Ngọn núi cao hơn cả Everest
Khi đo từ mực nước biển, đỉnh núi Chimborazo thấp hơn Everest. Tuy nhiên nếu đo từ tâm Trái Đất, đây lại là ngọn núi cao nhất hành tinh.
Chimborazo ở Ecuador là ngọn núi cao nhất thế giới tính từ tâm Trái Đất. Ảnh: Alain Bonnardeaux.
Nếu chiều cao của một ngọn núi được tính từ mực nước biển trung bình lên đến đỉnh, Everest cao 8.849 m nằm trên dãy Himalaya rõ ràng là đỉnh núi cao nhất thế giới. Nhưng nếu xét về độ cao tuyệt đối, tức là độ cao từ chân núi đến đỉnh núi, thì Mauna Kea ở đảo Hawaii mới là ngọn núi cao nhất hành tinh, theo CNN Travel.
Ngọn núi này cao 4.205 m so với mực nước biển, nhưng phần chìm dưới Thái Bình Dương lên tới gần 5.995 m, vì vậy tổng độ cao của Mauna Kea là 10.200 m, cao hơn Everest gần 1.350 m.
Ngoài ra, có một ứng cử khác cho vị trí ngọn núi cao nhất thế giới là Chimborazo – một ngọn núi lửa ngừng hoạt động nằm trên dãy Cordillera Occidental thuộc dãy Andes ở Ecuador.
Khi đo từ mực nước biển, Chimborazo cao khoảng 6.263 m, thấp hơn Everest khoảng 2.591 m. Tuy nhiên, nếu tính từ tâm Trái Đất, đỉnh núi Chimborazo vươn xa đỉnh Everest bởi vị trí của Chimborazo cách đường xích đạo 1,5 độ về phía nam.
Derek Van Westrum, một nhà vật lý tại Cơ quan Khảo sát Địa lý Quốc gia NOAA, giải thích: “Trái Đất không phải là khối cầu hoàn hảo mà phẳng ở hai cực và hơi bình ra ở xích đạo”. Chimborazo có vị trí gần xích đạo trong khi Everest nằm ở phương bắc nên khoảng cách từ tâm Trái Đất đến đỉnh có sự khác biệt.
“Nếu bạn tưởng tượng Trái Đất như một chấm xanh này trong không gian, Chimborazo là nơi bạn có thể đứng và cách xa lõi Trái Đất nhất có thể”, ông nói.
Video đang HOT
Du khách có thể kết hợp leo núi, khám phá văn hóa, cảnh quan khi đếm thăm Ecuador. Ảnh: fernandozhiminaicela, peterstuartmill, Mrivasco.
Ecuador sử dụng sự thống kê kỳ quặc này để quảng bá đỉnh Chimborado như một điểm du lịch mới nổi. Nếu so với mực nước biển, Chimborazo chỉ là ngọn núi cao thứ 39 trên dãy Andes. Nhưng vào thế kỷ 19, nó từng được cho là ngọn núi cao nhất thế giới.
Tin đồn đó bắt nguồn từ nhà địa lý và nhà thám hiểm người Đức Alexander von Humboldt, người đã leo lên Chimborazo vào năm 1802. Von Humboldt chỉ lên đến độ cao khoảng 5.875 mét trước khi xuống thung lũng cao nguyên mà sau này ông sẽ đặt tên là Đại lộ núi lửa.
Câu chuyện ông chinh phục “gã khổng lồ” của Andes đã thu hút nhiều nhà thám hiểm châu Âu tìm đến Ecuador. Trong số họ có nhà leo núi người Anh Edward Whymper được biết đến là người đầu tiên chinh phục Chimborazo.
Không đắt đỏ và khắc nghiệt như Everest hay Aconcagua (đỉnh cao nhất ở dãy Andes), chinh phục đỉnh Chimborado nằm trong tầm với của nhiều du khách bởi chi phí và yêu cầu thể lực không quá cao.
Theo Santiago Granda – Thứ trưởng Bộ Du lịch Ecuador, mỗi năm có khoảng 500 nhà leo núi cố gắng chinh phục đỉnh này. Tuy nhiên chỉ hơn một nửa trong số họ thành công lên đến đỉnh bởi thời tiết khắc nghiệt cùng sự chênh lệnh độ cao mang đến nhiều khó khăn cho các nhà leo núi.
Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau là thời điểm thích hợp để chinh phục Chimborazo bởi đây là lúc thời tiết ôn hòa, ngọn núi thường được bao phủ bởi một lớp tuyết dày.
“Ngày càng có nhiều người bắt đầu đến để tập luyện và chuẩn bị cho những thử thách lớn tại Chimborazo,” Granda nói. “Bạn sẽ ở xa lõi Trái Đất hơn và gần hơn với các vì sao hơn bao giờ hết khi đặt chân lên hành tinh này”, và đó là điểm thu hút khách.
Không cần 2 tháng để lên đỉnh như Everest, nhà leo núi chỉ mất khoảng 2 ngày để chinh phục Chimborazo. Tuy nhiên, du khách cũng cần khoảng một tuần để thích nghi độ cao trước khi summit đỉnh này.
Những người khác tìm đến Chimborazo vì môi trường núi cao đặc biệt của nó. “Đối với một số người Ecuador, đây là lần đầu tiên trong đời họ nhìn thấy tuyết. Vì vậy, ngay cả khi không lên đến đỉnh, họ vẫn đến để ngắm đầm phá. Nơi đây đã trở thành một điểm đến phổ biến với du khách”, Granda nói.
Ngọn núi này là nơi trú ẩn của 8.000 con vicunã hoang dã – tổ tiên của loài alpaca thuần hóa – và là nơi sinh sống của loài chim ruồi lớn nhất thế giới có tên là chuquiraga. Ngoài ra nơi đây còn có những khu rừng queunã với những hình thù kỳ quái.
Lai Châu mùa vàng
Du khách đến Lai Châu dịp tháng 10 hàng năm sẽ quên lối về bởi đây là thời điểm nhiều địa phương của Lai Châu khoác lên mình chiếc áo vàng óng của lúa chín.
Một Lai Châu đẹp như tranh vẽ, quyễn rũ bởi những thuở ruộng bậc thang vàng ruộm.
Mùa vàng ở Tả Lèng - Lai Châu thực sự khiến bao trái tim du khách tan chảy. (Ảnh: Ngô Thanh Hải)
Với phần đông dân mê phượt thì cái tên Tả Lèng vẫn khá xa lạ. Khi nói đến ruộng bậc thang, ai cũng sẽ nghĩ tới Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì, Y Tý, hay Ngọc Côn, Phong Nậm. Nhưng một sự thật, Lai Châu sở hữu khá nhiều ruộng bậc thang đẹp, trong đó có cánh đồng lúa Tả Lèng nằm dưới chân núi Tả Liên Sơn đẹp mê hoặc lòng người, thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, cách trung tâm TP Lai Châu khoảng 8km.
Vào những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10, đứng trên vị trí cao nhìn xuống, những thửa ruộng bậc thang trải dài uốn lượn ôm quanh chân các ngọn núi. Vào mùa này, những thửa ruộng bậc thang dần thay màu áo mới ẩn hiện giữa núi rừng như những dải lụa mềm mại trong nắng thu, hút hồn bất kỳ ai khi đặt chân đến nơi này.
Cánh đồng lúa chính là sản phẩm kết hợp của thiên nhiên với đôi bàn tay cần cù, tần tảo của người nông dân vùng cao. (Ảnh: Ngô Thanh Hải)
Cánh đồng lúa Tả Lèng có diện tích khoảng hơn 300 ha. Vài năm trở lại đây, cánh đồng lúa Tả Lèng bắt đầu thu hút đông khách đến tham quan. Để kích cầu du lịch, chính quyền xã đã vận động nhân dân không dồn điển đổi thửa, làm sạch vệ sinh môi trường, chăm bẵm cho cánh đồng lúa Tả Lèng thật đẹp. Bởi cánh đồng lúa chính là sản phầm kết hợp của thiên nhiên với đôi bàn tay cần cù, tần tảo của người "nông dân tài hoa" vùng cao. Vào mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang nơi đây đẹp như một bức tranh làm nao lòng người.
Chiều nắng vàng như mật ong, lúa vàng óng như tơ phơi, khói đột đồng trắng xóa, tạo nên cảnh tượng vừa bao la, bát ngát, vừa mộng mơ huyền ảo trong sự hồn nhiên, ban sơ, bình yên, thuần hậu. Đến Tả Lèng cũng không khó vì gần thành phố Lai Châu, cách quốc lộ 4D tầm 6km. Đường vào bản hoàn toàn bằng bê tông, đi lại dễ dàng.
Anh Hoàng Tùng, người dân ở thành phố Lai Châu cho biết, "đâu cần phải đi đâu xa, mùa thu đến Tả Lèng không gì có thể đẹp hơn nữa. Cánh đồng lúa trải dài được nhuộm 1 màu vàng ruộm khiến đến người khô cứng như tôi cũng phải thốt lên đẹp quá. Do đặc thù công việc đi nhiều nên tôi biết không chỉ Tả Lèng mà ở Tam Đường còn nhiều cánh đồng lúa đẹp lắm".
Chiều nắng vàng như mật ong, khói đột đồng trắng xóa, tạo nên cảnh tượng vừa bao la, bát ngát, vừa mộng mơ huyền ảo trong sự hồn nhiên, ban sơ. (Ảnh: Ngô Thanh Hải)
Nằm trên độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, xã Tà Mung, cách thị trấn Than Uyên (Lai Châu) 25km, được ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Tà Mung được mệnh danh là bức tranh thiên nhiên sống động của Lai Châu, nổi bật nhất là những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín ươm mình trong nắng vàng rực rỡ. Toàn xã Tà Mung có hơn 300ha lúa, có nhiều ruộng bậc thang đẹp vì vậy nên dịp này, khách du lịch hay người dân ở Lai Châu đến Tà Mung rất đông. Ở đây có cánh đồng Tu San, Đán Tọ, Hô Ta, là những điểm có view đẹp nhất của địa phương. Ngay người dân địa phương cũng tranh thủ lúc lúa đang đẹp nhất, diện đồ trang phục truyền thống để chụp ảnh, quay clip giới thiệu về quê hương mình.
Chị Vàng Thị Lơ - xã Mường Than chia sẻ: "ruộng bậc thang mùa này ở Tà Mung đẹp lắm, nhất là lúc lúa chín vàng. Vào ngày cuối tuần, tôi rủ chị em lên đó chụp ảnh để giới thiệu với mọi người về cảnh đẹp thiên nhiên ở Than Uyên, nhất là ruộng bậc thang Tà Mung vào mùa thu hoạch".
Chính quyền xã Tà Mung đã nhanh nhạy tuyên truyền hình ảnh đẹp ruộng bậc thang của địa phương lên các kênh truyền thông. Nhờ đó Tà Mung thu hút đông người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến đây để ngắm cảnh đẹp mùa vàng và tranh thủ khám phá văn hóa của đồng bào người Mông và phiên chợ Nậm Pắt.
Mùa vàng Lai Châu phải kể đến khu ruộng bậc thang Chung Chua, thuộc bản Dền Thàng A, xã Dào San (huyện Phong Thổ, Lai Châu) có diện tích hơn 30ha, do người dân 2 bản Dền Thàng A, B của xã canh tác bao đời nay, đẹp như tranh vẽ, hút hồn bất kỳ ai khi lạc bước đến nơi này.
Mùa thu, mùa vàng Lai Châu thực sự cuốn hút, trở thành sản phẩm độc đáo, ngày càng thu hút đông du khách. (Ảnh: Ngô Thanh Hải)
Đang vào mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang càng trở nên rực rỡ, với những vạt lúa vàng rực. Khu ruộng bậc thang đẹp như tranh này chính là kết tinh của sự sáng tạo, khéo léo trong lao động, nhằm tận dụng địa hình dốc núi để canh tác lúa nước của đồng bào dân tộc nơi đây.
Lai Châu mùa này thực sự là nơi lý tưởng cho những ai muốn đắm mình trong không gian bình yên của thiên nhiên. Đến đây, du khách được hòa mình vào nhịp sống của người dân, tham gia vào các hoạt động nông nghiệp và thưởng thức những món ăn đặc trưng của vùng núi Tây Bắc góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch địa phương.
Mùa vàng ở các địa phương trong tỉnh Lai Châu đang rực rỡ, kéo dài cho đến đầu tháng 10 dương lịch. Trước một kiệt tác của thiên nhiên, Lai Châu mời du khách gần xa hãy đến vùng đất biên viễn để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ; trải nghiệm cuộc sống bình yên, thỏa sức ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang vàng óng ánh, tỏa sáng giữa núi đồi. Sắc vàng rực rỡ được bao phủ hút tầm mắt đan xen giữa núi rừng Tây Bắc báo hiệu một mùa bội thu, mùa ấm no của đồng bào các dân tộc vùng biên cương Tổ quốc.
Những điểm đến đặc sắc quanh núi Phú Sĩ Không chỉ chinh phục ngọn núi biểu tượng của người Nhật, nhiều du khách còn bị mê hoặc bởi nhiều điểm đến hoang dã ấn tượng và văn hóa truyền thống đặc sắc bên cạnh núi Phú Sĩ. Mùa thu ở hồ Kawaguchi dưới chân núi Phú Sĩ - Ảnh: matome.naver.jp Nếu không thể leo núi Phú Sĩ - do chỉ được phép...