Ngon ngọt bánh canh cá thu Phú Quốc
Ra đảo Phú Quốc, phần lớn du khách đều tìm đến những nhà hàng, quán ăn nổi tiếng nằm dọc theo các bãi biển hoặc khu ẩm thực ngoài trời vừa hóng mát vừa thưởng thức hải sản nhưng cũng có người lại thích những món ăn nhẹ, bình dân đặc biệt là món bánh canh… để thay đổi khẩu vị.
Sáng sớm, chúng tôi đang rảo bước trên đường Bạch Đằng để tìm một quán ăn, may gặp một người bạn đang công tác tại đảo. Anh ấy niềm nở bảo: “Ra Phú Quốc mà không ăn bánh canh cá thu coi như thiếu sót lớn”. Thế là anh dẫn chúng tôi đến quán Phụng ở khu phố 2, gần Dinh Cậu thuộc thị trấn Dương Đông.
Nhiều người nhận xét Phú Quốc có nhiều quán bánh canh, nhưng chỉ có quán này là nổi tiếng nhất. Việt kiều mỗi lần về đảo đều tìm đến đây để thưởng thức, vì bánh canh cá xưa nay được coi là món ngon truyền thống của xứ đảo.
Chị Phụng, chủ quán cho biết, bánh canh cá Phú Quốc nổi tiếng, trước hết là nhờ sử dụng toàn cá thu, đặc sản của Phú Quốc, vừa ngon ngọt, vừa hiền và bổ dưỡng rất phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Cũng theo chị Phụng, kể cả chả cá cũng làm bằng cá thu. Ngoài ra, bí quyết làm cho tô bánh canh thơm ngon và tăng thêm phần đậm đà, đó là nhờ nồi nước súp được nấu bằng xương ống và thịt heo bằm.
Sự phối ngẫu tinh tế giữa cá với thịt, giữa độ ngọt và béo, đặc biệt là gia vị và tài nêm nếm của người làm bếp làm cho món bánh canh cá thu trở nên vô cùng tinh tế.
Sở dĩ nhiều người thích món bánh canh cá ở đây, có lẽ một phần do sự phối ngẫu tinh tế giữa cá với thịt, giữa độ ngọt và béo, đặc biệt là gia vị và tài nêm nếm của người làm bếp. Chỉ món hành phi thôi cũng đã thơm nức mũi, giúp cho thực khách tăng cảm giác thèm ăn. Nồi súp lúc nào cũng giữ cho nóng và hớt bọt liên tục để nước được trong. Đi ngang qua nồi nước súp, nghe mùi hành tiêu thoang thoảng và nhìn tô bánh canh bốc khói, màu sắc hài hòa, hấp dẫn, vừa ngửi mùi thơm cũng đã phát thèm.
Với kinh nghiệm của chị Phụng, muốn có một tô bánh canh đậm đà hương vị, chị phải chọn những con cá còn tươi, không được ướp lạnh quá lâu. Chả cá cũng được chăm chút tỉ mỉ, gia vị thơm ngon, vừa dai vừa giòn. Đặc biệt bánh canh đều do gia đình chị chế biến bằng bột lọc nên chất lượng lúc nào cũng bảo đảm.
Video đang HOT
Bánh canh cá hấp dẫn nhất là ăn lúc còn nóng hổi, có cả sự nồng nàn, lãng mạn của làn khói mỏng. Ngon nhất là những sợi bánh dẻo, trắng ngần, mềm mại, tha hồ mà tận hưởng. Chúng ta vừa ăn vừa húp một thứ nước ngòn ngọt, mằn mặn, dìu dịu rồi gắp nguyên miếng cá hoặc chả cá, kèm thêm chút rau xanh, chấm vào nước mắm cay cay sẽ cảm nhận ngay hương vị nguyên sơ của một vùng biển đảo. Thật tuyệt vời! Ra về mà lòng vẫn còn vương vấn mãi cái mùi vị đậm đà và quyến rũ cùng phong cách ẩm thực lịch thiệp, chu đáo của chị chủ quán.
Đây là món ăn tiêu thực và bổ dưỡng, vì bánh canh bột lọc dễ tiêu hóa, thịt cá thu nhiều đạm, giàu dinh dưỡng, thanh nhẹ, rất có lợi cho sức khỏe đối với người đi chơi xa.
Theo Báo Đất Việt
4 Món Ngon Không Thể Bỏ Qua Ở Tây Ninh
Những món ăn không quá công phu, nhưng lại mang một hương vị riêng, gắn bó hàng ngày với cuộc sống của người Việt Nam.
Đầu tiên, phải nói đến món " Muối Tôm" nổi tiếng
Nhắc đến ẩm thực Tây ninh thì không thể bỏ qua muối tôm Tây ninh - một đặc sản được đông đảo bạn bè thế giới biết đến. Muối tôm Tây Ninh nổi tiếng là thế nhưng điều đặc biệt là Tây Ninh không hề có biển để làm ra muối, cũng không có nguồn hải sản là tôm một thành phần quan trọng nhưng muối tôm ở đây vẫn nổi tiếng là ngon.
Để làm ra muối tôm cần trải qua biết bao nhiêu khâu chế biến công phu, phức tạp. Đầu tiên phải chọn ra những quả ớt tươi ngon nhất, ớt được xay nhuyễn cùng ớt, tôm. Sau đó, đem trộn với muối. Tỉ lệ muối, tôm, và ớt phải tuân theo một tỉ lệ thích hợp, điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người chế biến.
Thưởng thức muối tôm cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Đơn giản nhất là chấm xoài, ổi, me... những loại trái cây chua với muối tôm. Cũng có thể lấy bánh tráng phơi sương chấm hoặc cho muối vào cuốn lại. Hoặc cho vào món bánh tráng trộn tạo nên một hương vị khó có thể cưỡng lại được.
Với món muối tôm này, các bạn có thể tìm mua ở bất cứ chợ nào ở Tây Ninh.
Bánh tráng phơi sương
Bánh tráng là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam. Chúng ta đã quá quen thuộc với những chiếc bánh tráng nướng, những chiếc chả giò (nem rán) được cuốn bởi bánh tráng. Vậy thì bánh tráng phơi sương Tây Ninh có gì đặc biệt? Để làm ra món bánh tráng phơi sương nổi tiếng phải trải qua quá trì chế biến công phu của người làm.
Đầu tiên, muốn bánh tráng ngon phải dùng gạo mùa, vo sạch ngâm kỹ và thay nước liên tục trong 2 ngày, xong đem xay nhuyễn. Bột nước sệt đem tráng lên tấm vải căng kín miệng nồi hấp, đậy kín một phút, bánh chín trải ra phên đem phơi nắng. Bánh tráng khô sẽ được nướng qua lửa cho phồng rộp không có vết cháy, đợi tới 3 giờ sáng đem hứng sương dưới trời đêm, thơm mùi gạo mới, dày dặn, dai dẻo và có vị đặc biệt khác với bánh cuốn ướt hoặc khô thông thường.
Món bánh tráng phơi sương thường được ăn kèm với thịt heo, rau sống, cuốn lại chấm với nước mắm chua ngọt. Tuỳ theo sở thích bạn cũng có thể thay thế thịt lợn với các loại cá hấp, cá chiên, tôm, hải sản khác đều rất tuyệt.
Bánh canh Trảng Bàng
Bánh canh Trảng Bàng đã trở nên nổi tiếng và dễ nhớ bởi nó gắn liền với tên của địa phương Trảng Bàng (thuộc tỉnh Tây Ninh).
Để có bánh canh Trảng Bàng phải qua công đoạn làm bánh canh rất công phu. Đầu tiên bánh canh phải được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm (Chợ Đào). Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột. Công đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt. Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở làng nghề Trảng Bàng này là các lò làm bánh hoạt động rất nhịp nhàng, ăn khớp với các tiệm ăn. Bột bánh canh được giao tới tiệm ăn rất đúng giờ, đúng buổi không quá sớm và cũng không quá trễ, tránh trường hợp con bánh bị chua, mất đi hương vị độc đáo.
Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Tô bánh canh bốc khói với vị cay của ớt, tiêu, sau khi đã dùng qua, ắt hẳn khó ai có thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm của bánh cộng với vị chua của nước mắm.
Ốc núi Tây Ninh
Tây Ninh có các món ăn đặc sản bánh canh, bánh tráng phơi sương, muối ớt... rất nổi tiếng. Nơi đây còn một món ăn cũng khá ngon nhưng ít người biết, đó là món ốc núi Tây Ninh. Loại ốc này thường sống trong hang, có nhiều ở chân núi Bà Đen, huyện Dương Minh Châu, mùa mưa bò ra sinh sản và chỉ ăn một thứ lá cây rụng là lá cây Nàng Hai nên còn gọi là ốc Nàng Hai.
Ốc núi Tây Ninh có hình dáng giống như loài ốc bươu nhưng mình dẹt và nhỏ hơn. Theo người dân Tây Ninh, do ăn lá cây Nàng Hai (loại cây có nhiều giai thoại ở Tây Ninh, vỏ cây như có điện, đụng vô tê tê) nên thịt của ốc rất ngon và có vị thuốc trị được bệnh nhức mỏi.
Ốc núi Tây Ninh có thể làm đủ món như nướng, xào me, xào tỏi, xào sa tế... nhưng ngon nhất là luộc trộn gỏi với củ hành tây. Theo kinh nghiệm của người dân, ốc mua về rọng lại cho ăn bột mì khoảng một ngày sau đem ra luộc, thịt ốc sẽ trắng tinh, nhưng lại mất vị thuốc, nên nhiều người thích ăn ốc tự nhiên hơn. Vì là đặc sản nên giá khá đắt, trung bình 80.000 đồng - 100.000 đồng/kg (khoảng 100 con), chỉ có những nhà hàng lớn ở Tây Ninh mới có.
Theo Amthuc.com.vn
Gỏi Cá Trích Phú Quốc Trong sự phong phú về nguồn thực phẩm của biển và sự độc đáo của cách chế biến, từ lâu, gỏi cá trích đã trở thành là món ăn mang đậm hương vị của vùng biển đảo Phú Quốc được nhiều người ưa thích, bởi nó cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của con người. Món ăn...