Ngon lạ lùng bánh lá miền Tây
Bánh lá ăn với nước cốt dừa là một trong những đặc sản nổi tiếng ở miền Tây, chủ yếu là do các “nghệ nhân dân gian” truyền từ đời này sang đời khác. Hiện nay cũng ít người làm, vì nói tốn nhiều công cũng không hẳn.
Tuy nhiên, do cần phải tự tay làm thì mới ngon được.
Món bánh lá và nước cốt dừa dễ gây ghiền ở miền Tây
Bánh lá chủ yếu là tận dụng “cây nhà lá vườn” như đặc tính của vùng đất này vậy. Bánh nằm trên lá, chỉ cần hấp chín và đưa ra ăn với nước cốt dừa. Đơn giản vậy thôi nhưng sao mà ngon khó cưỡng. Vị béo, ngọt của nước cốt dừa cộng với cái dai dai của bột gạo, pha trộn với hương vị thoáng nhẹ qua của lá mơ, tạo cho món ăn có đặc trưng riêng.
Để làm món bánh này, “nghệ nhân” cần chuẩn bị gạo, lượng vừa đủ dùng. Ngâm qua một đêm để gạo vừa mềm, vừa nở. Cùng với đó, chuẩn bị lá mơ, rửa sạch. Sáng hôm sau, thái lá mơ thật nhuyễn và trộn lẫn vào với gạo, đồng thời, để tạo nên hương vị đặc trưng cho món bánh này. Những tưởng lá mơ chỉ có một số công dụng khác, ai dè đưa vào làm món bánh này nó lại ngon lạ lùng và tạo nên hương vị riêng có.
Cho nguyên liệu vào cối đá xay nhuyễn, thành bột. Công đoạn này có vẻ khó khăn đối với nhiều nhà hiện nay, vì để kiếm cối đá là rất khó khăn, do đó có thể sử dụng máy xay sinh tố hoặc mua bột gạo sẵn ở các cửa hàng, siêu thị. Tuy nhiên, theo người miền Tây thì muốn ăn bánh ngon phải cất công giã bằng cối đá.
Bột gạo cộng với hương vị lá mơ, tùy theo nhu cầu ăn mà cho thêm đường, muối, bột ngọt… hoặc để nguyên rồi đem trét lên bề mặt lá. Có nơi làm bánh thì trộn cả nước cốt dừa vào, không cần phải pha trộn khi ăn. Có thể sử dụng nhiều loại lá để làm “nền” cho bánh này, như: lá tre, lá bưởi, lá chuối… nhưng theo người miền Tây thì ngon nhất là lá mít. Vì thế có nơi gọi là bánh lá mít.
Các lớp gạo được trét đều lên tấm lá, sau đó cuốn lại. Đồng thời, dùng cuống lá cài vào, tạo nên chiếc bánh rất bắt mắt và đẹp. Đến khi chín, gỡ bánh ra cũng có hình chiếc lá trông rất xinh xắn. Chỉ cần hấp chừng 5 – 7 phút thì bánh sẽ chín, mở nắp ra, nồi bánh tỏa hương thơm lừng, ai cũng muốn nếm thử. Ban đầu, tôi cũng không thích món bánh này vì mình chỉ thích ăn các loại bánh mặn, đặc biệt là có nhân. Thế nhưng, khi bóc bánh, chấm với nước cốt dừa nhai thử, hoá ra nó ngon không tưởng. Một mình cũng xơi hết độ hơn chục cái.
Theo người miền Tây ngày nay, đây là món bánh nhớ về tuổi thơ, là gạch nối giữa thế hệ ông bà và con cháu.
Cách làm 3 món lẩu đậm đà hương vị miền Tây, đảm bảo ăn xong là nhớ mãi
Nhắc tới miền Tây, ngoài những khung cảnh sông nước, những miệt vườn nặng trĩu trái cây tươi ngon thì không thể không kể đến những món ăn đậm đà hương vị dân dã, đặc biệt là lẩu.
1. Lẩu cá kèo lá giang
Nguyên liệu: (cho 4 người)
- 1/2 kg cá kèo
- 1/2 kg rau đắng
- 300g lá giang
- 4 quả cà chua
- 3 nhánh tỏi
- 3 củ hành tím
- 1kg bún
Video đang HOT
- 1 quả chanh, 2 quả ớt
- Rau muống, giá, hoa chuối bảo, lá ngổ, ngò gai
- Dầu ăn, nước mắm
Cách làm:
- Cá kèo xóc muối và nước cốt chanh cho hết nhớt, sau đó rửa sạch, cho cá vào bát lớn.
- Lá giang bỏ phần dây, rửa sạch, để ráo nước. Vò nát lá hoặc dã sơ qua.
- Rau đắng nhặt lấy phần lá non, rửa sạch, để ráo nước.
- Ngò gai, giá và lá ngổ nhặt rửa sạch.
- Rau muống nhặt lất phần lá non và phần cọng, rửa sạch, ngâm nước muối, chẻ nhỏ phần cọng.
- Dùng dao bào hoa chuối, ngâm vào nước pha giấm, gần lúc ăn thì vớt ra ngoài cho ráo nước.
- Cà chua rửa sạch, để ráo nước, bổ múi cau.
- Hành, tỏi nhặt vỏ, băm nhuyễn.
- Đặt nồi sạch lên bếp, cho thêm 2 thìa canh dầu ăn vào, cho hành tỏi vào phi thơm, sau đó đổ 1.5 lít nước vào nồi, đun sôi lên.
- Cho cà chua, lá giang vào, thêm 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và một muỗng nước mắm.
- Đợi nước sôi lại, nêm nếm gia vị xem vừa khẩu vị chưa, nêm nếm cho vừa miệng, tắt bếp.
- Múc từng riêng từng phần nước lèo ra nồi lẩu nhỏ, cắt rau ngổ và ngò gai vào nồi, cho thêm 1 ít ớt hoặc sa tế, nấu sôi nước, cho cá kèo vào nhúng, cá chín gắp ra chấm nước mắm, dùng kèm bún, rau sống.
2. Lẩu mắm
Nguyên liệu:
- Mắm cá linh 250g
- Mắm cá sặc 150g
- Xương heo 600g
- Tôm tươi 400g
- Mực ống 250g
- Thịt lợn ba chỉ 500g
- Cá lóc 500g
- Bún rối 1kg
- Sả 3 củ băm sẵn
- Các loại rau ăn kèm: Giá đỗ, rau rút, cà tím, chuối xan, nấm rơm, bông súng, rau muống, rau đắng, húng quế, húng tây, tía tô...
- Gia vị khác: Muối, dầu ăn, đường, hạt nêm
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cá lóc đánh vẩy, làm sạch sau đó lấy phần thịt và thái thành miếng.
- Tôm tươi cắt bỏ phần râu rồi rửa sạch.
- Thịt ba chỉ rửa sạch và thái lát mỏng vừa ăn.
- Xương heo rửa sạch và chặt thành từng miếng sau đó luộc sơ qua để loại bỏ phần bọt bẩn và mùi hôi.
- Mực ống bỏ phần vòi mực và xương ống màu trắng sau đó làm sạch và cắt thành từng khoanh tròn.
- Cà tím rửa sạch cắt thành khúc vừa ăn.
- Chuối xanh bỏ vỏ thái thành miếng vừa ăn rồi ngâm vào nước muối để không bị thâm.
- Các loại rau, bông súng, giá đỗ nhặt và rửa sạch để ráo nước.
- Rau muống, rau rút cắt khúc vừa ăn.
Bước 2: Hầm xương làm nước dùng
Cho xương vào nồi cùng 2 lít nước đun trong 30 phút. Sau đó lọc lấy nước hầm xương.
Bước 3: Sơ chế phần mắm cá
Lấy mắm cá linh và cá sặc cho vào nồi cùng với 200ml nước hầm xương khuấy đều. Đặt lên bếp đun liu riu dưới lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Dùng dụng cụ lọc loại bỏ phần xương cá giữ lại phần nước.
Bước 4: Nấu lẩu mắm
- Bắc chảo cho lên bếp đun nóng dầu, phi tỏi thơm rồi cho sả ớt vào đến khi chuyển sang màu vàng cho thịt ba chỉ vào. Khi thấy thịt đã bắt đầu săn lại thì cho cà tím vào xào khoảng 5 phút cho ra đĩa.
- Cho hai hỗn hợp vừa xào và nước mắm cá đã sơ chế trên vào nước hầm xương cùng sả đập dập rồi đun sôi. Nêm nếm gia vị hạt nêm, đường cho vừa khẩu vị rồi thưởng thức lẩu mắm.
3. Lẩu cháo cua đồng
Nguyên liệu:
- Cua đồng: 0,5 kg
- Xương heo: 0,5 kg
- Nấm rơm: 200g
- Trứng vịt lộn: tùy thích
- Gạo, gia vị, hành ,tiêu, ngò...
- Rau ăn kèm: rau mồng tơi, bồ ngót,rau má, mướp hương...
Cách làm:
- Xương heo rửa sạch hầm lấy nước dùng. Nấu cháo bằng nước dùng xương heo cho cháo nhừ.
- Cua đồng rửa sạch tách phần mai cua để riêng. Gỡ bỏ phần yếm cua, tách riêng phần gạch cua trong mai cua thêm vào ít gia vị. Phi hành tím cho thơm xào phần gạch cua này cho chín.
- Phần mình cua đồng xay nhuyễn hòa với nước lược lấy phần nước cốt cua.
- Trứng vịt đập bỏ vỏ, cho trứng vào nồi cháo cùng với nấm rơm nêm nếm gia vị sau đó cho phần nước cốt cua vào đun sôi trở lại , cho phần gạch cua vào sau cùng.
- Món này khi ăn nhúng các thành phần rau vào nồi cháo. Thêm ít tiêu và hành ngò.
Cơm bơ chan nước mắm và 4 cách ăn khác lạ của người Việt Nếu người Đắk Lắk ăn cơm với bơ chan nước mắm thì cơm trộn xoài là đặc sản ở miền Tây. Mỗi vùng miền sẽ có những cách kết hợp cơm trắng với các món ăn kèm khác nhau. Từ những trái cây quê hương, người dân các nơi đã sáng tạo nhiều kiểu ăn độc đáo, mang đến sự đa dạng cho...