Ngổn ngang rác thải tại nhiều tuyến đường ở TP. Hòa Bình
Thời gian qua, người dân TP. Hòa Bình đang phải hứng chịu mùi hôi thối khó chịu từ các điểm tập kết rác tại các tuyến đường trên địa bàn.
Hàng nghìn khối rác thải được tập kết tại Trương Hán Siêu, phường Tân Hòa, TP Hòa Bình.
Ngày 2/12, có mặt tại tuyến đường Trương Hán Siêu, Trần Hưng Đạo, Hữu Nghị, Thịnh Lang… theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, lượng lớn rác thải được tập kết ven đường nhiều điểm không được phủ bạt bốc mùi hôi thối nồng nặc gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông cũng như các hộ dân sinh sống gần điểm tập kết rác.
Các điểm tập kết ngày càng phình to tại nhiều góc phố, lề đường gây mất mỹ quan đô thị cũng như bốc mùi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Ghi nhận tại điểm tập kết rác thải trên đường Trương Hán Siêu, phường Tân Hòa, TP. Hòa Bình (bờ trái sông Đà) tại đây, một làn đường rộng khoảng hơn 10m, dài khoảng 200m đã được “tận dụng” để tập kết một lượng lớn rác thải cao hơn 1m. Tuyến đường này dù khá vắng vẻ, tuy đã được thảm lót, xử lý, che bạt, song vẫn bốc mùi hôi thối, khiến người dân cũng như các phương tiện đi qua ngao ngán.
Theo một số người dân cho biết, rác được tập kết rác tại khu vực đường Trương Hán Siêu khoảng hơn 2 tháng nay, còn những khu vực khác thì rác cứ được để ở đây khoảng vài ngày, lâu hơn thì cả tuần làm ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông cũng gây ra mùi hôi thối khó chịu.
Người dân di chuyển qua khu vực đường Trần Hưng Đạo không thể chịu được mùi hôi thối
Ông Nguyễn Văn Ất, Chủ tịch UBND phường Tân Hòa, TP. Hòa Bình (Hòa Bình) cho biết, bãi rác tại đường Trương Hán Siêu (bờ trái sông Đà) được tập kết khoảng 2 – 3 tháng nay, qua các cuộc họp người dân cũng như UBND phường đã kiến nghị lên UBND thành phố sớm xử lý, giải quyết.
“Hiện tại UBND thành phố vẫn đang giải quyết bởi bãi đổ rác tại xã Thịnh Minh (thuộc thành phố Hòa Bình) không hiểu vì lý do gì người dân tại xã này chặn không cho vào đó đổ rác nữa cho nên thành phố đã tạm thời tập kết tại điểm trên và một số điểm khác nữa” – Ông Ất chia sẻ.
Qua tìm hiểu được biết, rác của thành phố được vận chuyển xuống khu xử lý rác thải của Công ty TNHH TM Hoàng Long, thị trấn Lương Sơn (huyện Lương Sơn), từ khi chi nhánh Hoàng Long đóng cửa, rác thải được xử lý tại nhà máy xử lý rác tại xã Thịnh Minh, TP. Hòa Bình do Công ty CP Năng lượng môi trường Bắc Việt (Công ty Bắc Việt) quản lý, vận hành.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quá trình hoạt động để xảy ra những tồn tại ảnh hưởng đến môi trường. Người dân trong khu vực yêu cầu công ty xử lý tốt về môi trường, mới cho đi vào hoạt động.
Rác được tập kết tại đường Trương Hán Siêu
Một làn đường kéo dài khoảng hơn 100 mét được “tận dụng” để tập kết rác
Theo người dân tại xã Tân Hòa, điểm tập kết rác này tồn tại được khoảng 2 tháng nay
Rác thải được tập kết tại tuyến đường Trần Hưng Đạo chiếm gần nửa lòng đường bốc mùi hôi thối
Rác được tập kết chiếm nửa lòng đường gây mất tầm nhìn của người tham gia giao thông
Mỗi khi trời nắng số rác thải này bốc mùi hôi thối nồng nặc
Trại lợn tra tấn người dân: "Phải đảm bảo môi trường mới được tiếp tục tái đàn"
Trước phản ánh gay gắt của người dân, lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn đã yêu cầu xử lý dứt điểm vụ việc, kiên quyết phải đảm bảo môi trường.
Ngay sau khi bài viết "Trại lợn ngàn con xả thải "bức tử" môi trường, tra tấn người dân" được đăng tải trên Pháp luật Plus đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Chính quyền địa phương cũng khẩn trương vào cuộc, kiên quyết xử lý dứt điểm vụ việc.
Lãnh đạo UBND xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An cho biết, địa phương đã nhiều lần xử phạt hành chính chủ trang trại, đồng thời báo sự việc lên cấp trên, đồng thời tuyên truyền vận động người dân giữ an ninh trật tự trên địa bàn. Ngay sau đó, UBND huyện Nghĩa Đàn cũng thành lập đoàn kiểm tra xử lý dứt điểm sự việc.
Lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn yêu cầu xử lý dứt điểm vụ việc.
Trong khi đó, UBND huyện Nghĩa Đàn đã tổ chức họp các ban, ngành liên quan như: phòng Kinh tế - hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp, công an huyện và mời chủ trang trại, UBND xã Nghĩa lộc lên làm việc để giao xử lý dứt điểm. Yêu cầu đến 3/2021 có biện pháp để chủ trang trại giảm dần tổng đàn, không cho tăng thêm. Lợn đang nuôi đến đâu thì xuất bán đến đó và không cho tái đàn. Khi nào số lượng trang trại trở về con số 0 và trong thời gian này thì không được nuôi trước khi huyện về kiểm tra đã đảm bảo vấn đề môi trường thì mới cho nuôi tiếp.
Trước đó, người dân sống tại xóm Khe Sài, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An trong suốt nhiều năm qua họ bị tra tấn bởi những trang trại nuôi lợn nằm ở ngay đầu nguồn nước. Trại lợn hàng ngàn con vô tư xả thải khiến cuộc sống của người dân nơi đây đảo lộn, thậm chí họ không dám dùng chính nguồn nước giếng để ăn, sinh hoạt.
Dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc từ trại lợn thải ra môi trường mà phóng viên ghi nhận trước đó.
Đặc biệt thời gian ngần đây, trại lợn có dấu hiệu tăng đàn nên lượng nước thải nhiều hơn, mùi hôi thối càng nồng nặc. Mặc dù người dân đã nhiều lần "kêu cứu" nhưng trại vẫn nhập giống về nuôi, nước thải vẫn đổ ra Khe Sài người dân vẫn tiếp tục phải sống trong cảnh khốn khổ.
Anh Vi Văn Hà (SN 1986, trú tại xóm Khe Sài 2, xã Nghĩa Lộc) bức xúc: Từ khi trại lợn đi vào hoạt động người dân trong xóm vô cùng hoang mang trước tình trạng trại lợn xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Nhiều năm nay lúa trồng không được thu hoạch, nước từ dòng Khe Sài đến trâu, bò cũng không thể uống, người dân chúng tôi vô cùng bức xúc, nhưng kêu mãi rồi họ lại càng nuôi nhiều hơn.
Chị Lê Thị Phượng (SN 1972, trú tại xóm Khe Sài 2) có nhà ngay sát với khu vực đập nước nơi chất thải từ trại lợn đổ về cho biết: Thối nhất là bắt đầu từ trưa cho đến đêm, nhiều bữa bưng bát cơm lên mà không ăn nổi. Gia đình dùng nguồn nước giếng để uống suốt 25 năm, nhưng từ ngày trại lợn về "đóng đô" thì nước cũng không thể dùng được nữa. Chị phải đi xin nước từ nơi khác về để nấu ăn, còn rửa bằng nước giếng nhà thì bị ngứa.
Người dân nơi đây mong muốn lãnh đạo địa phương sớm giải quyết dứt điểm sự việc để họ yên tâm sinh sống.
Đứng ở nhà chị Phương chúng tôi cũng cảm nhận rõ mùi hôi thối, khó chịu từ chất thải của trại lợn. Vòng theo đập nước đến dòng dòng Khe Sài, chúng tôi phát hiện một dòng nước đen chảy dưới những tán cây bụi sau đó hòa vào dòng Khe Sài rồi "tập kết" ở đập nước trước khi chảy xuống phía dưới "hạ du" nơi có hàng chục hộ gia đình sinh sống.
Lần theo dòng nước đen dưới những tán rừng, chúng tôi đến hai hồ chứa nước thải. Tại đây, mùi hôi thối nồng nặc, nước đen ngòm, đặc quánh, xủi bọt. Nằm chình ình phía trên những hồ nước thải là trại lợn rộng với nhiều dãy chuồng nuôi. Từ những dãy chuồng nuôi có 2 họng cống đang thải nước xuống hồ. Người dân nơi dây cho biết, trại lợn này do anh Vũ Văn Huấn làm chủ. Cách đó không xa là một trang trại khác, quy mô cũng rất lớn.
Nhiều năm nay trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Đã không ít lần họ phản ánh đến chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Ông Lương Văn Viên (84 tuổi, trú xóm Khe Sài 2, xã Nghĩa Lộc) buồn bã: Mùi thì thối lắm, ngày trước họ còn thải nước ra đen ngòm. Người dân chúng tôi cũng chịu đựng lâu lắm rồi.
Anh Cao Minh Bắc (SN 1975, người dân thôn Khe Sài 2) dơ tấm áo lên chỉ vào những vết mẩn đỏ chi chít trên da. Gần đây nhiều người trong thôn cũng bị nổi mẩn như anh vì nguồn nước cũng đã ô nhiễm. Hàng ngày mọi người tắm, rửa bằng nguồn nước giếng nên đã có nhiều người bị bệnh ngoài da.
Mặc dù đã kêu cứu nhiều lần, nhưng trại lợn vẫn "đóng đô" ở đầu nguồn dòng Khe Sài, quy mô lại càng tăng lên. Hàng ngày, hàng giờ họ vẫn chịu sự "tra tấn" bởi mùi hôi thối nồng nặc.
Xử lý rác thải nông thôn ở Hải Phòng: Loay hoay tìm giải pháp hợp tình - hợp lý Thống kê sơ bộ của cơ quan chức năng, lượng rác thải sinh hoạt trung bình của một người dân Hải Phòng tại khu vực thành thị là 1,25kg/ngày, tại khu vực nông thôn là 0,82kg/ngày. Lượng rác thải toàn thành phố là gần 1.987 tấn/ngày, thu gom đạt 94,61%. Xử lý triệt để rác thải, đặc biệt tại khu vực nông thôn...