Ngon lạ bánh xèo bông điên điển
Vị chua chua ngọt ngọt bùi bùi của loài hoa này hòa quyện cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, củ sắn cùng nước mắm chua ngọt sẽ mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên….
Năm nay, nước nổi không về đầy đồng như những năm trước, nhưng bông điên điển ở miền Tây vẫn quằng cây. Và hết tháng 11, sẽ hết mùa bông điên điển nên những ai ghiền vị chua chua ngọt ngọt bùi bùi của loài hoa này thì hãy nhanh nhanh ra chợ mua về làm món thưởng thức. Giờ các tiểu thương ở Sài Gòn rất chịu khó săn đặc sản miền Tây về bán nên sẽ dễ dàng tìm thấy so với trước đây.
Bên cạnh món ăn quen thuộc là lẩu bông điên điển (hay canh chua bông điên điển), Bếp trưởng nhà hàng Buffet gánh Bông Sen (TP.HCM), Trần Thụy Bảo Trân sẽ hướng dẫn chúng ta thực hiện món ăn hoàn toàn mới, đó là bánh xèo bông điên điển. Vị chua chua ngọt ngọt bùi bùi của loài hoa này hòa quyện cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, củ sắn cùng nước mắm chua ngọt sẽ mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên…
- Bông điên điển: 300 gr
- Bột gạo: 1 chén
- Nước cốt dừa: chén
- Nước lạnh: 1 chén
- Muối: muỗng cà phê
- Bột nghệ: muỗng cà phê
- Hành lá: 1 muỗng canh
Video đang HOT
- Tép sông: 250 gr
- Giá: 100 gr
- Củ sắn: 150 gr
- Rau sống ăn kèm: cải xanh và rau thơm các loại (số lượng tùy thích)
Thực hiện:
- Thái củ sắn nhỏ thành miếng dài, mỏng
- Pha hỗn hợp bột gạo, bột nghệ, nước cốt dừa, nước lạnh, hành lá với nhau rồi để khoảng 10 – 15 phút cho bột nở ra
- Sau đó bắt chảo dầu lên cho dầu nóng, trộn đều rồi đổ bột vào chảo tráng mỏng
- Cho giá, củ sắn, bông điên điển, tép sông vào, rồi đậy nắp lại
- Thỉnh thoảng mở nắp kiểm tra bánh đã chín chưa. Chín thì gấp bánh làm đôi lại rồi lấy ra.
- Gấp ra dùng kèm với nước mắm chua ngọt và rau sống rất ngon
- Để bánh xèo đạt độ ngon cao nhất, tép sông nên chọn là tép tươi, bông điên điển thì chọn loại bông tươi, chắc, vàng đậm, còn búp, chưa nở sẽ có vị chua chua ngọt ngọt đậm đà hơn.
Nhanh đi thôi bạn ạ, bông điên điển sắp hết rồi…
Theo Thanhnien
Bánh mì thịt nướng 20 năm bao người Sài Gòn nhớ nhớ thương thương
Giá từ 15.000 đồng, có khách thích vị ngon, giòn của thịt nướng nên gọi một ổ 20.000 đồng để ăn cho bõ công xếp hàng chờ đợi.
Hương thơm thịt nướng của gánh bánh mì nổi tiếng ở Sài Gòn.
Hơn 20 năm qua, khu vực vỉa hè cạnh con hẻm nhỏ trên đường Cao Thắng, tầm hai giờ chiều, người đi đường bắt đầu bị lôi cuốn bởi mùi thơm của miếng thịt nướng xèo xèo trên bếp than hồng, liên tục được người chủ dùng chiếc quạt tre phe phẩy đưa cái hương quyến rũ theo gió bay khắp nơi. Biết đâu đây cũng chính là cách marketing đơn giản và hiệu quả của người chủ. Khách đi ngang qua, chỉ cần nghe mùi thơm thì khó có thể không dừng lại mua một ổ để ăn lót dạ.
Gánh bánh mì luôn đông khách.
Mà đúng là nhiều người dừng lại thật. Đặc biệt là khoảng 4 - 5 giờ chiều, người thì đi đón con, người thì vừa đi làm về, có người đang làm việc mà đói bụng quá phải bỏ dở để đi mua ổ bánh mì ăn trước. Người mua một ổ; có người mua cho mình, cho con; có người thì mua 5-6 ổ đem về cho cả nhà... Chính vì thế có khi con hẻm nhỏ mà người xếp hàng mua đông nghịt.
Thịt mới nướng lên, ăn giòn giòn sựt sựt, có vị ngọt ngọt, mặn mặn, thơm thơm mùi sả cây, mùi hành tỏi.
Tiệm bánh mì lâu đời nhưng 20 năm qua, toàn bộ "cơ ngơi" chỉ có đôi gánh, đựng tất cả nguyên liệu từ rau, đồ chua, xốt, bánh mì... thêm cái lò than, liên tục đỏ lửa nướng thịt. Cái ngon đầu tiên là từ mắt, nhìn sơ qua, thấy rau tươi, đồ chua mới, thịt vàng ươm đang tươm mỡ trên bếp lửa. Sau đó người ăn bị hấp dẫn bởi mùi thơm bay thoang thoảng trong không khí. Được nhìn thấy, cầm ổ bánh mì trên tay, nhiều người không thể chờ về đến nhà mà đứng cạnh gánh bánh mì, cắn ngay một miếng, giòn giòn quyện với thịt tươi ướp đậm đà, thêm chút ngòn ngọt từ nước xốt đen, có vị chua chua của cà rốt củ cải ngâm... Tổng hòa của vị giòn, thơm, chua chua, ngọt ngọt, ăn một ổ, nhiều người còn thấy thòm thèm muốn ăn thêm ổ nữa.
Chua chua, ngọt ngọt, ăn một ổ nhiều người còn thấy thòm thèm muốn ăn thêm một cái nữa.
Thịt nướng ở đây đặc biệt lắm, không phải là thịt nguyên miếng thái mỏng rồi ướp nướng mà là ít thịt nạc, kèm gân được băm nhuyễn, trộn chung với sả, ớt, tỏi, hành... rồi ép thành miếng mới đem nướng. Dù mỗi ngày nướng hàng ngàn miếng thịt cho vào bánh mì nhưng 20 năm qua tiệm chưa bao giờ làm thịt nướng sẵn, phải đợi lúc nào có khách đến rồi mới quạt lửa nướng. Cũng nhờ thế mà khi cầm ổ bánh mì trên tay, khách luôn có cảm giác ấm nóng tươi mới.
Thịt mới nướng lên, ăn giòn giòn sựt sựt, có vị ngọt ngọt, mặn mặn, thơm thơm mùi sả cây, mùi hành tỏi, nên dù nguyên ổ bánh mì thịt đầy ứ hự 20.000 đồng/cái mà khách ăn vẫn không thấy ngán.
Nhiều người là khách quen của tiệm, hai ba ngày mà không ghé lại mua ổ bánh mì thì bị nhơ nhớ, phải tìm cách đi ngang qua đường Cao Thắng mua cho được một ổ đem về. Có nhiều cặp đôi yêu nhau từ thời nghèo khó, chỉ đủ tiền mua cho nhau ổ bánh mì cắt đôi mà giờ thành vợ, thành chồng vẫn chiều chiều tan làm đi ngang đây mua ổ bánh mì để nhớ về thời trẻ... Có người lớn lên, có người già đi, chỉ có vị của ổ bánh mì thịt nướng ở hẻm Cao Thắng là chưa bao giờ thay đổi, vẫn ngon đậm đà, đủ sức níu chân nhiều người bao nhiêu năm giữa đất Sài Gòn.
Theo Thanhnien
Nồng nàn gỏi tỏi Lý Sơn Gỏi tỏi Lý Sơn nồng nàn, vị ngọt quyện với hương thơm của rau và gia vị lưu mãi nơi đầu lưỡi. Lòng lâng lâng vui sướng khi thưởng thức gỏi tỏi trên bãi biển lộng gió, ngắm ráng chiều hư ảo phía trời xa. Gỏi tỏi Lý Sơn ăn kèm bánh tráng Cô chủ quán cạnh bãi biển huyện đảo Lý Sơn...