Ngon, mát với Lường phảnh nơi phố Hội, sông Hoài
Chiều hè nơi phố cổ Hội An, chúng tôi ghé chân vào một gánh hàng rong bên đường, nơi có bảng hiệu đơn sơ, giản dị nhưng rất đỗi gây tò mò cho khách phương xa: lường phảnh.
Vài chiếc bàn nhỏ cùng chục chiếc ghế đơn sơ bày bên đôi quang gánh thân thương nhưng hàng lúc nào cũng đông khách.
Cô bán hàng tay thoăn thoắt cắt từng miếng lường phảnh đen nhánh cho vào chén, chan nước đường rồi đưa cho khách với nụ cười thoáng trên môi, thay lời cảm ơn du khách đã dừng bước ghé thăm.
Dù đã có lần được bạn mua cho một ít lường phảnh nhân chuyến công tác ở Hội An, nhưng khi được thưởng thức món ngon đặc sản này nơi phố Hội sông Hoài, tôi mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon đặc biệt của món ăn đậm nét giao thoa nhiều nền văn hóa của nơi từng là thương cảng sầm uất một thời.
Ngày nay lường phảnh đã có mặt tại một số chợ huyện lân cận Hội An như Điện Bàn, Duy Xuyên… nhưng đều do người Hội An nấu và mang tới bán như một món đặc sản của người phố Hội.
Video đang HOT
Nhưng có lẽ chỉ khi được thưởng thức lường phảnh ngay tại lòng phố Hội, sông Hoài sau khi đã mỏi chân du ngoạn phố cổ, du khách mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon đặc trưng của món lường phảnh thanh tao, mát lành và ấn tượng này.
Nguyên liệu nấu lường phảnh là cây lường phảnh, một loại cây giống rau dền, phơi khô. Cách nấu và cách ăn lường phảnh giống như sương sa (thạch). Cây khô được rửa sạch, nấu rục vừa phải. Nếu nấu rục quá thì món ăn sẽ không có vị dai. Thêm một ít vị thuốc bắc như dương quy, thục địa… Khi cây được nấu rục đến độ nhất định, người ta cho nước tro tàu đã lọc vào nồi với lượng vừa đủ rồi lọc lấy phần nước cho vào từng chiếc bát nhỏ, bỏ phần xác. Vài giờ sau nước lọc sẽ đông cứng thành lường phảnh.
Khi ăn, lường phảnh được cắt thành những miếng nhỏ cho vào chén, rưới nước đường bát (đã thắng với một ít gừng già), có thể thêm một ít thạch và đá đập để tăng hương vị và mát lạnh. Lường phảnh là món ăn lạ miệng, lại mang tính mát, có tác dụng bổ thận, giảm đau lưng nên được du khách và cư dân phố cổ ưa chuộng, nhất là vào những ngày hè nóng nực, oi ả.
Giữa lòng phố Hội thanh bình và thơ mộng, du khách dừng chân bên gánh hàng rong thưởng thức một chén lường phảnh thơm ngon, mát lành, cảm nhận vị dai dai cùng hương thơm đặc trưng của những vị thuốc bắc trong từng miếng lường phảnh đen nhánh, ngọt ngào, mát lạnh lan trên đầu lưỡi. Chợt thấy tâm hồn mình thanh tịnh, bình yên đến lạ.
Món ăn "rẻ tiền" nhưng là đặc sản ít người biết ở Phú Yên
Chỉ cần nếm thử một thìa cháo cá cơm Phú Yên, du khách sẽ khó lòng quên nổi hương vị thơm ngon đặc biệt của món ăn này.
Phú Yên vốn là một điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách, đặc biệt là những ai thích không khí biển trong lành, không quá đông người, người dân địa phương thì hiền lành mến khách còn thức ăn thì vừa ngon lại vừa rẻ. Điểm qua những đặc sản nổi tiếng ở Phú Yên thì chắc chắn nhiều người có thể kể vanh vách: mắt cá ngừ đại dương, các loại hải sản như tôm mũ ni, cua huỳnh đế, tôm hùm, sò huyết,... hoặc các món bún, bánh canh như bánh canh hẹ, bún rạm,... Có một đặc sản cực ngon ở Phú Yên chưa thực sự nhiều người biết tới bởi nguyên liệu giản dị, rẻ tiền, chính là cháo cá cơm.
Món cháo cá cơm nhiều nơi gọi là "cháo cá cơm mờm", thường được bán trong các khu chợ dân sinh ở thành phố Tuy Hòa (Phú Yên). Món ăn này cũng được người dân địa phương yêu thích và thường xuyên nấu tại nhà để cả gia đình thưởng thức.
Cá cơm là loài cá thân mềm, không vảy, thịt dai mềm trắng. Điểm đặc biệt của món cháo cá cơm Phú Yên đó là cháo và cá được nấu riêng biệt chứ không nấu cùng nhau. Khi ăn khách sẽ được phục vụ một bát cháo và một chén cá cơm.
Món cháo được phục vụ với một bát cháo đậu xanh và một chén cá cơm kho thơm lừng
Cá cơm được kho với mắm, đường, tiêu, chút ớt để tạo vị cay nồng. Cá khi kho lên vô cùng ngọt thịt, thơm mà không bở nát, ăn vẫn có độ cứng và dai. Hương vị là sự hòa quyện của chút mằn mặn, ngòn ngọt và cay cay cực kỳ kích thích vị giác. Cá cơm khi kho không hề bị tanh. Phần nước kho cá cũng cực kỳ thơm ngon. Chỉ cần bưng chén cá cơm kho ra đảm bảo dậy mùi thơm nức mũi khiến du khách chỉ muốn thưởng thức ngay lập tức.
Cháo được nấu từ gạo trắng, đậu xanh sao cho mềm nhuyễn nhưng vẫn còn nguyên hạt dẻo thơm. Cháo nấu không nêm quá nhiều gia vị. Khi ăn, thực khách rưới phần nước cá kho vào cháo rồi trộn đều, tạo hương vị cho cháo. Sau đó cho cá cơm vào dằm nhuyễn. Cứ một miếng cháo đi kèm một miếng cá cơm kho, cho vào miệng sao mà hòa quyện và hợp nhau đến thế!
Khi ăn, thực khách rưới nước cá kho vào bát cháo, sau đó dằm cá ra rồi thưởng thức
Cháo cá cơm là món ngon dân dã với những nguyên liệu "rẻ tiền" lại khiến cho thực khách say như điếu đổ ngay từ lần nếm thử đầu tiên. Đảm bảo chỉ cần thưởng thức một lần sẽ khiến bạn nhớ mãi.
Món đặc sản này thường được người dân thưởng thức như một bữa sáng thơm ngon. Mỗi bát cháo cá cơm chỉ có giá từ 7.000 đồng - thực sự là một mức giá quá rẻ phải không?
Không chỉ thơm ngon, món cháo này còn giàu dưỡng chất, có tác dụng bồi bổ, dưỡng khí, nhất là cho người ốm dậy. Hoặc đơn giản là tiếp thêm sinh lực cho người khỏe mạnh có 1 ngày tràn đầy năng lượng.
Món pho mát có giòi "rợn người" ở Ý Để làm pho mát Casu marzu, trước tiên phải làm pho mát Pecorino. Và tạo ra loại pho mát này cần phải có sữa cừu. Người nông dân thường vắt sữa cừu bằng tay 2 lần mỗi ngày. Sau khi đun sôi sữa cừu trên bếp, họ bắc ra rồi khuấy đều. Bước tiếp theo là đặt pho mát vẫn còn vụn vào...