Ngôn ngữ của tình yêu
Lấy nhau gần sáu năm, nhưng vợ chồng chúng tôi vẫn cứ vướng víu trong giao tiếp. Vợ tôi, một phụ nữ con nhà Hà Nội gốc, vẫn khăng khăng muốn tôi phải nói “Anh yêu em”, trong khi tôi, một gã đàn ông Nam bộ quê mùa, chỉ quen nói “Anh thương em”.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong tôi, ý nghĩa chữ thương đằm thắm hơn, da diết hơn và bền chặt hơn. Như ông bà ta nói “ Thương nhau đứt ruột đứt gan”, có ai nói “Yêu nhau đứt ruột đứt gan” đâu. Thế mà vợ tôi vẫn cứ gặng tới gặng lui: “Anh có yêu em không?”, tôi thì cứ lì ra mà trả lời: “Hỏi gì hỏi hoài vậy?”.
Ảnh hưởng bởi các bộ phim lãng mạn của Hàn Quốc, vợ tôi rất tán thành cái chuyện thể hiện tình yêu bằng những hành động nho nhỏ dành cho nhau. Đã con cái đùm đề với nhau mà cô ấy vẫn cứ thở vắn than dài khi xem những cảnh tỏ tình lãng mạn trên phim, đại khái như là một biển hoa hồng, chiếc nhẫn kim cương lấp lánh với những kiểu cách trao tặng đặc biệt. Trong blog của mình, có lần tôi đọc thấy vợ tôi thở vắn than dài vì chẳng có kỷ niệm ngây ngất nào về ngày nhận được lời tỏ tình hay lời cầu hôn của tôi.
Còn tôi, tôi cứ nghĩ vợ tôi phải hiểu chuyện sáng nào tôi cũng thức sớm, dắt xe ra cửa, kiểm tra bình xăng, thắng xe của vợ. Tôi đố lão chồng ngoại lãng mạn nào bền bỉ sáu năm trời mỗi tuần 5 buổi dắt xe cho vợ như tôi. Đúng là tôi không nhớ được những ngày kỷ niệm nụ hôn đầu tiên, ngày nói lời tỏ tình đầu tiên nhưng có bao giờ ngày sinh nhật vợ, ngày kỷ niệm đám cưới mà tôi không tự mình lãnh phần lo mấy bữa cơm trong ngày cho cả gia đình, dù có khi chỉ là mua con vịt quay hay mua về mấy phần cháo vịt Thanh Đa mà vợ tôi ưa thích.
Tôi cũng hiểu, nên thay đổi chút ít vì người mình yêu, ví dụ như tôi phải cố gắng đi mua hoa, cố học những kiểu cách nhẹ nhàng, ga lăng hay thắm thiết hơn… Nhưng, những điều đó quá khác với tính cách và những hình dung của tôi nên đôi khi những điều tôi làm lại biến thành chuyện khôi hài vợ mang đi kể với bạn bè cho… vui, như có lần tôi lỡ mua tặng vợ hoa… vạn thọ vì sinh nhật nàng rơi đúng vào ngày rằm.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cũng vì thế, hai năm yêu nhau, sáu năm chung sống, giữa chúng tôi dù không đến nỗi bất đồng nhưng vẫn còn đó tình cảnh “khập khiễng trong ngôn ngữ tình yêu”. Vợ tôi biết chồng yêu mình nên tỏ thái độ “chấp nhận”, còn tôi thì dù đã cố gắng hết sức, vẫn không thể làm cho vợ hạnh phúc trọn vẹn. Hóa ra, chuyện giao tiếp vợ chồng dù đã rất “thiện ý” mà sao vẫn… khó “thông thoáng” quá.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Video đang HOT
Những "trò lố" cần tránh khi trò chuyện
Đứng trước một người phụ nữ, nam giới nên chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của mình. Điều này quan trọng không kém những gì anh ta nói ra. Cần tránh:
Bẻ khớp ngón tay
Cơ thể chúng ta không có nhu cầu này và thực sự đây là một thói quen không tốt đối với hệ cơ và xương. Những tiếng lục cục, lạo xạo đồng thời gây ra ức chế tâm lý một cách vô thức cho người đối diện. Âm thanh đó gợi tới sự đổ vỡ, thậm chí rất ghê tai với một số người. Chỉ cần bạn muốn từ bỏ thói quen này và chịu khó để ý một chút, bạn sẽ từ bỏ được.
Vặn vẹo người
Khi đàn ông lo lắng, họ thường thể hiện sự bối rối một cách vô thức. Gãi mũi liên tục hoặc vuốt tóc không ngừng. Liên tục cử động và điều chỉnh tư thế cho thấy bạn đang lo lắng. Điều này có thể khiến người đối diện bị phân tâm và sốt ruột.
Đặc biệt cần chú ý tới bàn tay, đừng vung vẩy, chuyển động quá nhiều. Cử chỉ dứt khoát, lòng bàn tay nắm hờ hoặc mở ra cho thấy bạn thoải mái và cởi mở. Lòng bàn nay khép chặt sẽ mách rằng bạn đang căng thẳng hoặc là người ngoan cố.
Xin lỗi không cần thiết
Đàn ông nên lịch thiệp, nhưng không nên quá đà. Sẽ thật kỳ cục khi anh ta xin lỗi không ngừng: Không nghe rõ câu gì, xin lỗi. Quên mất điều gì, xin lỗi. Nói một câu đùa tếu táo, xin lỗi... Xin lỗi một cách không cần thiết lại gây ra phản cảm.
Đụng chạm quá đà
Đôi lúc chạm nhẹ lên lưng hoặc vai cô ấy cũng không gây ra vấn đề gì trầm trọng nếu thực sự bạn chỉ vô tình hoặc do quá phấn khích, nhưng một quy tắc chung là hãy ít động chạm vào người khác giới và người mới quen.
Bạn không muốn bị coi là "con dê cụ" hoặc quá lả lướt. Bạn cần hiểu rõ về người ta hoặc đã gặp gỡ nhiều lần mới được phép thò tay "xâm phạm" vào vùng không gian của họ. Nếu bạn vô tình hoặc cố ý chạm vào một phụ nữ và cô ấy phản ứng lại, đó là dấu hiệu cảnh báo hãy tuân thủ quy tắc nghiêm túc. Đừng chạm vào cô ấy lần thứ hai cho tới khi cô ấy chủ động chạm vào bạn trước.
Chen ngang câu nói
Chúng ta ai cũng muốn được người khác chú ý. Nhưng quan trọng là chú ý vì điều gì. Sẽ tuyệt vời nếu bạn được chú ý vì sức lôi cuốn, hài hước và duyên dáng. Sẽ thật tệ nếu bạn gây chú ý vì chen ngang và cướp lời người đối diện. Hãy đợi cho tới khi người kia nói xong hoặc có thời điểm thích hợp mới nhanh chóng "cướp diễn đàn". Đừng để họ phát hiện ra rằng bạn đang cố gắng thu hút sự chú ý.
Bồn chồn lo lắng
Bạn có biết khi nào mình rung chân không? Đó là khi bạn không thoải mái hoặc đang mất bình tĩnh. Không người đàn ông nào lại rung chân liên hồi như động đất nếu anh ta bình tĩnh và thoải mái.
Mắt không tĩnh
Khi nói chuyện với người khác, đôi mắt của bạn cũng nói nhiều y như cái miệng. Đừng để mắt chuyển động quá nhiều, liếc qua liếc lại một cách không kiểm soát. Cũng khó để duy trì giao tiếp bằng mắt với một cô gái quá xinh đẹp và hấp dẫn đang ngồi ngay trước mặt, nhưng không ngừng ngó quanh căn phòng sẽ khiến bạn trông không đáng tin chút nào.
Nếu đang nói chuyện với phụ nữ, việc kiểm soát ánh mắt là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, đừng để ánh mắt lang thang quá nhiều. Nếu chẳng may bạn vô tình liếc sang cô gái nóng bỏng bàn bên cạnh, nàng sẽ nhìn thấy ngay và nghĩ về bạn thế nào? Nàng mới chính là người bạn đang hẹn hò và hãy khẳng định điều đó bằng ánh mắt tập trung và say sưa hướng vào nàng.
À... Ừm...
Chúng ta đều có lúc bối rối không biết nên nói gì tiếp theo và phải ậm ừ mất một lúc. Nhưng nếu bạn sử dụng những từ này quá thường xuyên, thậm chí hai lần trong một câu, bạn cần dừng ngay thói quen này lại. Có lẽ bạn đang nói quá nhanh chăng? Nói quá nhanh hoặc quá nhiều đến mức não không kịp tư duy để mách nước cho bạn nên nói gì tiếp ? Hãy nhớ câu "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Đợi thêm một vài giây trước khi nói và bạn sẽ thấy bỗng dưng mình diễn đạt lưu loát và rõ ràng hơn.
Hãy học cách hít thở khi nói chuyện. Những nhà hùng biện tài giỏi nhất là những người nói chậm và thận trọng. Nói chuyện với tốc độ vừa phải và bạn sẽ thấy dễ dàng thu hút được sự chú ý của người nghe.
Chửi thề
Đôi khi một câu chửi thề đúng chỗ có thể ghi điểm vì đã thêm gia vị cho một mẩu chuyện cười hay tăng tính hài hước vào câu chuyện phiếm. Nhưng hãy cẩn thận với thứ ngôn ngữ "chợ búa" này. Không phải ai cũng thích thứ ngôn ngữ đó, thậm chí có nhiều người còn dị ứng.
Qui tắc ở đây là đừng chửi thề trừ khi người đang nói chuyện với bạn chửi thề trước. Đừng chửi thề nếu bạn đang nói chuyện với những người bạn không hiểu rõ. Và đặc biệt cẩn thận khi chửi thề trước mặt phụ nữ. Hãy giữ mồm giữ miệng trước các quý bà, quý cô.
Liếc mắt nhìn màn hình điện thoại
Liên tục mở điện thoại ra xem là một trong những hành động gây khó chịu nhất trong thời đại công nghệ hôm nay. Bạn có phải người quan trọng tới mức luôn phải giữ liên lạc, nghe điện thoại và kiểm tra thông tin mọi lúc mọi nơi không?
Trong ngày, chúng ta cần có một khoảng thời gian tránh xa chiếc điện thoại, quên đi công việc và các mối quan hệ xã hội để được thư giãn, nói chuyện với người thân. Khi gặp ai đó đặc biệt, làm quen với bạn mới, hãy tắt điện thoại đi hoặc ít nhất để nó ở chế độ yên lặng, nếu không bạn sẽ khiến họ mất hứng và thấy khó chịu.
Nếu muốn gây ấn tượng hơn nữa, bạn có thể tắt máy ngay trước mặt người đối diện để họ hiểu họ quan trọng với bạn tới mức nào. Bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy bực mình khi người đối diện đang mất tập trung vì tin nhắn đến liên tục hoặc những cuộc điện thoại vô duyên làm đứt mạch trò chuyện.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chồng "lờ đờ" có cũng như không! Không ít lần, vì tức chông cứ ngôi im lìm như hạt thóc, Thanh bực mình buông cả tràng dài ngôn ngữ "chợ búa" nhằm kéo "hôn" của chông tỉnh lại thê nhưng nô lực của Thanh bât thành vì cô gắng đôt biên của Thanh cùng lắm chỉ làm cho chông chị cười nhêch mép. "Nhiều lúc mình tự hỏi không liêu...