Ngon ngon với kẹo chỉ vỉa hè
Xe kẹo bán lưu động trên khắp các con phố nhưng thường xuyên bắt gặp nhất là ở khu nhà thờ, café Bệt…
Kẹo chỉ thường được gọi vui là &’kẹo thần kỳ”. Chỉ với một đoạn kẹo nhỏ (được nấu từ đường cát, cho đông cục và có độ dẻo nhất định), người bán sẽ dùng 2 ngón tay kéo đi kéo lại nhiều lần và nhúng vào bột toàn bộ những sợi kẹo đấy, tiếp tục kéo giãn cho đến khi tơi ra thành hàng ngàn sợi kẹo mỏng manh, cho lên bánh. Chỉ khi tận mắt chứng kiến hóa trình “hô biến” này, bạn mới cảm nhận được hết sự “thần kỳ” của nó.
Bánh tráng cuộn kẹo
Kéo ra từ tảng lớn
Làm dẻo phần kẹo vừa tách khối
Video đang HOT
Cho vào bột, tiếp tục nhanh tay kéo kẹo…
Những sợi kẹo tơi ngon và ngộ nghĩnh
Kẹo sau khi được biến hóa từ một đoạn kẹo nhỏ thành hàng ngàn sợi kẹo mỏng sẽ được cho lên bánh tráng gạo. Dừa khô được đập ra ngay tại chỗ và nạo trước mặt khách để “khoe” sự tươi ngon của nhửng sợi dừa. Ở công đoạn này, bạn có thể đề nghị xin thêm dừa nếu thích, các chú bán kẹo rất sẵn lòng. Tuy nhiên, với kinh ngiệm nhiều năm ăn kẹo chỉ thì tớ nghĩ rằng lượng kẹo và dừa vừa đủ là lúc kẹo ngon nhất. Nếu ăn quá nhiều dừa, bạn sẽ không còn cảm nhận được vị ngọt của kẹo nữa mà chỉ thấy được vị sảm của xác dừa.
Khối kẹo đường lúc ban đầu
Bột lăn kẹo
Hàng ngàn sợi kẹo…
Kẹo chỉ sau khi hoàn tất, có giá 5k
Phân đoạn cuối cùng của món kẹo chỉlà sữa đặc rưới thẳng lên kẹo sau khi kẹp đôi lại. Giá một phần kẹo chị chỉ ở mức 5k. Thường thì ăn 1 phần là đã thèm, ăn hai phần cũng ngon nhưng sẽ bắt đầu có cảm giác ngấy.
Kẹo kéo đồng giá 5k
Món kẹo chỉ thường được bán kèm trên những xe bán kẹo kéo lưu động ở khắp các ngã đường trong thành phố. Dễ tìm thấy nhất là khu nhà thờ (đoạn trước trường tiểu học Hòa Bình).
Theo TTVN
Ốc len hầm dừa
Ốc len sống tự nhiên ở môi trường nước mặn, thường có nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu. Vỏ ốc len cứng xoắn, có nhiều đường gân nhỏ xung quanh. Thịt ốc còn sống có màu đỏ, khi chế biến chuyển sang màu xanh ngọc thạch, vị giòn, thơm ngon...
Hằng năm khi mùa mưa đến, vào con nước rong, những bãi lài ở miệt biển bị chìm sâu dưới nước thì họ hàng nhà ốc len trồi đầu lên tìm gốc cây mắm, cây đước để đeo bám. Lợi dụng lúc này, người dân bơi xuồng sát theo những gốc cây là tha hồ bắt ốc. Ốc len hầm dừa là khoái khẩu nhất. Chọn những con ốc mập, có môi dày (môi là cái gờ ở miệng ốc), to cỡ ngón tay cái, đem ngâm với nước vo gạo một đêm cho ốc nhả hết tạp chất ra. Đầu bếp cũng có thể chế biến ốc ngay sau vài giờ ngâm với nước lạnh cùng vài trái ớt sừng chín đập giập. Sau đó ta rửa ốc lại lần nữa và dùng dao chặt bỏ khoảng 1/3 đuôi ốc để khi chế biến xong, dùng miệng hút phần thịt sẽ dễ dàng hơn. Vài tép sả đập dẹp, lót dưới đáy nồi rồi cho ốc vào. Dừa khô nạo chừng nửa trái, lấy nước cốt loãng cho vào xâm xấp với ốc bắc lên bếp khoảng 20 phút rồi nêm nếm muối, đường, bột ngọt... cho vừa khẩu vị, múc ra dĩa là xong.
Thực khách cầm con ốc len hầm dừa đưa lên miệng hút nhẹ, phần thịt ốc lọt thỏm vào miệng, chậm rãi nhai để thưởng thức cảm giác giòn, ngọt, béo hòa lẫn vị mằn mặn của muối biển lan tỏa khắp các giác quan. Dùng muỗng nhỏ múc miếng nước ốc len đưa lên húp một cái, người thưởng thức mới cảm nhận hết vị ngon của món ăn này.
Theo thanh niên
[Chế biến] - Bò Rendang Malaysia Nguyên liệu: - 1 kg thịt bò - 2,5 trái dừa - 400 gr hành tím - 2 hạt đậu khấu - 165 gr dừa khô - 55 gr hạt thì là - 30 gr củ thì là - 1 củ nghệ - 55 gr bột rau mùi - 15 gr bột tiêu đen - 105 gr ớt xay - 1 củ gừng...