Ngôn ngữ trong tình yêu
Hai người yêu nhau nhưng gặp sự phản đối mạnh mẽ từ phía gia đình nhà cô gái. Họ cho rằng chàng trai không xứng đáng với địa vị gia đình cô và họ sẽ không tha thứ cho cô nếu tiếp tục có quan hệ với anh ta.
Mặc dù cô gái rất yêu chàng trai nhưng khi hai người gặp nhau cô luôn hỏi: “Anh có yêu em nhiều không?”. Cô hay bực bội do chàng trai không trả lời như ý cô mong muốn. Và áp lực của gia đình khiến hai bạn trẻ bất hoà. Cô thường trút giận lên chàng trai.
Về phía mình chàng trai luôn chịu đựng trong im lặng. Sau một năm anh tốt nghiệp và quyết định đi du học. Trước khi ra đi anh đã cầu hôn với cô gái: “Anh biểu lộ tình cảm của mình bằng lời nói không giỏi nhưng tất cả những gì mà anh biết là anh yêu em. Về phía gia đình anh sẽ cố gắng hết sức thuyết phục gia đình em đồng ý. Em thuận ý làm vợ anh chứ?”
Cô gái ưng thuận và với sự quyết tâm của chàng trai, cuối cùng gia đình cô gái cũng nhượng bộ và đồng ý cho họ kết hôn với nhau. Trước khi chàng trai đi học, hai người làm lễ đính hôn. Cô gái tham gia công tác xã hội trong khi anh tiếp tục học ở nước ngoài. Họ bày tỏ tình cảm của mình qua những lá thư và điện thoại. Tuy có khó khăn nhưng họ vẫn luôn nghĩ về nhau.
Một ngày nọ, cô gái bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Khi tỉnh dậy cô thấy cha mẹ mình bên cạnh giường. Cô cảm nhận được tình trạng tồi tệ của mình. Nhìn thấy mẹ khóc, cô muốn làm cho mẹ yên lòng nhưng những gì cô có thể thốt ra chỉ là tiếng thở dài. Cô đã mất đi giọng nói.
Bác sĩ bảo rằng tai nạn đã gây tổn thương não của cô và khiến cô không thể nói được nữa. Cô suy sụp mặc dù cha mẹ cô động viên rất nhiều. Trong suốt thời gian ở bệnh viện cô chỉ biết khóc trong thầm lặng. Xuất viện về nhà, tình trạng của cô cũng chẳng thay đổi gì. Mỗi khi có tiếng chuông điện thoại réo, cô có cảm giác như từng nhát dao đâm vào tim.
Cô không muốn cho anh biết và không muốn trở thành gánh nặng của anh. Cô viết cho anh một lá thư nói rằng cô không còn kiên nhẫn đợi chờ anh nữa. Cô gửi lại anh chiếc nhẫn đính hôn.
Chàng trai gửi hàng ngàn lá thư và gọi biết bao cuộc điện thoại nhưng cô không trả lời và chỉ khóc. Cha mẹ cô quyết định chuyển nhà, hi vọng rằng cô sẽ thật sự quên những gì đã xảy ra để có thể sống yên ổn.
Video đang HOT
Cô gái học ngôn ngữ cử chỉ và bắt đầu một cuộc sống mới. Mỗi ngày cô tự nhủ mình hãy quên anh ấy đi. Nhưng một hôm bạn của cô đến cho hay anh đã trở về. Cô van xin người bạn đừng cho anh biết chuyện gì đã xảy ra với cô. Từ đó cô không còn nhận được tin tức gì của anh.
Một năm trôi qua. Người bạn của cô đến thăm và trao cho cô tấm thiệp mời dự lễ kết hôn của anh. Trái tim cô gái tan vỡ. Khi mở thiệp cưới cô thấy tên mình trong tấm thiệp. Ngước lên, cô thấy anh đang đứng trước mặt.
Chàng trai dùng cử chỉ nói với cô gái: “Một năm qua anh đã dành thời gian học ngôn ngữ này. Chỉ để em hiểu rằng anh không quên lời ước hẹn của chúng ta. Hãy cho anh có cơ hội nói với em rằng anh yêu em”. Anh lồng chiếc nhẫn vào tay cô gái. Cuối cùng nụ cười đã trở lại trên môi cô.
Theo Guu
Ngôn Ngữ Vợ Chồng
Giữa vợ chồng không thể tránh khỏi những lúc "Cơm không lành - canh không ngọt", tuy nhiên nếu cả 2 biết tiết chế, nhường nhịn thì hạnh phúc gia đình sẽ được gìn giữ.
Đôi khi bạn cần học những câu nói đầy thông minh, khéo léo như câu chuyện sau để "dĩ hòa vi quý" với người bạn đời của mình.
Tự cười là một kiểu trào lộng nhưng tự cười có nghệ thuật phải nói là kỹ xảo vận dụng ngôn ngữ.
Một người vợ rất không vừa ý với chồng, lúc nào cũng chỉ trích chồng mọi thứ, nói rằng chồng không bằng mình.
Đáp lại lời vợ, người chồng thông minh chỉ nói:
- "Những điều em nói đều rất đúng, có nhiều điểm anh không bằng em nhưng cũng có những điểm em không bằng anh được".
Người vợ không tin, hỏi: "Em có điểm gì không bằng anh?"
- "Em không được tức giận cơ!"- Người chồng cố ý nói.
- "Được, anh nói đi!"
Nói không tức giận nhưng giọng người vợ cứ oang oang. Nếu người chồng nói điểm không tốt e rằng sẽ xảy ra trận cãi vã đau đầu nhức óc giữa 2 vợ chồng.
Nhưng một câu nói nhẹ nhàng của người chồng sẽ được tránh được trận cãi vã đó: "Người mà anh tìm được giỏi hơn người mà em tìm thấy".
- "Anh chỉ khéo nói thôi!" - Người vợ chuyển giận thành vui.
Còn có chuyện như thế này:
Hai vợ chồng treo một bức tranh trang trí. Chồng hỏi vợ: "Treo được chưa?", vợ trả lời "Treo được rồi".
Sau khi treo xong, chồng xuống nhìn cảm thấy vẫn chưa được, liền trách vợ: "Em thì việc gì cũng không để ý, qua loa đại khái. Anh lại là người theo đuổi cái hoàn mỹ".
Người vợ liền cung kính đáp: "Anh nói sao mà đúng thế, nếu không anh làm sao mà cưới em, em cũng đồng ý lấy anh, nhỉ?".
Cách đáp lời khéo léo, không những công kích được sự chỉ trích của chồng mà còn tạo ra một bầu không khí thật hài hước.
Người chồng lúc đó cũng cảm thấy mình đã lỡ lời vội vàng tỏ ý xin lỗi bằng cách cười trừ.
Giữa vợ chồng không thể tránh khỏi những lúc "Cơm không lành - canh không ngọt", tuy nhiên nếu cả 2 biết tiết chế, nhường nhịn thì hạnh phúc gia đình sẽ được gìn giữ.
Theo Guu
Khi em bé ra đời Thiên thần của con sẽ hát cho con nghe và sẽ cười với con suốt cả ngày. Con sẽ cảm nhận được tình yêu của cô ấy dành cho con và điều đó sẽ làm con hạnh phúc. Có một em bé sắp rời khỏi thiên đường để được ra đời nơi trần gian. Vì thế, em bé hỏi thượng đế: - Ngày...