Ngon miệng cùng… nấm rơm
Sang hè ở miền Tây Nam bộ, khi những cơn mưa như trút nước đổ xuống, nhiệt độ ẩm, tạo điều kiện cho nấm rơm phát triển. Sáng sáng người ta cứ đi vòng quanh cây rơm vạch kiếm nấm rồi hái về ăn.
Nấm rơm là một loài nấm sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Bao gốc dài và cao lúc nhỏ, Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy gốc chân cuống nấm. Cuống nấm là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy. Mũ nấm có hình nón, màu trắng đen.
Ngày trước, khoảng tháng mười một, tháng chạp khi mùa vụ đã gặt hái xong người nông dân miền Tây Nam bộ thường chất cây rơm cao ngất để dành cho trâu ăn mùa nước nổi hoặc để làm chất đốt.
Nấm rơm mới hái
Khoảng vài chục năm trở lại đây, người ta trồng nấm rơm với sự tác động của meo nhân tạo. Rơm được chất thành đống, rồi tưới nước liên tục cho rơm thấm đều rồi dùng chân dậm cho dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rồi lấy rơm khô hoặc lá chuối phủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt.
Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao, sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau này. Chừng hơn mười ngày sau khi đống rơm ủ xẹp xuống, người ta bắt đầu đem rơm chất ra luống, rồi vô meo.
Chừng hơn mười ngày sau nấm bắt đầu mọc và cứ coi chừng vừa ăn thì hái. Nấm trồng người ta chỉ hái khi nấm còn búp, ít khi để nấm nở bung dù, vì khi nấm nở ăn dai, không ngon.
Video đang HOT
Nâm rơm mới mọc
Nấm rơm có thể kho chung với tàu hủ dành cho người ăn chay. Khi kho cá, nấu canh chua, canh rau có thêm nấm rơm sẽ làm cho nước ngọt, ngon hơn.
Cây rơm
Nấm rơm cũng có mặt trong các món xào, hay cả khi nấu cù lao, kho mắm,… nấm rơm cũng có mặt. Điều đó chứng tỏ sự phổ biến và đa dạng của nầm rơm trong nghệ thuật ẩm thực của người dân quê.
Theo Út Tẻo (Dân Việt)
Con gái có chồng... khoái bông bí luộc
Bí rợ là loại cây có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Từ lá bí, thân bí, quả bí hay hạt bí người ta đều tận dụng để chế biến thành những món ăn ngon, bổ.
Gần như nhà nào ở miền Tây Nam Bộ cũng dành một khoảnh vườn để trồng vài ba dây bí rợ. Người ta quan niệm không ăn được trái thì ăn bông. Người con gái miền Tây ngày trước từng có một thời ước mơ giản dị rằng:
"Thiếp mong mẹ gả về vườn/ Ăn bông bí luộc dưa hương nấu canh"
Bông bí trổ rực vàng cả gốc vườn, sáng sáng ra hái về chế biến được nhiều món ăn độc đáo mà lại tốt cho sức khỏe, dân gian tin rằng nó có có tác dụng tăng sự hưng phấn cho phụ nữ có chồng.
Bông bí ngoài vườn
Bông bí được hái về xào nấu thường là bông bí đực, bởi bông cái đã thụ phấn, người ta để đậu trái, cho cái ăn vài ba tháng sau đó.
Bông bí hái về đem ngắt bớt cuống và tước vỏ sơ ngoài cuống như lặt rau, ngắt bỏ đài hoa, bỏ nhụy vàng bên trong, rồi ngâm sơ với nước muối pha loãng để loại trừ sâu bỏ chui vào đài hút nhụy nhỏ.
Bông bí
Bông bí có thể đem luộc qua nước sôi rồi vớt ra để ráo chấm với cá, amwsm kho. Cầu kì hơn thì ra đồng xúc tép trấu, hay đặt nò bắt được vài con tép bạc đem xào với bông bí rồi chấm nước mắm chua ngọt ăn với cơm nóng.
Bông bí xào tép
Bông bí cũng có mặt trong các loại rau khi ăn lẩu mắm hay các loại lẩu chua, ngọt khác. Cầu kì và công phu phải kể đến món canh bông bí nhồi thịt và chả bông bí.
Muốn làm chả bông bí thì phải chuẩn bị nhưn (nhân). Nhưn làm chả gồm thịt heo nạc bằm nhuyễn cùng với hành tím, hành lá, nấm rơm, nấm mèo trộn gia vị, bột nêm, tiêu, nước mắm. Chờ thịt bằm thấm rồi mới nhồi vào bông bí.
Nhồi xong, bắc chảo dầu ăn hoặc mỡ heo đã thắng lên chiên vàng. Vớt ra cho chả ráo mỡ, chấm với xì dầu, nước tương, hay nước mắm pha nước cốt chanh, dầm ớt.
Nếu muốn nấu canh bông bí có dồn thịt thì khi nhồi nhưn xong, lấy những cọng lá hành tươi chần qua nước nóng cho mềm và buộc đầu bông bí lại để nhưn không bị chìa ra.
Sau đó thì nấu nước sôi, thả bông bí có thịt dồn vào nồi, đun sôi, để lửa nhỏ cho bông bí chín từ từ. Nêm gia vị cho vừa ăn, rồi múc canh ra tô, rắc hành ngò thái nhỏ lên cho canh thơm, ngon mắt.
Chả bông bí
Chả và canh bông bí vừa có vị béo, thơm và ngọt lịm, là món ăn ngon, bổ dưỡng và lý tưởng cho những ngày thời tiết se lạnh.
"Con gái có chồng anh canh bông bí/ Chồng yêu chồng quý bởi giỏi nấu ăn" - Ca dao
Theo Hai Miệt Vườn (Dân Việt)
Nguồn gốc cơm cháy "tình yêu" ở Ninh Bình Món cơm cháy Ninh Bình có nguồn gốc từ một câu chuyện tình yêu rất cảm động đấy các bạn ạ! Từ hơn 100 năm nay, món cơm cháy đã được lưu truyền và trở thành đặc sản ẩm thực vùng đất Cố Đô. Cơm cháy đi vào lòng người qua những câu thơ: "Rượu ngon cơm cháy thịt dê Ninh Bình chào...