Ngọn lửa cá cơm sáng lên, người dân tranh thủ nhặt tiền
Tia lửa đỏ hồng vừa sáng lên, cũng là lúc hàng trăm lao động vùng nông thôn lao mình vào làm cá và công việc này diễn ra theo mùa.
Làng cá xã Cà Ná và Phước Diêm, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đã được nhiều người biết đến với nghề hấp cá nổi tiếng nhất của tỉnh. Cá hấp này đã thú khá nhiều lao động vùng nông thôn từ trẻ em, phụ nữ, thanh niên… cho đến những người lớn tuổi. Công việc được chia ra nhiều công đoạn rõ ràng, người nào có sức khỏe, cần cù, chịu khó thì người đó sẽ đút tiền vào túi nhiều.
Nghề hấp, phơi cá đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn có thu nhập
Có mặt từ sáng sớm tinh mơ mới thấy hết không khí làm việc của những người lao động thôn quê nghèo, không khí diễn ra sôi nổi không khác gì ngày hội mỗi khi có cá. Người dân địa phương cho biết, cứ vào mùa cá cơm hàng trăm lao động từ các xã khác tập trung về đây làm việc. Đối với những thanh niên trai tráng đứng lò hấp cá, vận chuyển, bốc vác cá. Còn riêng những phụ nữ, trẻ em và người già phơi cá và đóng gói.
Nghề hấp cá mỗi năm người dân thường làm 2 đợt, gần Tết và vụ cá nam
Anh Nguyễn Văn Tình (xã Phước Hữu) chia sẻ, mặc dù công đoạn hấp cá cơm đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi làm quen tay. Bởi người hấp cá canh giờ cho chuẩn xác, nếu quá thời gian cá sẽ bị nát và ngược lại đem ra sớm thì cá bị tanh.
Muốn làm cho cá ngon, ngọt thì người hấp phải canh cá chín vừa tới. Sau khi hấp xong chuyển ra ngoài phơi nắng, công đoạn cuối cùng đóng gói đem xuất bán. Nhờ nghề này mà gia đình tôi có thu nhập trung bình 350.000 đồng/ngày, những đợt Tết kiếm gần 800.000 đồng/ngày- anh Tình cho hay.
Video đang HOT
Khi ngọn lửa đỏ lên, cũng là lúc người lao động lao mình vào làm cá
Ông Lê Lúc – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cà Ná thông tin, toàn xã có trên 15 lò hấp cá, những năm gần đây nghề hấp cá đã có bước khởi sắc đáng kể. Mỗi lò hấp giải quyết từ 40 – 50 lao động, thu nhập dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/người, thậm chí có những ngày trên 500.000 đồng.
Cá cơm tươi được người dân đánh bắt đưa từ dưới biển lên, sau khi xử lý rồi cho vào lò hấp
Các chủ lò hấp cá hoạt động chia thành 2 đợt, đợt gần Tết và vụ cá nam. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, TP.Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn xuất khẩu sang các nước Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ…Mấy ngày nay, cá bắt đầu xuất hiện trên biển, người dân cũng phấn khởi có thêm nguồn thu nhập từ nghề hấp cá.
Rời làng cá, chúng tôi vẫn còn nghe đâu đó mùi thơm ngào ngạt, vị mặn từ những con cá cơm được xem là đặc sản do người dân vùng ven biển tự đánh bắt và chế biến để cung cấp ra thị trường.
Theo Danviet
Kỹ sư bỏ việc về nuôi cá cảnh, tép cảnh, lãi 15-20 triệu đồng/tháng
Xuất thân với nghề chính là kỹ sư điện có công việc ổn đinh, nhưng anh lại quyết định chuyển sang nuôi cá cảnh, tép cảnh với mục đích ban đầu nuôi một vài con cho vui. Nhưng sau lại thích và đam mê, nên anh lại tìm hiểu thêm nhiều loại và quyết định chọn cá cảnh là ngành chính để lập nghiệp.
Chàng kỹ sư điện đó là anh Nguyễn Hoài Thanh, sinh năm 1987 (ở số 15 đường 620 Phước Hòa, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh). Hiện mô hình cá cảnh của anh kinh doanh nhiều loại cá cảnh khác nhau như: cá xiêm, cá đĩa, cá bảy màu và thời gian gần đây anh còn đầu tư thêm tép cảnh.
Anh Nguyễn Hoài Thanh đang với các hồ nuôi cá cảnh của gia đình
Anh kể, từ năm 2014 anh bắt đầu nuôi hơn 20 hồ cá, với diện tích 300m2 gồm các loại cá bảy màu, cá xiêm,... Sau đó, thấy việc nuôi và kinh doanh có thể phát triển tốt, nên anh Hoài Thanh lại đầu tư nhiều loại đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao hơn như: cá đĩa và cả tép cảnh.
Theo anh Hoài Thanh, nuôi cá cảnh không chỉ để trang trí mà đa số người chơi vì đam mê. Nhu cầu giải trí với thú vui tao nhã này luôn được người chơi ủng hộ. Nên nếu đã đam mê và có chút máu kinh doanh sẽ dễ đạt được kết quả tốt. Còn nói đến tép cảnh là một trong số các thú chơi được nhiều người ưa chuộng hiện nay.
Anh Hoài Thanh cho hay, nếu gắn với việc nuôi cá cảnh mà có thêm những đàn tép cảnh nhiều màu sắc, bơi lội trong các hồ thủy sinh sẽ giúp không gian hồ sống động hơn rất nhiều.
Tép cảnh hiện nay có khá nhiều loại và phổ biến là tép đỏ, tép vàng, tép Rili, tép ong đen, tép Blue Pearl (tép xanh dương),... mỗi loại có mỗi đặc tính và màu sắc khác nhau.
Ngập ngừng anh Hoài Thanh lại nói tiếp: "Tuy mới gắn bó với nghề gần 04 năm, nhưng nghề này giúp tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có những buồn vui khác nhau. Ngoài giá trị kinh tế, lúc rãnh ngồi ngắm những đàn cá, đàn tép đủ màu sắc thi nhau bơi lượn, giúp mình cảm thấy vui vẻ, thư thái hơn sau những giờ lao động mệt nhọc".
Có lẽ chính những nỗi niềm buồn vui đó đã giúp anh Hoài Thanh có động lực tìm hiểu và học hỏi nhiều kinh nghiệm từ sách báo, Internet và từ những mô hình nuôi cá cảnh, tép cảnh đi trước, để rút ra cho mình những bài học hay.
"Ngoài ra, tôi còn may mắn được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về nuôi cá cảnh ở địa phương do Khuyến nông tổ chức, qua đó giúp tôi học hỏi được những kỹ thuật hay áp dụng vào quá trình nuôi cá cảnh của mình" - anh Hoài Thanh vui vẻ nói.
Điều anh nói đã minh chứng được vì sao tuy mới bước vào nghề chưa đầy 4 năm, nhưng anh đã có nhiều kinh nghiệm riêng vận dụng vào quá trình nuôi và kinh doanh. Không những vậy, mô hình của anh được Trạm Khuyến nông huyện chọn làm mô hình điểm về nuôi cá cảnh, đặc biệt là cá xiêm phướn vào năm 2017.
Đoàn đại biểu Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tham quan mô hình nuôi cá cảnh, tép cảnh của anh Hoài Thanh.
Khi đề cập đến kinh nghiệm nuôi cá cảnh, anh Hoài Thanh vui vẻ chia sẻ: "Chơi cá cảnh là chơi nước. Vì thế điều quan trọng là phải hiểu rõ nguồn nước. Hiện mỗi gia đình đều sử dụng nước máy, nên khi nuôi cá cảnh phải biết xử lý lượng Clo, độ pH của nước máy, nếu không xử lý cá sẽ dễ chết. Còn nếu sử dụng nước giếng để nuôi, ngoài việc chú ý độ pH còn phải chú ý hàm lượng oxi ít, thậm chí một số nơi nước bị nhiễm phèn nặng thì cần phải xử lý kỹ hơn...
Về kinh nghiệm nuôi cá cảnh, tép cảnh, anh Hoài Thanh cho biết thêm: "Ngoài ra, kích thước hồ cá cảnh và số lượng cá nuôi cũng là một trong những đặc điểm cần quan tâm. Hồ cần phải rộng và thoáng, mật độ cá thả vừa phải, nếu mật độ cá dày sẽ làm thiếu oxi, nước nhanh đục và dơ; Nuôi trong bể hay chậu thủy tinh dễ làm cá thiếu oxi, nước nhanh dơ, cá dễ chết,... cho nên chỉ nuôi vài con cá nhỏ mới sống được...".
Với cách chia sẻ tỉ mỉ như vậy đã chứng minh được, vì sao hiện nay lượng khách hàng của anh Hoài Thanh không chỉ ở tại thành phố mà còn có nhiều khách hàng ở các tỉnh, thành (Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Hà Nội,...). Với số lượng khách giữ mối đều đều như thế, đã giúp anh mạnh dạn mở rộng mô hình cả về số lượng lẫn chất lượng.
Theo Danviet
Mang cây dại về trồng ở đất cát, thu hơn 1 tỷ đồng/ha Hoài sơn hay còn gọi là cây khoai mài là loại thực phẩm, dược liệu có giá trị cao. Trước đây, người dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu khai thác khoai mài dại. Gần đây, nông dân xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, đã trồng thành công loại cây này, đem lại thu nhập cao. Từ cây hoang thành cây...