Ngồi võng, uống cà phê giữa thác đôi ngoạn mục ở Lào
LÀO – Dù là quốc gia không giáp biển nhưng xứ triệu voi luôn thu hút du khách bởi những thác nước tuyệt đẹp, trong đó không thể không nhắc tới Tad Fane.
Nằm trong vườn quốc gia Dong Hua Sao thuộc cao nguyên Bolaven (tỉnh Champasak), thác Tad Fane được hình thành bởi sự hợp lưu của sông Champee và Pak Koot, khi chúng chảy ra khỏi cao nguyên.
Đây là điểm đến ưa thích của những du khách ưa mạo hiểm bởi ngọn thác có độ cao khoảng 120m đổ thẳng xuống thung lũng tạo nên khung cảnh ngoạn mục.
Thời gian lý tưởng nhất để ghé thăm Tad Fane là vào mùa mưa (thường từ tháng 5 đến tháng 11), vì lúc đó ngọn thác sẽ đầy nước và hùng vĩ hơn cả.
Du khách không nên bỏ qua cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động mạo hiểm ngoài trời hiện có ở đây.
Đầu tiên phải kể tới là 4 làn trượt zipline cao và dài nhất ở Lào (cao 300m và dài 470m), ngay bên dưới là dòng nước cuồn cuộn. Mức giá hiện được áp dụng cho tất cả các đường trượt là khoảng 35 USD (886.000 đồng).
Du khách còn có thể thử thách bản thân bằng trải nghiệm ngồi võng giữa không trung hay nhâm nhi tách cà phê trên bộ bàn ghế treo lơ lửng.
Khi thoát khỏi cảm giác sợ hãi ban đầu, du khách hoàn toàn có thể thả lỏng cơ thể, thư giãn và đắm mình vào khung cảnh thiên nhiên đầy mê hoặc nơi đây. Giá trải nghiệm uống cà phê hay nằm võng sẽ là 60 USD (1,5 triệu đồng)/người/lượt.
Video đang HOT
Thác nằm trên quốc lộ 16E, cách trung tâm thành phố Paksong khoảng 14km. Từ Thủ đô Vientiane luôn có chuyến bay thẳng đến Paksong. Từ Paksong, du khách có thể đi taxi, xe buýt hoặc thuê xe máy đến Tad Fane, mất khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Tôi đến Kyrgyzstan, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới
Không tuyết trắng bao phủ, nhiệt độ tại Kyrgyzstan vẫn giá rét đến khủng khiếp. Bù lại, cảnh quan nơi đây ấn tượng, đẹp đến 'thoát tục'.
Kiến trúc Nhà thờ chính thống Chúa ba ngôi đẹp lộng lẫy tại Kyrgyzstan.
Rời Kazakhstan, tôi đứng ngoài trời giữa biên giới hai quốc gia trung Á, xung quanh là thảo nguyên mênh mông với những cơn gió mang theo cái giá rét khủng khiếp quật mạnh như cứa vào da thịt.
Ngoài trời tuyết rơi lất phất, chó nghiệp vụ chạy thẳng vào chiếc xe chúng tôi đỗ tại biên giới hai quốc gia để làm nhiệm vụ của mình, trước khi cho xe thông hành. Chỉ có hai cái chòi bé xíu là nơi làm thủ tục xuất nhập cảnh, cảm giác về nhiệt độ ngoài trời có lẽ thấp hơn rất nhiều so với con số 5 độ C hiện trên màn hình điện thoại.
Tôi là Saru (Nguyễn Lan Uyên), một travel blogger và tác giả sách tại TP.HCM. Tôi vừa có chuyến khám phá Kazakhstan và Kyrgyzstan, 2 quốc gia tuyệt đẹp tại Trung Á, vào tháng 10 vừa qua.
Thảo nguyên mênh mông ở biên giới Kazakhstan - Kyrgyzstan. Chỉ cách nhau vài km, nơi đây đã chuyển từ thu sang đông trong một ngày.
Hai anh nhân viên biên giới ở hai đầu quốc gia cố gắng soi chiếu thật nhanh do thấy tôi sắp ngất vì rét đến nơi, hai hàm răng va đậ.p vào nhau lạch cạch, toàn thân run rẩy, mặc dù đã mặc đến 4 lớp quần áo, trong đó có 2 lớp áo giữ nhiệt và một áo khoác dày bên ngoài.
Hoàn tất thủ tục, tôi leo vội lên xe rồi tiếp tục thẳng tiến trên độc đạo giữa trùng điệp sóng cỏ vàng cháy bắt đầu lún phún phủ lớp băng giá đầu mùa. Đi đến đâu, dãy Thiên Sơn bung mình chạy đua đến đó.
Mặc dù cũng có những đỉnh núi cao trên 7000 m, dáng vẻ của Thiên Sơn nơi này không ngoạn mục như Himalaya, không hung tợn như Karakoram, mà trông khá trầm tính và ôn hòa. Có lẽ chúng biết chúng đang ấn giấu trong mình những mỏ vàng lớn nhất thế giới. Ở Kyrgyzstan, việc khai thác mỏ vàng khổng lồ Kumtor là nguồn đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế và là yếu tố cốt lõi của chiến lược phát triển quốc gia.
Mùa thu lộng lẫy tại Kyrgyzstan - top những quốc gia nghèo nhất thế giới tính theo GDP, theo World Population Review.
Trong suốt nhiều ngày rong ruổi tại Kyrgyzstan, tôi không thấy nhiều khách du lịch nước ngoài, mặc dù đang là mùa thu lá vàng - mùa của du lịch. Chỉ 1,25% GDP của quốc gia này đến từ ngành du lịch, đây là con số rất thấp.
Kyrgyzstan nằm trong lục địa châu Á, giáp với Kazakhstan, Trung Quốc, Tajikistan và Uzbekistan. Do địa hình đồi núi bao phủ hơn 70% diện tích lãnh thổ, mùa hè nơi đây nóng như thiêu đốt, mùa đông lại lạnh cắt xương, dân số Kyrgyzstan chỉ khoảng 7 triệu người, chưa bằng dân số ở TP.HCM.
Sở hữu nguồn tài nguyên kim loại dồi dào, lịch sử nằm trên Con đường Tơ Lụa lừng lẫy, cảnh quan thiên nhiên đẹp mãn nhãn, nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào nông nghiệp mà không xuất khẩu nhiều hàng hóa; vàng chiếm đến 43% sản phẩm xuất khẩu, nhưng không bù đắp nổi những thiếu hụt kinh tế khác, nên Kyrgyzstan luôn nằm trong top các quốc gia nghèo nhất châu Á và thế giới.
Trái cây và rau củ được sử dụng nhiều trong các bữa ăn Trung Á.
Mặc dù thế, cái tên Kyrgyzstan còn khá xa lạ với những người du lịch thuần túy, nhưng lại có sức hấp dẫn đặc biệt với những kẻ lữ hành, thích đi bộ đường dài và văn hóa du mục.
Những đỉnh núi cao chót vót, bất khả xâm phạm của dãy Thiên Sơn, bao bọc lấy các thung lũng bí hiểm, ẩn mình sâu trong đại ngàn, khuất sau sải cánh đại bàng mắt quắc.
Những dấu vết và tàn tích cổ đại gợi nhắc các chuyến buôn hàng tấp nập trên Con đường Tơ lụa cổ xưa.
Hàng nghìn hồ nước trong vắt tan chảy từ núi tuyết và rộng lớn trên thế giới.
Những động vật hoang dã quý hiếm còn sinh sống trong vườn quốc gia.
Những môn thể thao đặc sắc, đầy gây cấn của người du mục trên lưng ngựa.
Và những túp lều yurt trắng muốt trên đồng cỏ xanh um.
Những cấu tạo địa chất đặc biệt từ thời cổ đại giúp cho Kyrgyzstan có một vẻ đẹp bí ẩn.
Ở một vũ trụ nào đó, người ta sẽ dùng những con số để xếp hạng nhau, nhưng khi bạn đứng ở bầu trời này, Kyrgyzstan là nơi đẹp đến thoát tục.
Những phong tục đặc sắc của người du mục được lưu truyền qua nhiều thế hệ như huấn luyện đại bàng hoặc Tyiyn hay Tenghe Enish (cố gắng nhặt đồng xu trên mặt đất khi đang phi ngựa).
Du lịch Hải Phòng hồi sinh ngoạn mục sau bão Sau tháng 9 đầy khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi, tháng 10/2024, du lịch Hải Phòng có sự trở lại mạnh mẽ để tiến gần mục tiêu đón 9,1 triệu lượt du khách trong năm. Theo thông tin từ Sở Du lịch Hải Phòng, trong tháng 10/2024, địa phương đón gần 667.000 lượt du khách, tăng hơn 10% so...