang HOT
Một phần 10k như trong hình thật ra rất nhiều (con gái ăn có khi không hết). Phần ăn có khoảng 3 miếng chả và 3 miếng bánh tôm (ở đây người ta gọi là tôm khô). Bánh ướt, bánh tôm, chả và nước mắm đều ngon – không chê vào đâu được. Và đặc biệt, đây có thể được coi là cái giá quá rẻ so với món ăn và giá trị tinh thần mà bạn nhận được khi đến nơi này.
Theo MNMN
Bánh ướt 91 Nguyễn Cư Trinh: Ngon vì quá... cay
Xin mách bạn một quán bánh ướt phiên bản "Nam tiến" cực ngon nằm ngay Q.1 TP.HCM
Nhiều người thích gộp chung bánh ướt và bánh cuốn làm một. Đúng là cách thưởng thức có phần tương tự nhau, cũng ăn chung với chả, bánh tôm, rau giá hấp và nước mắm. Giống nhau là vậy, nhưng hình như bánh ướt ở Sài Gòn khó tìm hơn là bánh cuốn.
Tôi nói ở đây là hàng quán, chứ còn bán dạo thì món bánh ướt này khá là phổ biến. Người bán chỉ cần đầu tư một cái xe nhỏ có lò hấp, rồi đặt hàng bánh ướt, chả lụa, bánh tôm, thậm chí nước mắm pha sẵn cũng có chỗ cung cấp luôn; rồi đẩy đi khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn.
Nói về bánh cuốn Sài Gòn, có thể nhanh chóng kể ra nào là Tây Hồ, là Hải Nam, Thiên Hương... nhưng nhắc đến bánh ướt thì hình như chưa có cái tên nào nổi trội.
Chai tương ớt và nước mắm đặc trưng của quán
Nói qua một chút về món bánh ướt này. Có tài liệu cho rằng người Hoa đã mang nó vào Việt Nam, rồi tùy vào từng vùng miền mà bánh ướt được chế biến và mang nhiều hương vị khác nhau.
Tôi cũng đồng ý với nhận định này vì món bánh ướt, rồi bánh cuốn của ta khá tương đồng với món "bánh cuốn xá xíu" hay "bánh cuốn tôm" trong thực đơn điểm tâm của người Hoa (tên gọi tiếng Anh là "rice noodle roll"), chỉ khác ở chỗ phiên bản Hoa có phần dày hơn.
Ở Sài Gòn các trà quán nhỏ ít khi bán món này vì phải qua công đoạn tráng bánh khá tốn công, trong khi các món như xíu mại hay há cảo thì chỉ bỏ vào xửng hấp là xong. Vì vậy để ăn món này thường phải vào các nhà hàng Hoa lớn như Đại Khánh, Hoằng Long hay Hoàng Thành (nay đã dời qua quận 4).
Dĩa bánh ướt ngon vì quá... cay
Lại nói về dĩa bánh ướt phiên bản "Nam tiến" của cái quán nhỏ này nằm ngay giữa quận 1 này. Quán chỉ có đúng cái xe bánh ướt khá to cùng vài bộ bàn ghế trên lề đường, vậy mà từ sáng cho đến trưa vẫn tấp nập đủ mọi thành phần thực khách.
Cái độc đáo là trên mỗi bàn có để sẵn một chai tương ớt và nước mắm để khách tự nêm nếm tùy theo khẩu vị. Dĩa bánh dọn ra cùng với mấy lát chả lụa, miếng bánh tôm nóng giòn cùng với rau giá, rắc lên một chút hành phi cùng nước mắm chan sẵn.
Để thưởng thức hết cái ngon thì bạn phải nêm thêm một chút tương ớt. Tương ớt ở đây khá giống loại tương người Hoa hay dùng trong món gỏi khô bò, là một hỗn hợp giữa ớt xay nhuyễn nêm với dấm. Vị chua cay đó cùng với vị mặn & ngọt của nước mắm len lỏi vào từng lát bánh ướt, thấm vào miếng bánh tôm giòn rụm. Hẳn bạn sẽ vừa ăn vừa xuýt xoa rồi gọi thêm ly trà đá để giảm bớt vị cay xé lưỡi này.
Khi đến đây ăn bạn đừng ngạc nhiên khi thấy quá nhiều dĩa bánh ướt đỏ rực vì ớt. Và cũng đừng quên gọi sẵn cho mình một ly trà đá để làm dịu đi cái cay nồng mà bạn chuẩn bị đối diện. Ngon vì quá cay, thoạt nghe mâu thuẫn nhưng đảm bảo sẽ là một trải nghiệm thú vị và độc đáo của bánh ướt Sài Gòn.
Theo SGAT
Trải nghiệm thú vị với hàng bún vỉa hè trước bảo tàng chiến tranh Xe bún vỉa hè đã bán được gần chục năm với nhiều loại bún bán theo ngày: 2 - 4 - 6 bún riêu và bún bò, 3 - 5 - 7 là bún miến gà và hủ tiếu. Đây không phải là một hàng ăn xuất sắc nhưng có thể nói đây là một địa điểm ăn thú vị vì nằm trước...