Ngọn đèn trong mộ cổ của Hoàng đế luôn cháy mãi không bao giờ tắt, liệu có là bí ẩn tâm linh mà hậu thế không biết?
Trường minh đăng ( ngọn đèn bất tử) được người Trung Quốc sử dụng sớm nhất vào những đêm giao thừa hằng năm, là loại đèn mà chỉ cần đốt cháy lên thì sẽ không bao giờ tắt, trừ phi là cạn dầu.
Ở Trung Quốc, người ta quan niệm sự sống vẫn sẽ tiếp diễn sau cái chết. Đó chính là lý do vì sao các Hoàng đế luôn chú trọng trong công tác xây dựng lăng mộ cho riêng mình.
Các bậc đế vương hy vọng mộ táng an nghỉ cũng phải huy hoàng lộng lẫy như cung điện nguy nga mà họ từng sinh sống. Theo đó, trường minh đăng được sử dụng trong mộ cổ để thắp sáng nghìn năm, cháy mãi không tắt, biểu tượng cho cuộc sống vẫn luôn trường tồn.
Vậy thì trường minh đăng trong các lăng mộ vua chúa làm sao có thể cháy mãi nghìn năm được?
Trường minh đăng được thiết kế có kết cấu 2 tầng. Tầng bên trong đựng dầu hỏa và bấc đèn được ngâm giấm trong thời gian lâu dài. Tầng bên ngoài đựng nước để kiềm hãm không cho nhiệt độ của dầu hỏa tăng lên quá cao.
Sự tiêu hao dầu hỏa của trường minh đăng không phải vì quá trình đốt cháy, mà là ở sự bay hơi vì dư nhiệt. Bấc đèn được ngâm trong giấm có thể duy trì ngọn lửa ở trạng thái nhiệt độ thấp. Lượng nước ở tầng bên ngoài có thể ngăn ngừa nhiệt độ dầu hỏa ở tầng bên trong tăng cao, không cho hiện tượng bay hơi xảy ra quá nhiều.
Video đang HOT
Thông qua quá trình lắp đặt đặc biệt trong mộ cổ, chỉ cần có không khí và dầu hỏa thì trường minh đăng có thể cháy mãi mãi. Tuy nhiên, không khí bên trong lăng mộ cực kì khan hiếm, dầu hỏa cũng chỉ có số lượng nhất định, vì vậy trường minh đăng phải luôn được đảm bảo cháy trong nhiệt độ thấp thì mới có thể tồn tại suốt hàng nghìn năm.
Đặc điểm cháy trong thời gian dài của trường minh đăng khá giống với hỏa chiết tử được một nhà quân sự Trung Quốc phát minh ra ở thế kỷ 12.
Hỏa chiết tử là một ống đựng mồi lửa nhỏ gọn, có thể đem theo bên mình, khi cần thiết có thể rút ra châm lửa, là một công cụ giúp tạo lửa nhanh chóng và tiện dụng.
Hỏa chiết tử có thành phần là những miếng khoai lang trắng (hoặc tím) được ngâm trong nước cho nở 3-5 tiếng, sau đó vớt ra đập dập và phơi khô. Tiếp theo, lại đem khoai ngâm chung với bông vải và bông lau, sau đó lại vớt ra đập dập phơi khô.
Kế tiếp, trộn thêm các loại vật liệu dễ cháy như bột kali, lưu huỳnh, nhựa thông, long não. Cuối cùng, bện lại thành dây thừng hoặc buộc thành hình ống dài nén vào ống trúc, châm lửa cho cháy hờ rồi đậy nắp kín lại. Lúc sử dụng thì người ta chỉ cần bật nắp, thổi nhè nhẹ để lửa cháy lên, khi thổi cần phải có kỹ thuật thì lửa mới cháy lên được.
Mặc dù ngọn lửa của hỏa chiết tử rất yếu ớt, nhưng nó vẫn có thể được sử dụng trong một thời gian rất dài. Nguyên lý của trường minh đăng và hỏa chiết tử tương tự như nhau, đều lợi dụng một vài kỹ thuật thủ công để giữ cho ngọn lửa cháy trong trạng thái thấp nhất, từ đó tiêu hao lượng khí oxi và dầu ở mức cực thấp.
Được biết, lăng mộ của Hoàng đế Trung Quốc xưa được lắp đặt hàng nghìn trường minh đăng. Hơn nữa, trường minh đăng cháy cũng đốt theo rất nhiều hương liệu quý giá.
Hàng nghìn đốm lửa trường minh đăng le lói và mùi hương có công dụng tạo ra ảo giác sẽ trở thành một trong những thử thách áp lực tâm lý tấn công vào tinh thần của những kẻ dám mạo phạm đến lăng mộ của Hoàng đế.
Bí ẩn 3 xác ướp có lưỡi vàng trong lăng mộ cổ ở Ai Cập
Các nhà khảo cổ tìm thấy ba xác ướp có chiếc lưỡi ngậm vàng tại Ai Cập.
Bí ẩn 3 xác ướp có lưỡi vàng trong lăng mộ cổ ở Ai Cập
Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hài cốt của ba cư dân Ai Cập cổ đại. Đó là một người đàn ông, phụ nữ và trẻ em có những chiếc lưỡi bằng vàng.
Các chuyên gia cho rằng người ta làm như vậy để coi như một kho báu có khả năng giúp người chết có thể nói chuyện với vị thần Osiris ở thế giới bên kia.
Các xác ướp thuộc một trong hai ngôi mộ lân cận. Một trong những ngôi mộ đã bị bọn trộm cướp phá, chứa hài cốt của một người phụ nữ và một đứa trẻ 3 tuổi. Nhưng ngôi mộ của người đàn ông thuộc thời kỳ Saite vẫn còn khá nguyên vẹn.
Họ chết vào khoảng năm 525 trước Công nguyên vào cuối triều đại Saite, đây là lần cuối cùng người Ai Cập bản địa trị vì vương quốc của họ trước cuộc chinh phục của người Ba Tư vào thế kỷ 6 trước Công nguyên.
Esther Pons Mellado, giám đốc sứ mệnh khảo cổ của Oxyrhynchus cho biết: "Phát hiện rất quan trọng. Vì hiếm khi tìm thấy một ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn".
Các nhà nghiên cứu phát hiện xác ướp có lưỡi vàng tại địa điểm khảo cổ Oxyrhynchus, gần thị trấn El Bahnasa ngày nay, cách thủ đô Cairo khoảng 160 km về phía nam.
Oxyrhynchus từng là nơi nổi tiếng với giấy cói mà người ta thường tìm thấy tiếng Hy Lạp cổ đại, tiếng Latinh và các ngôn ngữ khác.
Ngôi mộ của người đàn ông chứa một xác ướp nằm trong một cỗ quan tài bằng đá vôi có nắp hình người, cùng với bốn chiếc lọ hình tròn chứa nội tạng của người quá cố. Đi cùng với đó là bùa hộ mệnh bao gồm một con bọ hung, chuỗi hạt màu xanh lá cây và khoảng 400 bức tượng nhỏ.
Những bức tượng nhỏ này giống với thần Horus, một vị thần Ai Cập Cổ đại thường đại diện là một người đàn ông với đầu giống con chim ưng, có nhiệm vụ bảo vệ.
Các nhà sử học từ lâu đã kết luận rằng các vật dụng cá nhân chứa trong quan tài để đi cùng người chết đến với thế giới bên kia.
Đây là lần thứ hai trong năm các nhà khảo cổ tìm thấy lưỡi vàng trong khu chôn cất của người Ai Cập cổ đại.
Vào tháng 1/2021, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập phát hiện xác ướp 2.000 năm tuổi có chiếc lưỡi bằng vàng tại Taposiris Magna, địa điểm khảo cổ trên bờ biển Địa Trung Hải, Ai Cập.
Lăng mộ nghi của Gia Cát Lượng mở ra lần thứ 2: Không hổ danh thần cơ diệu toán Đến bây giờ vẫn chưa có ai đủ khả năng lý giải vì sao Gia Cát Lượng có thể "nhìn trước tương lai" hàng nghìn năm như vậy. Bí ẩn lăng mộ Gia Cát Lượng Trong lịch sử Trung Quốc, sự xa hoa của các lăng mộ vương thất nhà Hán được cho là lấy cảm hứng từ hoàng đế Tần Thủy Hoàng;...