Ngổn ngang tuyến đường đổi bằng 180 ha ‘đất vàng’ ở Hà Nội
Để làm con đường dài hơn 3,7km nối từ đê Ngọc Thụy đến Khu đô thị mới Thượng Thanh (quận Long Biên), Hà Nội đã giao 180ha đất đối ứng cho Công ty cổ phần Khai Sơn. Thế nhưng, đến thời điểm này tuyến đường còn đang ngổn ngang trong khi chủ đầu tư rầm rộ chào bán dự án nhà ở từ quỹ đất đối ứng.
Sau 5 năm được Thủ tướng phê duyệt, đến nay dự án xây dựng tuyến đường từ Ngọc Thụy đến khu đô thị (KĐT) Thượng Thanh (quận Long Biên) có chiều dài 3,8 km theo hình thức BT vẫn còn ngổn ngang,.
Dù được phê duyệt 5 năm trước nhưng đến đầu năm 2017, Công ty TNHH MTV Khai Sơn – Hà Nội (Công ty CP Khai Sơn) mới tổ chức lễ khởi công xây dựng.
Chính quyền địa phương cho biết, dự án bị chậm do phương án di dời nhiều ngôi mộ chưa đạt được thỏa thuận với người dân.
Do chưa đạt được phương án thỏa thuận, nên công trường hiện tại vắng bóng công nhân thi công.
Người dân hằng ngày vẫn đang phải di chuyển qua tuyến đường gập ghềnh, nhiều hố ga mở nắp nguy hiểm..
Trong khi đó, phía dự án đối ứng, Chủ đầu tư đã cho quảng cáo, mua bán rầm rộ.
Theo một nhân viên bán hàng dự án, khu này bao gồm 66 căn biệt thự, có diện tích từ 161m2 đến 400m2. Giá dao động từ 56 triệu đồng/m2 đến 72 triệu đồng/m2 tương đương với giá từ 12 tỷ đến 32 tỷ đồng cho 1 căn biệt thự tùy theo diện tích và vị trí. Dù vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng Cty đã bán được hơn 40% số biệt thự.
Video đang HOT
Ngay sát khu biệt thự Khai Sơn là ao tù nước đọng, vật liệu xây dựng ngổn ngang. Nơi đây tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt khi dịch sốt xuất huyết sắp vào cao điểm..
Khó khăn trong GPMB khu mộ khiến đoạn đường dài 3,8km chưa thể tiếp tục triển khai.
Đáng chú ý, trong quá trình triển khai, chủ đầu tư đã ngang nhiên xây dựng 26 căn biệt thự không có GPXD. UBND quận Long Biên đã xử phạt 80.000.000 đồng và yêu cầu trong thời hạn tối đa 60 ngày phải tháo dỡ. Tuy nhiên, sau gần 1 năm, khu biệt thự không những không được tháo dỡ mà còn được “hợp thức hóa” bằng GPXD số 51 của Sở Xây dựng Hà Nội.
Ngày 23/7/2018, Văn phòng Chính phủ vừa phát đi công văn số 6993 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra phản ánh báo chí nêu về việc UBND TP Hà Nội giao 180ha đất đối ứng cho công ty cổ phần Khai Sơn và việc cấp giấy phép xây dựng 26 căn biệt thự tại dự án Khu đô thị Khai Sơn, quận Long Biên. Báo cáo Thủ tướng chính phủ trước ngày 1/10/2018.
Theo Trần Hoàng – Hoàng Mạnh Thắng
Tiền Phong
Nhiều đô thị 'bỏ hoang' sau 10 năm Hà Nội mở rộng
10 năm mở rộng,địa giới hành chính,đô thị bỏ hoang, Mê Linh, Hoài Đức
Những "đô thị ma"
Từng gây sốt trên thị trường bất động sản (BĐS) phía Bắc Thủ đô, sau ngày sát nhập về Thủ đô những năm 2008-2009, đến nay các khu đô thị mới, các dự án nhà ở tại huyện Mê Linh (trước đây thuộc tỉnh Vĩnh Phúc-PV), vẫn là những khu đất trống, những khu nhà xây dở dang lâu ngày không một bóng người.
Tại xã Tiền Phong nơi tập trung nhiều dự án nhất của huyện Mê Linh, với gần 20 dự án nhà ở, khu đô thị (KĐT) quy mô hàng trăm hecta như: Khu nhà nghỉ và biệt thự Nam Sơn của Cty CP Vinh Sơn trên 60ha; Khu biệt thự sinh thái Phúc Việt của Cty CP ĐTXD&TM Phúc Việt quy mô 24,3 ha; Khu chung cư cao tầng và nhà ở cho công nhân KCN của Cty CP ĐT-XD số 18 quy mô gần 16 ha; KĐT Minh Giang Đầm Và (2 giai đoạn) của Cty TNHH Minh Giang gần 22ha; dự án làng hoa Tiền Phong của Cty TNHH Tiền Phong trên 40ha; Làng Quốc tế Tiền Phong gần 30ha.., đều trong tình trạng đắp chiếu, cỏ mọc um tùm.
Ngay cả khu đô thị Hà Phong quy mô trên 41 ha do Cty CP Hà Phong làm chủ đầu tư, một trong ít ỏi khu đô thị đầu tiên trong danh sách dự án được đưa vào sử dụng cũng chỉ thấy thấp thoáng vài căn biệt thự, nhà phố có người ở trong tổng thể hàng trăm lô biệt thự. Kề đấy, dự án Spring Hill City đã được đầu tư hạ tầng nhưng đến nay làm nơi chăn thả trâu bò, cỏ hoang phủ kín lối vào các khu biệt thự.
Dự án khu đô thị Thanh Lâm-Đại Thịnh 2 do Tổng công ty HUD làm chủ đầu tư dang dở gần chục năm.
Ngay sát trụ sở Huyện uỷ-UBND huyện Mê Linh là KĐT mới Thanh Lâm-Đại Thịnh 2 với diện tích lấy đất hàng trăm ha.
Những khu đô thị tại huyện Mê Linh dở dang hạ tầng với những cống bê tông bỏ trơ giữa đồng cỏ.
Lãnh đạo UBND huyện Mê Linh cho biết: Trong 47 dự án khu đô thị và dự án phát triển nhà ở trên địa bàn Mê Linh với tổng diện tích đất khoảng 1.800 ha, nhiều dự án trong số này dù không phải điều chỉnh quy hoạch được phép tiếp tục triển khai ngay nhưng gần chục năm nay vẫn hoang tàn, việc thu hồi, bồi thường GPMB đều dở dang. Có thể điểm mặt những "ông lớn" như: Khu nhà ở của Cty Vinaconex 2 thuộc xã Quang Minh với quy mô gần 22ha hiện vẫn còn diện tích chưa GPMB; Khu du lịch 79 mùa xuân của Cty CP An Phát (Toàn Thắng) tại xã Thanh Lâm với quy mô gần 100 ha.
Riêng Tổng Công ty HUD đang "ôm" nhiều dự án KĐT với hàng trăm hecta đất, gần chục năm nay không triển khai xây dựng, rất nhiều diện tích đất chưa đền bù, chưa GPMB. KĐT Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 (53,57ha); KĐT Mê Linh -Đại Thịnh (141,84ha); KĐT Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 trên 55 ha được triển khai từ lâu nhưng đến giờ vẫn còn GPMB dang dở (0,18ha chưa GPMB).
Nhiều dự án dù không phải điều chỉnh quy hoạch được phép tiếp tục triển khai ngay nhưng gần chục năm nay vẫn hoang tàn.
Các dự án đình đám một thời như KĐT Cienco5 của Cty XD công trình 547 tại xã Tiền Phong (giai đoạn 1-36 ha), đến nay các tuyến đường trục đã hoàn thành thông xe nhưng dấu vết còn lại chỉ là những ống cống bê tông bỏ trơ giữa đồng cỏ. KĐT Cienco5 (giai đoạn 2 và giai đoạn mở rộng) cũng của nhà đầu tư này với trên 30 ha hiện vẫn đang dang dở GPMB đền bù cho người dân.
Đến những dự án, KĐT "ma" phía Tây chưa biết ngày hoàn thành
Tại huyện Hoài Đức, huyện Thạch Thất (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây-PV) nơi mà giới đầu tư nhận định sẽ có tốc độ phát triển vượt bậc khi về Hà Nội, bởi được quy hoạch nằm trong phần "lõi" trung tâm mới phía Tây; có lợi thế về hạ tầng giao thông, kết nối với các trục giao thông hướng tâm lớn nhất như Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long... Chính vì thế, Hoài Đức từ lâu đã lọt vào tầm ngắm của các "ông lớn" BĐS với hàng loạt dự án nhà ở, KĐT mới được phê duyệt trước và sau này về Hà Nội. Tuy nhiên thực tế đến nay hàng loạt KĐT của những "ông lớn" vẫn dang dở, hoang tàn. Thậm chí, nhiều dự án, KĐT mới ở khu vực này được xem dự án "ma" vì bỏ hoang lâu năm không ai về ở.
Tại huyện Hoài Đức nơi lâu nay được giới đầu tư nhận định sẽ có tốc độ phát triển vượt bậc trong 19 huyện của Hà Nội, bởi được quy hoạch nằm trong phần lõi trung tâm mới phía Tây nhưng hàng loạt KĐt mới dang dở, hoang tàn.
KĐT Lideco Bắc 32 của Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư nằm tại trung tâm thị trấn Trạm Trôi trên 38 ha, được xem là KĐT hoàn chỉnh nhất khu vực này, sau nhiều năm đưa vào sử dụng đến nay chỉ lác đác vài hộ sinh sống. Những ngôi biệt thự kiểu dáng châu Âu vẫn hoàng tàn, cỏ mọc um tùm.
Liền kề với KĐT Lideco là hàng loạt các KĐT gây "sốt" một thời như KĐT Kim Chung - Di Trạch, KĐT Nam 32, Vân Canh, Vườn Cam..., đang trong cảnh hoang tàn, dở dang. Điển hình dự án Kim Chung - Di Trạch diện tích trên 140 ha, quy mô dân số 23.000 người do Tổng Cty CP Thương mại và xây dựng (Vietracimex) làm chủ đầu tư, với giá bán liền kề lên đến 50-60 triệu đồng/m2 năm 2006 - 2007 khi nó chưa về Hà Nội. Nhưng sau 10 năm về Hà Nội, dự án vẫn chỉ là KĐT bỏ hoang, chôn theo hàng nghìn tỷ đồng của nhà đầu tư. Người dân gọi đây là KĐT "ma" bởi sự hoang tàn bao năm nay.
Dự án KĐT mới Kim Chung - Di Trạch nằm trên địa bàn hai xã Kim Chung và Di Trạch (huyện Hoài Đức) do Tổng Cty CP Thương mại và xây dựng (Vietracimex) làm chủ đầu tư với diện tích trên 140 ha; quy mô dân số khoảng 23.000 người vẫn cảnh hoang tàn.
Cỏ mọc tùm lum trên đất dự án bỏ hoang 10 năm.
Cảnh những dãy biệt thự, nhà liền kề hoang tàn, bỏ hoang từ nhiều năm nay tại khu đô thị Kim Chung-Di Trạch (huyện Hoài Đức).
Hậu quả từ việc dễ dãi phê duyệt dự án
Trao đổi với Tiền Phong, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, sau 10 năm Hà Nội mở rộng việc những dự án tại Mê Linh, Hoài Đức... vẫn bị bỏ hoang khi các chủ đầu tư không thực hiện là vi phạm và sẽ bị thu hồi.
Theo ông Tùng đây là hậu quả của việc quá dễ dãi trong vấn đề cấp đất, phê duyệt cho các dự án: "Có lợi ích nhóm ở đó nên có nhà đầu tư thậm chí sau khi có đất rồi họ không làm họ sang tay chuyển nhượng kiếm tiền có thể gấp nhiều lần giá trị ban đầu. Thành phố cần khẩn trương thu hồi và xử phạt thật nặng nếu chủ đầu tư không tái khởi động lại dự án. Bởi phạt nặng đảm bảo tính minh bạch trong quản lý đô thị, quản lý đất đai", ông Tùng nói.
Theo Ninh Phan-Hoài Nam
Tiền Phong
Hà Nội: "Làng" biệt thự triệu đô hễ mưa là ngập, dân bơi xuồng trên đường phố Sống trong những ngôi biệt thự, nhà liền kề hoành tráng có giá trị cả triệu đô la, nhưng những cư dân ở khu đô thị khu Geleximcon vẫn nói với nhau "cứ mưa to là họ rẽ sóng ra khơi, được đi thuyền trên phố". Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn- Geleximco của chủ đầu tư là Công ty CP Xuất...